Đến nội dung

Hình ảnh

CMR chân đường của 2 đường vuông góc và các trung điemr của AB, AC thẳng hàng.


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
nguocchieukimdongho

nguocchieukimdongho

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 69 Bài viết

Cho $\triangle ABC$, từ A hạ các đường vuông góc xuống đường phân giác trong và ngoài của $\widehat{B}$. CMR chân đường của 2 đường vuông góc và các trung điểm của AB, AC thẳng hàng.


         "Những mầm lá non mơn mởn chồi lên sau cơn bão chiều qua, một sức sống căng tràn trên thân cỏ nhỏ bé, chúng vươn mình đua nhau khoe sắc thắm. Ánh mắt trời long lanh trong những giọt sương. Vẫn là thế, Trái Đất vẫn đang quay theo quỹ đạo, 86400s lại một vòng quay mới, ánh dương có rọi sáng khắp muôn nơi?

         Có khi nào, ở một ngóc ngách nhỏ bé, nơi ánh sáng không bao giờ chiếu tới được...những giọt nước màu đỏ vẫn đang rơi...?"

 


#2
Bonjour

Bonjour

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 476 Bài viết

Cho $\triangle ABC$, từ A hạ các đường vuông góc xuống đường phân giác trong và ngoài của $\widehat{B}$. CMR chân đường của 2 đường vuông góc và các trung điểm của AB, AC thẳng hàng.

Dễ thấy tứ giác tạo bởi $A,B$ và $2$ chân đường vuông góc ấy là hình chữ nhật ,nên đường đi qua chân $2$ đường vuông góc ấy (gọi đường thẳng này là $\Delta$ chẳng hạn )  đi qua trung điểm $AB$ .Điều cần chứng minh chỉ cần chứng tỏ đường $\Delta$ trùng với đường trung bình tam giác $ABC$ , nói cách khác là chứng minh $\Delta$ song song $BC$ .Đến đây biến đổi góc và so le trong  :closedeyes: 


Con người nếu không có ước mơ, sống không rõ mục đích mới là điều đáng sợ  

                     


#3
Hoangtheson2611

Hoangtheson2611

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 435 Bài viết

Gọi giao điểm của đường vuông góc kẻ từ A xuống phân giác trong và ngoài của góc B lần lượt là E và G ; N và M lần lượt là trung điểm của AB và  AC

Ta thấy $BE\perp BG ; AE\perp BE => BG//AE ; \widehat{AGB}=\widehat{AEB}=90^{\circ}$=> AEBG là hình chữ nhật 

=> AB và GE cắt nhau tại trung điểm N của AB => G;N;E thẳng hàng 

Kẻ AE cắt BC tại K => Tam giác ABK cân tại B ; AE=EK => NE // BK ; EM//KC => N;E;M thẳng hàng

=>G;N;E;M thẳng hàng






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh