Đến nội dung

Hình ảnh

CMR: $a= b= c= 0$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
Alex0208

Alex0208

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết

Bài 1: Cho n là số tự nhiên. n $\geq 2$. CMR: Nếu a là số tự nhiên thỏa mãn điều kiện $\sqrt[n]{a}$ là số hữu tỉ thì  $\sqrt[n]{a}$ là 1 số tự nhiên.

Bài 2: Cho a, b $\epsilon \mathbb{Q}$, p là số nguyên tố thỏa mãn (a + b)  $\sqrt{p}$ = 0. CMR: a= b= 0

Bài 3: CMR: $\sqrt[3]{2}$ không thể viết được dưới dạng p+ q $\sqrt{r}$ với p, q, r là số thực; r >0

Bài 4: Cho a, b, c là số thực thỏa mãn a+ b$\sqrt[3]{2}$+ c $\sqrt[3]{4}$= 0

              CMR: $a= b= c= 0$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi votruc: 28-07-2015 - 21:43


#2
Capture

Capture

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 85 Bài viết

Bài 1: Cho n là số tự nhiên. n $\geq 2$. CMR: Nếu a là số tự nhiên thỏa mãn điều kiện $\sqrt[n]{a}$ là số hữu tỉ thì  $\sqrt[n]{a}$ là 1 số tự nhiên.

Bài 2: Cho a, b $\epsilon \mathbb{Q}$, p là số nguyên tố thỏa mãn (a + b)  $\sqrt{p}$ = 0. CMR: a= b= 0

Bài 3: CMR: $\sqrt[3]{2}$ không thể viết được dưới dạng p+ q $\sqrt{r}$ với p, q, r là số thực; r >0

Bài 4: Cho a, b, c là số thực thỏa mãn a+ b$\sqrt[3]{2}$+ c $\sqrt[3]{4}$= 0

              CMR: $a= b= c= 0$

Nếu a=-6, b=$\sqrt[3]{2^{2}}, c=\sqrt[3]{4^{2}}$ vẫn đúng mà  :closedeyes:



#3
LeHKhai

LeHKhai

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 124 Bài viết

Bài 1: Cho n là số tự nhiên. n $\geq 2$. CMR: Nếu a là số tự nhiên thỏa mãn điều kiện $\sqrt[n]{a}$ là số hữu tỉ thì  $\sqrt[n]{a}$ là 1 số tự nhiên.

Vì $\sqrt[n]{a}$ là một số hữu tỉ nên tồn tại các số tự nhiên $p$, $q$ khác $0$ sao cho $(p,q)=1$ và $\sqrt[n]{a}=\frac{p}{q}$.

Suy ra $p^n=aq^n$ $\Rightarrow p^n \vdots q^n$ $\Rightarrow p \vdots q$, mà $(p,q)=1$ nên $q=1$.

Vậy $a=p^n$ nên $\sqrt[n]{a}=p$ là một số tự nhiên (đpcm).


    "How often have I said to you that when you have eliminated the impossible, whatever remains, however improbable, must be the truth?"

 Sherlock Holmes 


#4
LeHKhai

LeHKhai

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 124 Bài viết

Bài 3: CMR: $\sqrt[3]{2}$ không thể viết được dưới dạng p+ q $\sqrt{r}$ với p, q, r là số hữu tỉ; r >0

Đề sai nhé ! Mình sẽ sửa lại đề và làm theo đề mình sửa.

Trước hết chứng minh $\sqrt[3]{2}$ là một số vô tỉ. cách chứng minh khá giống cách làm bài $1$.

Giả sử tồn tại các số hữu tỉ $p$, $q$, $r$ với $r>0$ sao cho $\sqrt[3]{2}=p+q\sqrt{r}$. Khi đó $p$ và $q$ không đồng thời bằng $0$.

Ta có $2=\left ( p+\sqrt{r} \right )^3=p^3+3p^2q\sqrt{r}+3pq^2r+q^3r\sqrt{r}$ $\Rightarrow 2-p^3-3pq^2r=q\left ( 3p^2+q^2r \right )\sqrt{r}$ $(*)$

Nếu $q\left ( 3p^2+q^2r \right )=0$ thì $q=0$ $\Rightarrow p=\sqrt[3]{2}$, vô lí.

Nếu $q\left ( 3p^2+q^2r \right )\neq 0$ thì $(*)\Leftrightarrow \sqrt{r}=\frac{2-p^3-3pq^2r}{q\left ( 3p^2+q^2r \right )}$. Do đó $\sqrt[3]{2}=p+q\sqrt{r}$ là một số hữu tỉ, mâu thuẫn.

Vậy ta có đpcm.

-----

Bài 2 nếu $a=-b$ ta vẫn có $\left ( a+b \right )\sqrt{p}=0$, không cần phải $a=b=0$.

Bài 4 có lẽ $a$, $b$, $c$ là các số hữu tỉ chứ không phải số thực. Nếu như thế thì giả sử $a$, $b$, $c$ không đồng thời bằng $0$ rồi chứng minh tương tự bài $3$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi LeHKhai: 29-07-2015 - 09:25

    "How often have I said to you that when you have eliminated the impossible, whatever remains, however improbable, must be the truth?"

 Sherlock Holmes 


#5
Alex0208

Alex0208

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết

Đề sai nhé ! Mình sẽ sửa lại đề và làm theo đề mình sửa.

Trước hết chứng minh $\sqrt[3]{2}$ là một số vô tỉ. cách chứng minh khá giống cách làm bài $1$.

Giả sử tồn tại các số hữu tỉ $p$, $q$, $r$ với $r>0$ sao cho $\sqrt[3]{2}=p+q\sqrt{r}$. Khi đó $p$ và $q$ không đồng thời bằng $0$.

Ta có $2=\left ( p+\sqrt{r} \right )^3=p^3+3p^2q\sqrt{r}+3pq^2r+q^3r\sqrt{r}$ $\Rightarrow 2-p^3-3pq^2r=q\left ( 3p^2+q^2r \right )\sqrt{r}$ $(*)$

Nếu $q\left ( 3p^2+q^2r \right )=0$ thì $q=0$ $\Rightarrow p=\sqrt[3]{2}$, vô lí.

Nếu $q\left ( 3p^2+q^2r \right )\neq 0$ thì $(*)\Leftrightarrow \sqrt{r}=\frac{2-p^3-3pq^2r}{q\left ( 3p^2+q^2r \right )}$. Ta có $VT$ là một số vô tỉ, $VP$ là một số hữu tỉ, mâu thuẫn.

Vậy ta có đpcm.

-----

Bài 2 nếu $a=-b$ ta vẫn có $\left ( a+b \right )\sqrt{p}=0$, không cần phải $a=b=0$.

Bài 4 có lẽ $a$, $b$, $c$ là các số hữu tỉ chứ không phải số thực. Nếu như thế thì giả sử $a$, $b$, $c$ không đồng thời bằng $0$ rồi chứng minh tương tự bài $3$.

xin lỗi. Là mik nhầm đề bài bạn ạ. nhưng cho mik hỏi tại sao bạn lại khẳng định căn r là số vô tỉ đc không???


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Alex0208: 29-07-2015 - 00:06


#6
LeHKhai

LeHKhai

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 124 Bài viết

xin lỗi. Là mik nhầm đề bài bạn ạ. nhưng cho mik hỏi tại sao bạn lại khẳng định căn r là số vô tỉ đc không???

 

à đúng là chưa khẳng định được. mình đã sửa lại rồi, cảm ơn bạn đã nhắc mình  >:)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi LeHKhai: 29-07-2015 - 09:24

    "How often have I said to you that when you have eliminated the impossible, whatever remains, however improbable, must be the truth?"

 Sherlock Holmes 





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh