Jump to content

Photo

Chứng minh rằng $m, n$ đều là lập phương của một số.


  • Please log in to reply
6 replies to this topic

#1
hoctrocuaHolmes

hoctrocuaHolmes

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1013 posts

Cho các số nguyên dương $m,n,k$ thỏa mãn ước chung lớn nhất của $m,n$ bằng $1$ và $m.n=k^{3}$. Chứng minh rằng $m, n$ đều là lập phương của một số. 

Spoiler

 

 



#2
hoctrocuaHolmes

hoctrocuaHolmes

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1013 posts

Bài toán tổng quát:Cho các số nguyên dương $m,n,k$ thỏa mãn ước chung lớn nhất của $m,n$ bằng $1$ và $m.n=k^{p}$($p$ là số nguyên tố). Chứng minh rằng $m, n$ đều có dạng $m=x^p;n=y^p$ ($x,y$ là các số nguyên dương)



#3
superpower

superpower

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 492 posts

Cho các số nguyên dương $m,n,k$ thỏa mãn ước chung lớn nhất của $m,n$ bằng $1$ và $m.n=k^{3}$. Chứng minh rằng $m, n$ đều là lập phương của một số. 

Spoiler

Giải

Giả sử $k=p_1^{a_1}.p_2^{a_2}...p_n^{a_n}$

$=> k^3 = p_1^{3a_1}.p_2^{3a_2}...p_n^{3a_n} $

Xét $p$ là 1 ước bất kì của $k$

Ta có $m.n \vdots p^{3}$

Mặt khác do $(m,n)=1 => m \vdots p^3  \text{hoặc } n \vdots p^3$ (vì nếu $n=p;m=p^2$ thì vô lý, tương tự trường hợp kia )

Từ đó, cứ như thế, $m,n$ đều là lập phương của số tự nhiên

Lập luận cho tương tự cho trường hợp tổng quát


Edited by superpower, 03-01-2016 - 10:39.


#4
Element hero Neos

Element hero Neos

    Trung úy

  • Thành viên
  • 943 posts

Giải

Giả sử $k=p_1^{a_1}.p_2^{a_2}...p_n^{a_n}$

$=> k^3 = p_1^{a_1}.p_2^{a_2}...p_n^{a_n} $

Xét $p$ là 1 ước bất kì của $k$

Ta có $m.n \vdots p^{3}$

Mặt khác do $(m,n)=1 => m \vdots p^3  \text{hoặc } n \vdots p^3$ (vì nếu $n=p;m=p^2$ thì vô lý, tương tự trường hợp kia )

Từ đó, cứ như thế, $m,n$ đều là lập phương của số tự nhiên

Lập luận cho tương tự cho trường hợp tổng quát

Chỗ màu xanh có vấn đề về số mũ!



#5
quanganhthanhhoa

quanganhthanhhoa

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 34 posts

Giải

Giả sử $k=p_1^{a_1}.p_2^{a_2}...p_n^{a_n}$

$=> k^3 = p_1^{3a_1}.p_2^{3a_2}...p_n^{3a_n} $

Xét $p$ là 1 ước bất kì của $k$

Ta có $m.n \vdots p^{3}$

Mặt khác do $(m,n)=1 => m \vdots p^3  \text{hoặc } n \vdots p^3$ (vì nếu $n=p;m=p^2$ thì vô lý, tương tự trường hợp kia )

Từ đó, cứ như thế, $m,n$ đều là lập phương của số tự nhiên

Lập luận cho tương tự cho trường hợp tổng quát

Đoạn màu đỏ bạn làm thế nào để chứng minh là lập phương của số tự nhiên được,bạn phải chứng minh được $p^3 \vdots m$ và $p^3 \vdots n$ thì mới suy ra được lập phương của số tự nhiên chứ.Lập luận của bạn quá là mơ hồ đi !!



#6
tpdtthltvp

tpdtthltvp

    Trung úy

  • Điều hành viên THCS
  • 831 posts

Bài toán tổng quát:Cho các số nguyên dương $m,n,k$ thỏa mãn ước chung lớn nhất của $m,n$ bằng $1$ và $m.n=k^{p}$($p$ là số nguyên tố). Chứng minh rằng $m, n$ đều có dạng $m=x^p;n=y^p$ ($x,y$ là các số nguyên dương)

Giả sử $(m,k)=d\Rightarrow \left\{\begin{matrix}m=d.m' &  & \\ k=d.k' &  & \end{matrix}\right.\Rightarrow d.m'.n=d^p.k'^p\Rightarrow m'.n=d^{p-1}.k'^p$

$\Rightarrow \left\{\begin{matrix}m'.n\vdots k'^p (1)&  & \\ d^{p-1}.k'^p\vdots n(2) &  & \end{matrix}\right.$
Mà $(m',k')=1$ nên $(1)\Rightarrow n\vdots k'^p$
      $(m,n)=1$ nên $(n,d)=1$ nên $(2)\Rightarrow k'^p\vdots n$
$\Rightarrow n=k'^p\Rightarrow m=d^p(dpcm)$

Edited by hoanglong2k, 03-01-2016 - 18:53.

$\color{red}{\mathrm{\text{How I wish I could recollect, of circle roud}}}$

$\color{red}{\mathrm{\text{The exact relation Archimede unwound ! }}}$

 


#7
superpower

superpower

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 492 posts

Đoạn màu đỏ bạn làm thế nào để chứng minh là lập phương của số tự nhiên được,bạn phải chứng minh được $p^3 \vdots m$ và $p^3 \vdots n$ thì mới suy ra được lập phương của số tự nhiên chứ.Lập luận của bạn quá là mơ hồ đi !!

Tất cả các ước của $m,n$ đều có dạng $p^3$






1 user(s) are reading this topic

0 members, 1 guests, 0 anonymous users