Đến nội dung

Hình ảnh

Mở rộng bài hình trong đề thi IMO 2015

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
the man

the man

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 589 Bài viết

Bài toán:

Cho tam giác nhọn $ABC$ nội tiếp $(O)$, trực tâm $H$. Đường tròn đường kính $HA$ cắt $(O)$ tại $G$ khác $A$. Đường tròn đường kính $HG$ cắt $(O)$ tại $K$. $AD, AM$ là đường cao và trung tuyến tam giác $ABC$. Đường thẳng $KG$ cắt đường tròn $(KDM)$ tại $N$ khác $K$

Chứng minh $MN$ chia đôi đoạn $AG$

Nguồn: Thầy Trần Quang Hùng


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi the man: 18-07-2015 - 21:49

"God made the integers, all else is the work of man."

                                                Leopold Kronecker


#2
dangkhuong

dangkhuong

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 312 Bài viết

Bài này tương đương định lý Blanchet


:ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:


#3
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5028 Bài viết

Lời giải: (vắn tắt)

Trước hết, ta cần có một bổ đề như sau: (tìm ra bổ đề bằng cách lược bỏ lần lượt các chi tiết bài toán và thay đổi góc nhìn, nhưng không chắc là thầy giải bằng cách này không, và mình cũng chưa làm hay đọc bài gốc của nó)

Bổ đề:

Cho đường tròn tâm M đường kính BC. Dây $BD, CE$ cắt nhau tại $H$. $HM$ cắt đường thẳng qua $C$ vuông góc $BC$ tại $K$. $DE$ cắt $BC$ tại $J$. Khi đó, hai tam giác $DBJ, DCK$ đồng dạng thuận.

==================

Quay lại bài toán.

Gọi $(O')$ là đường tròn đường kính $HG$. $KM$ cắt $(O')$ lần thứ 2 tại $J$.
$KH$ cắt $GJ$ tại $X$. $O'X$ cắt $GT$ tại $T$. Vẽ đường kính $AA'$ của $(O)$.
Tiếp tuyến tại $J$ của $(O')$ cắt $AG$ tại $I$. $JH$ cắt $KG$ tại $Y$.

 

100815.png

Trước hết, ta chứng minh $T$ là trung điểm $AG$. Thật vậy:
Áp dụng bổ đề cho đường tròn $(O')$ có đường kính $GH$ với 2 dây cung $GJ, HK$, ta thu được: tam giác $KGT, KHM$ đồng dạng thuận.
Lại chú ý rằng tam giác $KGA, KHA'$ đồng dạng thuận và $M$ là trung điểm $HA'$. Do đó $T$ là trung điểm $GA$.

Ngoài ra, ta còn thu thêm $\angle TKM=90^o=\angle TGM \Rightarrow T,G,K,M$ đồng viên.

Tiếp theo, $GJ\parallel TM$ vì $(JG,JK)\equiv (GK,GT)\equiv (MT,MK) \pmod{\pi}$. (Để ý $TG$ tiếp xúc $(O')$ tại $G$)

Bây giờ ta chứng minh $I, Y\in BC$.
Theo định lý Pascal cho $(G,G,K,J,J,H)$, ta có $I,Y,M$ thẳng hàng.
Theo định lý Brocard cho $KGJH$, $XO' \perp YM$.
Mà $TO' \parallel AH \Rightarrow AH \perp YM$.
Lại có $BC \perp BC \Rightarrow YM \equiv BC$ tức $I,Y \in BC$.

 

$\overline{MJ}.\overline{MK}=\overline{MH}.\overline{MG}=\overline{MD}.\overline{MI} \Rightarrow K,J,D,I$ đồng viên.

Dễ thấy $K,H,D,Y$ đồng viên.

Ta sẽ chứng minh $MN$ qua $T$ bằng cách chứng minh trùng. Vẽ $MT$ cắt $KG$ tại $N'$. Ta cần có $N',K,D,M$ đồng viên. Thật vậy:
$$(N'K,N'M) \equiv (GK,GJ) \equiv (JK,JI) \equiv (DK,DI) \pmod{\pi} \Rightarrow Q.E.D$$


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#4
dogsteven

dogsteven

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1567 Bài viết

Bổ đề. Bài 3 IMO 2015

Trở lại bài toán. Giả sử $KM$ giao $(ABC)$ và $(KGH)$ lần lược tại $P, Q$. Dựng đường kính $AA'$ của $(ABC)$

Dễ dàng chứng minh $G, H, A', M$ thẳng hàng. Theo định lý Reim, ta có $QH \| A'P$

Mà $M$ là trung điểm $HA'$ nên $M$ là trung điểm $QP$

Gọi trung điểm $GA$ là $I$. Ta có $\widehat{GQK}=\widehat{GHK}=90^o-\widehat{KGA'}=90^o-\widehat{KAA'}=\widehat{AA'K}=\widehat{KPA}$

Do đó $GQ \| AP$ nên $MI \| GQ$. Theo bổ đề, ta có $GQ\|MN$. Vậy $M, I, N$ thẳng hàng. Ta có điều phải chứng minh.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dogsteven: 10-08-2015 - 13:49

Quyết tâm off dài dài cày hình, số, tổ, rời rạc.





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh