Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh rằng : $\sin x > \frac{2}{\pi}.x$


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Với $0<x< \frac{\pi}{2}.$ Chứng minh rằng : $\sin x > \frac{2}{\pi}.x$


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#2
ttlinhtinh

ttlinhtinh

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 117 Bài viết

Với $0<x< \frac{\pi}{2}.$ Chứng minh rằng : $\sin x > \frac{2}{\pi}.x$

Xét hàm số $f(x)=\sin x-\frac{2x}{\pi}$ với $0<x<\frac{\pi}{2}$

Ta có: $f'(x)=\cos x -\frac{2}{\pi}$. Gọi $x_0\in (0,\frac{\pi}{2})$ thỏa mãn $f'(x_0) = 0$.

Do $\cos x_{0} = \frac{2}{\pi}$ suy ra $\sin x_{0} = \sqrt{\frac{\pi^2 - 4}{\pi^2}}$

Khi đó:

Với $x\in (0,x_{0})$, $f'(x)>0$, suy ra hàm $f(x)$ đồng biến. Do đó: $f(x)>f(0)=0\Rightarrow \sin x > \frac{2x}{\pi}$

Với $x\in (x_{0},\frac{\pi}{2})$, $f'(x)<0$, suy ra hàm $f(x)$ nghịch biến. Do đó: $f(x)>f(\frac{\pi}{2})=0\Rightarrow \sin x>\frac{2x}{\pi}$

Tại $x = x_{0}$, ta có $\sin x_{0} - \frac{2x_{0}}{\pi} > 0$.

Tóm lại, với $0<x<\frac{\pi}{2}$ ta có: $\sin x>\frac{2x}{\pi}$



#3
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

 

Với $x\in (0,x_{0})$, $f'(x)>0$, suy ra hàm $f(x)$ đồng biến. Do đó: $f(x)>f(0)=0\Rightarrow \sin x > \frac{2x}{\pi}$

Với $x\in (x_{0},\frac{\pi}{2})$, $f'(x)<0$, suy ra hàm $f(x)$ nghịch biến. Do đó: $f(x)>f(\frac{\pi}{2})=0\Rightarrow \sin x>\frac{2x}{\pi}$

Tại $x = x_{0}$, ta có $\sin x_{0} - \frac{2x_{0}}{\pi} > 0$.

Tóm lại, với $0<x<\frac{\pi}{2}$ ta có: $\sin x>\frac{2x}{\pi}$

Cho mình hỏi, tại sao lại có dòng màu đỏ vậy ? Vì tui thấy hàm số $\cos$ nghịch biến trên $(0;\frac{\pi}{2})$ nên đáng lẽ phải ngược lại chứ ta ?

Nếu có bài tương tự như sau, bạn sẽ giải như thế nào :

Cho $x \in (0; \frac{\pi}{4})$ chứng minh $\tan x < \frac{4}{\pi}.x$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi caybutbixanh: 03-10-2015 - 22:18

KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#4
ttlinhtinh

ttlinhtinh

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 117 Bài viết

Cho mình hỏi, tại sao lại có dòng màu đỏ vậy ? Vì tui thấy hàm số $\cos$ nghịch biến trên $(0;\frac{\pi}{2})$ nên đáng lẽ phải ngược lại chứ ta ?

Nếu có bài tương tự như sau, bạn sẽ giải như thế nào :

Cho $x \in (0; \frac{\pi}{4})$ chứng minh $\tan x > \frac{4}{\pi}.x$

Đúng là hàm $\cos x$ nghịch biến trên $(0, \frac{\pi}{2})$, nhưng $f'(x) = \cos x - \frac{2}{\pi}$ chứ không phải $f'(x) = \cos x$

Với $x \in (0, x_{0})$ thì $\cos x > \frac{2}{\pi}$

Với $x \in (x_{0}, \frac{\pi}{2})$ thì $\cos x < \frac{2}{\pi}$



#5
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Đúng là hàm $\cos x$ nghịch biến trên $(0, \frac{\pi}{2})$, nhưng $f'(x) = \cos x - \frac{2}{\pi}$ chứ không phải $f'(x) = \cos x$

Với $x \in (0, x_{0})$ thì $\cos x > \frac{2}{\pi}$

Với $x \in (x_{0}, \frac{\pi}{2})$ thì $\cos x < \frac{2}{\pi}$

À rồi...mình hiểu......Giả sử trong khoảng $(0; \frac{\pi}{2})$ có vô số điểm $x_0$ thỏa $f'(x_0)=0$ thì liệu chứng minh trong bài còn đúng không nhỉ ? Cái này mình còn phân vân nên hỏi luôn.......


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh