Đến nội dung

Hình ảnh

$\sqrt[3]{3x-5}=8x^{3}-36x^{2}+53x-25$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 11 trả lời

#1
gianglqd

gianglqd

    Trung úy

  • Thành viên
  • 894 Bài viết

Giải phương trình:

$\sqrt[3]{3x-5}=8x^{3}-36x^{2}+53x-25$


Mabel Pines - Gravity Falls

 

 

                                                        

 


#2
Bui Ba Anh

Bui Ba Anh

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 562 Bài viết

Giải phương trình:

$\sqrt[3]{3x-5}=8x^{3}-36x^{2}+53x-25$

Phương trình tương đương với:

$3x-5+\sqrt[3]{3x-5}=(2x-3)^3+2x-3$

Nếu coi: $\sqrt[3]{3x-5}=a, 2x-3=b$ thì từ trên ta có: $a^3+a=a^3+a<=> (a-b)(a^2+ab+b^2+1)=0<=> a=b$

Như vậy: $\sqrt[3]{3x-5}=2x-3<=>8x^3-36x^2+51x-22=0$

Phương trình bậc $3$ này có nghiệm $x=1,\frac{5+\sqrt{3}}{4}, \frac{5-\sqrt{3}}{4}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Bui Ba Anh: 03-07-2015 - 15:09

NgọaLong

#3
THINH2561998

THINH2561998

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 91 Bài viết
cách này hay quá, nhưg làm sao nghĩ ra được? bài này dùng liên hợp được không mấy bạn.

#4
Bui Ba Anh

Bui Ba Anh

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 562 Bài viết

cách này hay quá, nhưg làm sao nghĩ ra được? bài này dùng liên hợp được không mấy bạn.

liên hợp chắc được, nhưng chú ý là pt này $3$ nghiệm, p liên hợp đủ, đánh giá phần còn dư ra hơi lớn, mà nếu thi HSG k dùng máy thì khó đoán nghiệm

mấy bài này nên đổi biến rồi dùng đơn điệu là phù hợp


NgọaLong

#5
dangkhuong

dangkhuong

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 312 Bài viết

liên hợp chắc được, nhưng chú ý là pt này $3$ nghiệm, p liên hợp đủ, đánh giá phần còn dư ra hơi lớn, mà nếu thi HSG k dùng máy thì khó đoán nghiệm

mấy bài này nên đổi biến rồi dùng đơn điệu là phù hợp

nhìn chung các bài này có phương pháp tổng quát đã đc đăng trên báo toán học và tuổi trẻ tháng 6 năm 2014 mong các bạn tham khảo.


:ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:


#6
gianglqd

gianglqd

    Trung úy

  • Thành viên
  • 894 Bài viết

Phương trình tương đương với:

$3x-5+\sqrt[3]{3x-5}=(2x-3)^3+2x-3$

Nếu coi: $\sqrt[3]{3x-5}=a, 2x-3=b$ thì từ trên ta có: $a^3+a=a^3+a<=> (a-b)(a^2+ab+b^2+1)=0<=> a=b$

Như vậy: $\sqrt[3]{3x-5}=2x-3<=>8x^3-36x^2+51x-22=0$

Phương trình bậc $3$ này có nghiệm $x=1,\frac{5+\sqrt{3}}{4}, \frac{5-\sqrt{3}}{4}$

Quả thật là hơi khó tách ghép


Mabel Pines - Gravity Falls

 

 

                                                        

 


#7
THINH2561998

THINH2561998

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 91 Bài viết
cảm ơn các bạn nhiều!

#8
Bonjour

Bonjour

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 476 Bài viết

cách này hay quá, nhưg làm sao nghĩ ra được? bài này dùng liên hợp được không mấy bạn.

Phương pháp đưa về hệ đối xứng như vậy gọi là Phương trình khả nghịch ,bạn có thể tham khảo trên Internet


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Bonjour: 11-07-2015 - 16:45

Con người nếu không có ước mơ, sống không rõ mục đích mới là điều đáng sợ  

                     


#9
gianglqd

gianglqd

    Trung úy

  • Thành viên
  • 894 Bài viết

Phương pháp đưa về hệ đối xứng như vậy gọi là Phương trình khả nghịch ,bạn có thể tham khảo trên Internet

Bạn cho mình xin tài liệu về Phương trình khả nghịch đi


Mabel Pines - Gravity Falls

 

 

                                                        

 


#10
tcqang

tcqang

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 228 Bài viết

Giải phương trình:

$\sqrt[3]{3x-5}=8x^{3}-36x^{2}+53x-25$

Những bài dạng này, nếu đã đưa về tách ghép được thì luôn dùng pp hàm đặc trưng được. Nhìn theo góc độ hàm đặc trưng đơn giản hơn rất nhiều!

Ví dụ bài trên, ta có các bước thủ thuật đơn giản sau:

Vì có lũy thừa bậc 3 nên xác định về hàm đặc trưng bậc 3 có dạng $f(t) = t^3 + k.t $.

Vì hệ số trước căn là 1 nên $k = 1$. 

Mặt khác, có lũy thừa bậc 3, nên phải thêm lượng $3x - 5$ vào 2 vế (để vế trái có $t^3$).

Tới đây tự động automatic có phương trình hàm $f(u) = f(v)$, với $u = \sqrt[3]{3x-5}; v = 2x - 3$.

Tới đây thích lý luận theo đạo hàm hay theo $u, v$ đều ra được $u = v$.

(vì Hàm $f(t)$ đơn điệu tăng). Thế là ok  :D


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tcqang: 07-01-2016 - 14:29

Tìm lại đam mê một thời về Toán!


#11
tcqang

tcqang

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 228 Bài viết

Bạn cho mình xin tài liệu về Phương trình khả nghịch đi

PT khả nghịch hồi trước có thủ thuật đặt ẩn phụ rồi đưa về hệ đối xứng hoặc bán đối xứng. Nhưng về sau chỉ cần thủ thuật thêm bớt theo phương trình hàm đặc trưng (đã trình bày ở trên) là ra nên không cần phải cố gắng biến đổi đặt ẩn cho dài dòng nữa nhé bạn!

:D


Tìm lại đam mê một thời về Toán!


#12
tcqang

tcqang

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 228 Bài viết

cách này hay quá, nhưg làm sao nghĩ ra được? bài này dùng liên hợp được không mấy bạn.

Đã có thủ thuật ngắn gọn rồi nhé bạn. Đọc bài của mình ở trên và vận dụng sẽ giải được tất cả dạng pt, bpt này.  :D


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tcqang: 08-01-2016 - 12:35

Tìm lại đam mê một thời về Toán!





2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh