Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh tồn tại 3 điểm là ba đỉnh của 1 tam giác có tung và hoành độ của trọng tâm nguyên

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
Sonhai224

Sonhai224

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 178 Bài viết

trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho 19 điểm có hành độ và tung độ là các số nguyên, trong 19 điểm đó không có ba điểm nào thẳng hàng. chứng minh trong 19 điểm trên có ít nhất 3 điểm là 3 đỉnh của một tam giác có hoành độ và tung độ của trong tâm tam giác đó là các số nguyên..


Không có chữ ký!!!


#2
Visitor

Visitor

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 66 Bài viết

trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho 19 điểm có hành độ và tung độ là các số nguyên, trong 19 điểm đó không có ba điểm nào thẳng hàng. chứng minh trong 19 điểm trên có ít nhất 3 điểm là 3 đỉnh của một tam giác có hoành độ và tung độ của trong tâm tam giác đó là các số nguyên..

Xét các điểm $(i,j)$ với $i,j \in  \left \{ 0,1,2 \right \}$ .Có tất cả $3*3=9$ điểm. Mà có $19$ điểm nên sẽ có ít nhất $3$ điểm cùng số dư với $1$ điểm $(i,j)$ khi chia cho $3$. $đpcm$


__________

Bruno Mars


#3
Sonhai224

Sonhai224

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 178 Bài viết

Xét các điểm $(i,j)$ với $i,j \in  \left \{ 0,1,2 \right \}$ .Có tất cả $3*3=9$ điểm. Mà có $19$ điểm nên sẽ có ít nhất $3$ điểm cùng số dư với $1$ điểm $(i,j)$ khi chia cho $3$. $đpcm$

bạn ơi.. điều quan trọng là cả tung lẫn hoành đều chia hết cho 3... vì vậy mà bạn cần xét kỹ hơn..bạn nên xem lại


Không có chữ ký!!!


#4
Visitor

Visitor

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 66 Bài viết

bạn ơi.. điều quan trọng là cả tung lẫn hoành đều chia hết cho 3... vì vậy mà bạn cần xét kỹ hơn..bạn nên xem lại

bạn ơi... mình xét $(i,j)$ là đã xét cả tung hoành độ rồi mà...


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Visitor: 09-03-2016 - 21:57

__________

Bruno Mars


#5
Sonhai224

Sonhai224

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 178 Bài viết

bạn ơi... mình xét $(i,j)$ là đã xét cả tung hoành độ rồi mà...

bạn thử xét rõ hơn được không... để mình xem ntn


Không có chữ ký!!!


#6
Ego

Ego

    Thượng sĩ

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 296 Bài viết

Quy ước $A(x_{A}, y_{A}) \equiv B(x_{B}, y_{B}) \pmod{3} \iff \begin{cases} x_{A} \equiv x_{B} \pmod{3} \\ y_{A} \equiv y_{B} \pmod{3}\end{cases}$
Từ quy ước trên ta có 9 loại điểm modulo $3$ như sau $(0, 0); (0, 1); (0, 2); (1, 0); (1, 1); (1, 2); (2, 0); (2, 1); (2, 2) \pmod{3}$
Theo nguyên lí chuồng thỏ có ít nhất 3 điểm trong 19 điểm đã cho có cùng loại trong 9 loại trên.
Khi đó, tổng hoành và tung cả 3 điểm trên đều chia hết cho $3$. Hay trọng tâm của nó là số nguyên.






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh