Đến nội dung

Hình ảnh

ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TỈNH LỚP 12 TỈNH LONG AN 2015-2016


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
Hoang Long Le

Hoang Long Le

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 265 Bài viết

          SỞ GD&ĐT LONG AN                                                                 KỲ THI CHỌN HSG CẤP TỈNH LỚP 12

                                                                                                                      VÒNG 2 NĂM 2015

                                                                                                             Môn thi : TOÁN

                                                                                                             Ngày thi : 05/11/2015 ( Buổi thi thứ nhất )

                                                                                                                Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề

 

 Câu 1 (5,0 điểm)

          a) Giải bất phương trình $\sqrt{2x^2-4x+6}-\sqrt{2x-1}>x-2$

          b) Giải hệ phương trình :$\left\{\begin{matrix} 2y^3+y+2x\sqrt{1-x}-3\sqrt{1-x}=0\\ \sqrt{9-4y^2}=2x^2+6y^2-7 \end{matrix}\right.\ x,y\in \mathbb{R}$

 Câu 2 (5,0 điểm)

         Cho dãy số $(u_n)$ được xác đinh bởi $\left\{\begin{matrix}u_1=2\\u_2=3\\ u_n=nu_{n-1}-(n-2)u_{n-2}-2n+4,\ \forall n\geq 3 \end{matrix}\right.$

         a) Tìm số hạng tổng quát của dãy $(u_n)$

         b) Tìm số dư khi chia $u_{2016}$ cho 2015

 Câu 3 (5,0 điểm)

         Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$, cho các điểm $A(1;1)\ ,\ B(2;5)\ ,\ C(4;7)$.

         Viết phương trình đường thẳng $d$ đi qua $A$ sao cho tổng khoảng cách từ $B$ và $C$ đến $d$ là lớn nhất

 Câu 4 (5,0 điểm)

Cho số nguyên dương $R$ và một bảng hình chữ nhật chia thành $20\times 15$ ô vuông. Những nước đi được thực hiện trên bảng như sau : ta chuyển từ một ô vuông này đến môt ô vuông kia khi khoảng cách giữa hai tâm của hai ô vuông đó bằng $\sqrt{R}$. Bài toán đặt ra là làm sao có thể tìm được một dãy các nước đi để chuyển từ ô này sang ô kia, mà hai ô đó nằm ở hai góc kề nhau của bảng, hai góc đó nằm trên cùn một chiều dài của bảng hình chữ nhật nói trên.

         a) Bài toán có giải quyết được không khi $R$ chia chết cho 2 hoặc cho 3? Tại sao ?

         b) Bài toán có giải quyết được không khi $R=73$ ? Tại sao ? Hãy tìm dãy các nước đi nếu bài toán giải được.

------------- HẾT --------------

 

 

          SỞ GD&ĐT LONG AN                                                                 KỲ THI CHỌN HSG CẤP TỈNH LỚP 12

                                                                                                                       VÒNG 2 NĂM 2015

                                                                                                             Môn thi : TOÁN

                                                                                                             Ngày thi : 06/11/2015 ( Buổi thi thứ hai )

                                                                                                                Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề

 

 Câu 5 (5,0 điểm)

Cho hai đa thức với hệ số thực $f(x)=7776x^5+ax^4+bx^3+cx^2+dx+e$ và $g(x)=6x^2+11x+2015$. Biết rằng phương trình $f(x)=0$ có 5 nghiệm phân biệt và phương trình $f(g(x))=0$ không có nghiệm thực. Chứng minh rằng $\sqrt[10]{f(2015)}>\dfrac{11}{2}$          

 Câu 6 (5,0 điểm)

          Với mỗi số tự nhiên $k>0$, số $(2+\sqrt{5})^{2k}$ luôn viết được dưới dạng $a_k+b_k\sqrt{5}$ với $a_k,b_k$ là các số nguyên dương         

          a) Tìm hệ thức xác định dãy $(a_k),(b_k).$

          b) Chứng minh $20b_kb_{k+1}+16$ là số chính phương.

          c) Chứng minh $a_{k+2}^2-1$ chia hết cho 5.

 Câu 7 (5,0 điểm)

Cho tứ giác lồi $ABCD$ có hai đường chéo không vuông góc với nhau, nội tiếp đường tròn $(O)$. Gọi $E$ là điểm di chuyển trên cung $AB$ không chứa $C,D$. Gọi $M$ là giao điểm của $ED$ với $AC$, $N$ là giao điểm của $EC$ với $BD$. $(AEM)$ và $(BEN)$ cắt nhau tại giao điểm thứ hai $F$, Chứng minh rằng $EF$ luôn đi qua một điểm cố định. 

 

------------- HẾT --------------

 

   Nguồn : Facebook


IM LẶNG

#2
Issac Newton of Ngoc Tao

Issac Newton of Ngoc Tao

    Trung úy

  • Điều hành viên THPT
  • 756 Bài viết

      Câu 1 (5,0 điểm)

      b) Giải hệ phương trình :$\left\{\begin{matrix} 2y^3+y+2x\sqrt{1-x}-3\sqrt{1-x}=0\\ \sqrt{9-4y^2}=2x^2+6y^2-7 \end{matrix}\right.\ x,y\in 

Mình xin giải câu hệ phương trình:

$PT(1)\Leftrightarrow 2y^{3}+y=2(\sqrt{1-x})^{3}+\sqrt{1-x}\Leftrightarrow y=\sqrt{1-x}$

Bây giờ chỉ việc thế vào phương trình 2 là được :icon6:


"Attitude is everything"


#3
Belphegor Varia

Belphegor Varia

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết

                                            12187821_1641976126063588_38896332569086

Câu 7 : 

Gọi giao của tiếp tuyến tại $A$ của $(AEM)$ với tiếp tuyến tại $B$ của $(BEN)$ là $G$. Dễ chứng minh $AG,BG$ cố định. Ta chứng minh $EF$ đi qua $G$ cố định. 

Thật vậy , gọi giao của tiếp tuyến tại $A$ của $(AEM)$ với $EF$ là $G'$, giao của tiếp tuyến tại $B$ của $(BEN)$ với $EF$ là $G''$. 

Ta có : $\angle ABG''=\angle ABE + \angle G''BE=\angle BNE + \angle ABE=\angle ACB+\angle DBC$ 

           $\angle BAG'=\angle BAE+\angle G'AE=\angle BAE+\angle AME=\angle ACB+\angle DBC$

Suy ra $G\equiv G' \equiv G''$ $(Q.E.D)$

 


$ \textbf{NMQ}$

Wait a minute, You have enough time. Also tomorrow will come 

Just take off her or give me a ride 

Give me one day or one hour or just one minute for a short word 

 


#4
Hoang Nhat Tuan

Hoang Nhat Tuan

    Hỏa Long

  • Thành viên
  • 974 Bài viết

                                            12187821_1641976126063588_38896332569086

Câu 7 : 

Gọi giao của tiếp tuyến tại $A$ của $(AEM)$ với tiếp tuyến tại $B$ của $(BEN)$ là $G$. Dễ chứng minh $AG,BG$ cố định. Ta chứng minh $EF$ đi qua $G$ cố định. 

Thật vậy , gọi giao của tiếp tuyến tại $A$ của $(AEM)$ với $EF$ là $G'$, giao của tiếp tuyến tại $B$ của $(BEN)$ với $EF$ là $G''$. 

Ta có : $\angle ABG''=\angle ABE + \angle G''BE=\angle BNE + \angle ABE=\angle ACB+\angle DBC$ 

           $\angle BAG'=\angle BAE+\angle G'AE=\angle BAE+\angle AME=\angle ACB+\angle DBC$

Suy ra $G\equiv G' \equiv G''$ $(Q.E.D)$

Cách của em, anh xem đúng không :D

Tiếp tuyến tại $A$ của $(AEM)$ cắt tiếp tuyến tại $B$ của $(BEN)$ tại $I$. Ta có: 

$\widehat{IAB}=\widehat{IAC}+\widehat{BAC}=\widehat{AED}+\widehat{BAC}$

$\widehat{IBA}=\widehat{ABD}+\widehat{DBI}=\widehat{ABD}+\widehat{BEC}=\widehat{IAB}$

Do đó tam giác $IAB$ cân tại $I$ và điểm $I$ cố định (vì tam giác $IAB$ cân và góc ở đáy không đổi) nên $IA^2=IB^2$.

Mà $IA^2=IB^2$ nên $I$ thuộc trục đẳng phương của 2 đường tròn, $EF$ là trục đẳng phương của 2 đường tròn nên $EF$ đi qua $I$

=> $Q.E.D$

Hình gửi kèm

  • Untitled.png

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hoang Nhat Tuan: 08-11-2015 - 10:33

Ngài có thể trói cơ thể tôi, buộc tay tôi, điều khiển hành động của tôi: ngài mạnh nhất, và xã hội cho ngài thêm quyền lực; nhưng với ý chí của tôi, thưa ngài, ngài không thể làm gì được.

#5
caovannct

caovannct

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 529 Bài viết

           Câu 2 (5,0 điểm)

         Cho dãy số $(u_n)$ được xác đinh bởi $\left\{\begin{matrix}u_1=2\\u_2=3\\ u_n=nu_{n-1}-(n-2)u_{n-2}-2n+4,\ \forall n\geq 3 \end{matrix}\right.$

         a) Tìm số hạng tổng quát của dãy $(u_n)$

         b) Tìm số dư khi chia $u_{2016}$ cho 2015

 

Góp bài dãy số:

từ giả thiết ta viết lại dãy số dạng:

$u_{n}-(n-1)u_{n-1}=u_{n-1}-(n-2)u_{_{n-2}}-2(n-2)$

từ đó suy ra $u_{n}-(n-1)u_{n-1}=u_{2}-u_{1}-2(1+2+...+n-2)$

vậy $u_{n}=(n-1)u_{n-1}-n^2+5n-5$

=> $u_{n}-(n-2)=(n-1)(u_{n-1}-(n-3))$

Đến đay thì có quy luật rồi ta tìm được  shtq



#6
quangvy79

quangvy79

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 10 Bài viết

Câu 1a. $\sqrt{2x^{^{2}}-4x+6}=\sqrt{2((x-2)^{2}+2x-1)}$






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh