Đến nội dung

Hình ảnh

TOPIC luyện thi vào lớp 10 chuyên toán năm 2016 - 2017.


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 527 trả lời

#121
githenhi512

githenhi512

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 290 Bài viết

           $\left\{\begin{matrix} (x+\sqrt{x^{2}+1})(y+\sqrt{y^{2}+1})=1 & & \\ 3x^{2}+y+3=\sqrt{3x+1}+\sqrt{4-5y}& & \end{matrix}\right.$

Đk: $x\geq \frac{-1}{3},y\leq 0.8$

Từ (1). Mà $(y+\sqrt{y^{2}+1})(\sqrt{y^{2}+1}-y)=1$, $(\sqrt{x^{2}+1}+x)(\sqrt{x^{2}+1}-x)=1$

$\Rightarrow x=-y$ thay vào (2) tđ:

$3x^{2}-x+3=\sqrt{3x+1}+\sqrt{4+5x}$

$\Leftrightarrow 3x(x-1)=\left [ \sqrt{3x+1} -(x+1)\right ]+\left [ \sqrt{4+5x}-(x+2) \right ]$

$\Leftrightarrow 3x(x-1)=\frac{x(1-x)}{\sqrt{3x+1}+x+1}+\frac{x(1-x)}{\sqrt{4+5x}+x+2}$

Mà $3+\frac{1}{\sqrt{3x+1}+x+1}+\frac{1}{\sqrt{4+5x}+x+2}> 0\vee x\geq \frac{-1}{3}$

$\Rightarrow x(x-1)=0$

N x=0(t/m) $\Rightarrow$ y=0(t/m)

N x=1(t/m) $\Rightarrow$ y=-1(t/m)


'' Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng trèo cây của nó, nó sẽ sống cả đời mà tin rằng mình thực sự thấp kém''.

Albert Einstein                               


#122
Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 356 Bài viết

           $\left\{\begin{matrix} (x+\sqrt{x^{2}+1})(y+\sqrt{y^{2}+1})=1 & & \\ 3x^{2}+y+3=\sqrt{3x+1}+\sqrt{4-5y}& & \end{matrix}\right.$

ĐKXĐ: $x\geq \frac{-1}{3};y\leq \frac{4}{5}$

Xét phương trình ở trên:

$(x+\sqrt{x^2+1})(y+\sqrt{y^2+1})=1\Leftrightarrow (x^2-x^2-1)(y+\sqrt{y^2+1})=x-\sqrt{x^2+1}\Leftrightarrow y+\sqrt{y^2+1}=\sqrt{x^2+1}-x\Leftrightarrow x+y=\sqrt{x^2+1}-\sqrt{y^2+1}$
Chứng minh tương tự ta cũng được: $x+y=\sqrt{y^2+1}-\sqrt{x^2+1}$ $\Rightarrow 2x+2y=0\Leftrightarrow x=-y$

Thế vào phương trình ở dưới rồi giải là ra


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Oo Nguyen Hoang Nguyen oO: 23-04-2016 - 05:43

Số hoàn hảo giống như người hoàn hảo, rất hiếm có.

Perfect numbers like perfect men, are very rare.

Rene Descartes

TỰ HÀO LÀ THÀNH VIÊN $\sqrt{MF}$

:icon6: :icon6: :icon6:


#123
tanthanh112001

tanthanh112001

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 315 Bài viết

4) Tìm x, y, z thỏa $\left\{\begin{matrix} x,y,z \in N^{*} & & & \\ x+y+z>11 & & & \\ 8x+9y+10z=100 & & & \end{matrix}\right.$

4 ) Ta có : $8x+8y+8z<8x+8y+10z=100(x,y,z \in N^*)\\\Rightarrow x+y+z<\frac {100}{8}=12,5<13\Rightarrow x+y+z<13$

mà $x+y+z>11\Rightarrow 11<x+y+z<13$

mà $x+y+z \in N^*$ (vì $x,y,z \in N^*$) $\Rightarrow x+y+z=12$

Từ đó ta có hệ : $\left\{\begin{matrix} x+y+z=12(nhan8) & & \\ 8x+9y+10z=100 & & \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} 8x+8y+8z=96 & & \\ 8x+9y+10z=100 & & \end{matrix}\right.\\\Rightarrow y+2z=4$

TH1 : $z=1\Rightarrow y=4-2z=4-2=2$ và $x=9$

Th2 : $z\ge2\Rightarrow2z\ge4$ mà $y\ge1(y\in N^*)\Rightarrow y+2z\ge5$ (loại vì $y+2z=4$)

Vậy $x=9,y=2,z=1$

P/s : mình xin được sửa lại, sau 5 ngày nếu có bài nào đó chưa ai giải thì người post bài đó phải giải, nếu quên mình sẽ gửi tin nhắn để nhắc. Vì vậy các bạn không nên đăng những bài mà chưa biết lời giải hoặc quá khó :D


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tanthanh112001: 23-04-2016 - 14:07

:ukliam2: TINH HOA CỦA TOÁN HỌC LÀ NẰM Ở SỰ TỰ DO CỦA NÓ. :ukliam2: 

---- Georg Cantor ----

 

996a71363a3740db895ba753827984fd.1.gif


#124
ducthang0701

ducthang0701

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 79 Bài viết

đã sau 3 ngày, như đã quy định mình sẽ giải bài này :

1) Từ hệ đã cho ta có : $\frac{x-1}{xy-3}=\frac{y-2}{xy-4}=\frac{3-x-y}{7-x^{2}-y^{2}}(1)$

TH1 : $(xy-3)+(xy-4)=0\Rightarrow xy=\frac{7}{2}$

 

đoạn này là sao bạn nhỉ,mình chưa hiểu lắm



#125
ducthang0701

ducthang0701

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 79 Bài viết

5:giải hpt: $\left\{\begin{matrix} x^{3}+3xy^{3}=-49& & \\ x^{2}-8xy+y^{2}=8y-17x & & \end{matrix}\right.$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi kimchitwinkle: 23-04-2016 - 21:09
không gõ latex


#126
tanthanh112001

tanthanh112001

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 315 Bài viết

đoạn này là sao bạn nhỉ,mình chưa hiểu lắm

Đó chỉ là xét từng TH đối với đằng thức $\frac{a}{b}=\frac{c}{d}$ thôi ! 

Nếu $b+d=0$ thì ta không thể áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau : $\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=\frac{a+c}{b+d}$ vì mẩu số bằng 0

VD: $\frac{1}{-2}+\frac{3}{2}\neq \frac{1+3}{-2+2}$ (thường thì đối với 1 phân số cụ thể nào đó ta hay để dấu trừ ở tử nên mới thấy nó bằng nhau).

Nếu $b+d\neq 0$ thì ta có thể áp dụng được vì mẫu số khác 0


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tanthanh112001: 23-04-2016 - 21:24

:ukliam2: TINH HOA CỦA TOÁN HỌC LÀ NẰM Ở SỰ TỰ DO CỦA NÓ. :ukliam2: 

---- Georg Cantor ----

 

996a71363a3740db895ba753827984fd.1.gif


#127
Nobel

Nobel

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 93 Bài viết

Lâu lâu chém phát thị uy  :P

Cho $\frac{a^2+b^2-c^2}{2ab}+\frac{b^2+c^2-a^2}{2bc}+\frac{c^2+a^2-b^2}{2ac}=1$

a.Cmr trong 3 số a,b,c có 1 số bằng tổng hai ssos kia.

b.Cmr trong 3 phân thức đã cho,có 1 phân thức bằng -1,hai phân thức còn lại bằng 1.


" Im lặng là câu trả lời tốt nhất mà bạn có thể dành cho kẻ ba hoa " !

 




 

 


#128
nntien

nntien

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 372 Bài viết

Mình cũng góp một bài:

Cho a, b, c là các số nguyên dương thỏa các tính chất:

1. a lẻ.

2. UCLN(a,b,c)=1

3. a, b, c là thỏa : $\frac{2}{a}+\frac{1}{b}=\frac{1}{c}$

Chứng minh rằng khi đó $abc$ là số chính phương. 

Từ điều kiện 3 ta có: $2bc+ca=ab$

$(a,2)=1$ => $bc \vdots a$, $ca \vdots b$, $ab \vdots c$

Tồn tại các số $x,y,z$ sao cho:

$bc=ax, ca=by, ab=cz$ => $a^2=yz, b^2=zx, c^2=xy$. (1)

Ta chứng tỏ: $(x,y)=(y,z)=(z,x)=1$. (2)

Thật vậy, gọi $p$ là ước nguyên tố của $x$. Từ (1) => $b \vdots p$, $c \vdots p$.

Từ điều kiện 2 (là điều kiện của bài toán chứ không phải (2))=> a không chia hết cho p. => yz không chia hết cho p => $(x,y)=(z,x)=1$.

Tương tự ta chứng minh được: $(y,z)=1$.

Từ (1), (2) => $x,y,z$ là các số chính phương.

Mà: $a^2b^2c^2=x^2y^2z^2$ => $abc=xyz$ => đpcm.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nntien: 25-04-2016 - 15:54

$Maths$$Smart Home$ and $Penjing$

123 Phạm Thị Ngư


#129
uchihasatachi061

uchihasatachi061

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 118 Bài viết

Từ điều kiện 3 ta có: $2bc+ca=ab$

=> $bc \vdots a$, $ca \vdots b$, $ab \vdots c$

Tồn tại các số $x,y,z$ sao cho:

$bc=ax, ca=by, ab=cz$ => $a^2=yz, b^2=zx, c^2=xy$. (1)

Ta chứng tỏ: $(x,y)=(y,z)=(z,x)=1$. (2)

Thật vậy, gọi $p$ là ước nguyên tố của $x$. Từ (1) => $b \vdots p$, $c \vdots p$.

Từ điều kiện 2 => $a \nvdots p$. => $yz \nvdots p$ => $(x,y)=(z,x)=1$.

Tương tự ta chứng minh được: $(y,z)=1$.

Từ (1), (2) => $x,y,z$ là các số chính phương.

Mà: $a^2b^2c^2=x^2y^2z^2$ => $abc=xyz$ => đpcm.

đoạn cm $(x,y)=(z,x)=1$. rõ hơn dc k???  :( 


          :like  :like Đúng thì like , sai thì thích :like  :like 

                                Hãy like nếu bạn không muốn like :like  :like  :D  :D 

                  Tiếc gì 1 nhấp chuột nhẹ nhàng ở nút like mọi người nhỉ ??


#130
nntien

nntien

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 372 Bài viết

đoạn cm $(x,y)=(z,x)=1$. rõ hơn dc k???  :(

Sử dụng phản chứng đó bạn: giả sử $(x,y)=d \neq 1$ => tồn tại ước nguyên tố p của d => x chia hết cho p, y chia hết cho p =>vô lý => $(x,y)=1$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nntien: 25-04-2016 - 16:03

$Maths$$Smart Home$ and $Penjing$

123 Phạm Thị Ngư


#131
nntien

nntien

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 372 Bài viết

Góp một bài toán vui như sau:

Bảy chú lùn ngồi quây quanh một chiếc bàn tròn. Bạch Tuyết rót hết 3 lít sữa vào ly cho các chú lùn tùy theo năng suất làm việc của các chú. Tuy nhiên sau đó mỗi chú lùn lại chia đều hết phần sữa của mình cho sáu người còn lại và chia theo thứ tự chiều kim đồng hồ. Đến người cuối cùng sau khi chia phần sữa của mình thì lạ thay phần sữa mỗi chú lại giống như lúc đầu Bạch Tuyết đã rót. Tìm lượng sữa đã rót ở mỗi ly lúc đầu. 


$Maths$$Smart Home$ and $Penjing$

123 Phạm Thị Ngư


#132
hoduchieu01

hoduchieu01

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 208 Bài viết

Góp một bài toán vui như sau:

Bảy chú lùn ngồi quây quanh một chiếc bàn tròn. Bạch Tuyết rót hết 3 lít sữa vào ly cho các chú lùn tùy theo năng suất làm việc của các chú. Tuy nhiên sau đó mỗi chú lùn lại chia đều hết phần sữa của mình cho sáu người còn lại và chia theo thứ tự chiều kim đồng hồ. Đến người cuối cùng sau khi chia phần sữa của mình thì lạ thay phần sữa mỗi chú lại giống như lúc đầu Bạch Tuyết đã rót. Tìm lượng sữa đã rót ở mỗi ly lúc đầu. 

đánh số bài đi chứ bạn 

bài 6:Bảy chú lùn ngồi quây quanh một chiếc bàn tròn. Bạch Tuyết rót hết 3 lít sữa vào ly cho các chú lùn tùy theo năng suất làm việc của các chú. Tuy nhiên sau đó mỗi chú lùn lại chia đều hết phần sữa của mình cho sáu người còn lại và chia theo thứ tự chiều kim đồng hồ. Đến người cuối cùng sau khi chia phần sữa của mình thì lạ thay phần sữa mỗi chú lại giống như lúc đầu Bạch Tuyết đã rót. Tìm lượng sữa đã rót ở mỗi ly lúc đầu. 



#133
ducthang0701

ducthang0701

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 79 Bài viết

cắt nhau tại S. AO và BS cắt EF tại Y và X. 

hình như là nhầm X với Y thì phải



#134
Lawer

Lawer

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 34 Bài viết

Lâu lâu chém phát thị uy  :P

Cho $\frac{a^2+b^2-c^2}{2ab}+\frac{b^2+c^2-a^2}{2bc}+\frac{c^2+a^2-b^2}{2ac}=1$

a.Cmr trong 3 số a,b,c có 1 số bằng tổng hai ssos kia.

b.Cmr trong 3 phân thức đã cho,có 1 phân thức bằng -1,hai phân thức còn lại bằng 1.

a.Để chứng tỏ trong 3 số $a,b,c$ có 1 số bằng tổng 2 số kia ,ta sẽ chứng minh $(a+b-c)(a+c-b)(b+c-a)=0$. Từ giả thiết, ta có:

$(a^2+b^2-c^2)c+(b^2+c^2-a^2)a+(c^2+a^2-b^2)b=2abc$.

Thêm bớt $2abc$, ta có:

$(a^2+b^2-c^2+2ab)c+(b^2+c^2-a^2-2bc)a+(c^2+a^2-b^2-2ac)b=0$

$\Leftrightarrow (a+b+c)(a+b-c)c+(b-c+a)(b-c-a)a+(c-a+b)(c-a-b)b=0$

Đặt $(a+b-c)$ làm thừa số chung ở vế trái:

$(a+b-c)(c^2-a^2+2ab-c^2)=0\Leftrightarrow (a+b-c)(c+a-b)(c-a+b)=0$

Nếu $a+b-c=0$ thì $c=a+b$.

Nếu $c+a-b=0$ thì $b=a+c$.

Nếu $c-a+b=0$ thì $a=b+c$.

b. Trường hợp $c=a+b$,ta có:

$\frac{a^2+b^2-c^2}{2ab}=\frac{a^2+b^2-a^2-2ab-b^2}{2ab}=\frac{-2ab}{2ab}=-1$

$\frac{b^2+c^2-a^2}{2ab}=\frac{b^2+a^2+2ab+b^2-a^2}{2b(a+b)}=\frac{2b(a+b)}{2b(a+b)}=1$

$\frac{c^2+a^2-b^2}{2ac}=\frac{a^2+2ab+b^2+a^2-b^2}{2a(a+b)}=\frac{2a(a+b)}{2a(a+b)}=1$

Tương tự với 2 trường hợp còn lại.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Lawer: 26-04-2016 - 21:06

"Tôi đã có tất cả những gì mình muốn, nên không quan tâm đến tiền bạc hay danh vọng .Tôi không muốn bị trưng bày như động vật trong sở thú. Tôi không phải là một anh hùng toán học. Đó là lý do tại sao tôi không muốn mọi người nhìn mình".

Grigori Perelman.


#135
Nobel

Nobel

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 93 Bài viết

Thêm bài nữa:

Chứng minh rằng với mọi số n nguyên dương thì $(n+1)(n+2)(n+3)...(2n)$ chia hết cho $2^n$


" Im lặng là câu trả lời tốt nhất mà bạn có thể dành cho kẻ ba hoa " !

 




 

 


#136
Mystic

Mystic

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 240 Bài viết

Thêm bài nữa:

Chứng minh rằng với mọi số n nguyên dương thì $(n+1)(n+2)(n+3)...(2n)$ chia hết cho $2^n$

Bài bạn Nobel còn thiếu 1 ý nữa ,đề đầy đủ là:

Chứng minh rằng với mọi số n nguyên dương thì:

a) $(n+1)(n+2)(n+3)...(2n)$ chia hết cho $2^n$

b) $(n+1)(n+2)(n+3)...(2n)$ chia hết cho $3^n$


>>> Nếu bạn luôn buồn phiền hãy dùng hy vọng để chữa trị <<<

Và ...

>>>  Không bao giờ nói bạn đã thất bại

Cho đến khi đó là nỗi lực cuối cùng của bạn

           Và không bao giờ nói rằng:

        Đó là nỗi lực cuối cùng của bạn

         Cho tới khi bạn đã thành công  >>>

 

~ Mystic Lâm


#137
Lawer

Lawer

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 34 Bài viết

a) Chứng minh rằng với mọi số n nguyên dương thì $(n+1)(n+2)(n+3)...(2n)$ chia hết cho $2^n$

 

 

Chứng minh rằng với mọi số n nguyên dương thì:

b) $(n+1)(n+2)(n+3)...(2n)$ chia hết cho $3^n$

a) Ta cần viết tích $(n+1)(n+2)(n+3)...(2n)$ thành một tích trong đó có $n$ thừa số 2. Viết tích trên thành:

$\frac{1.2.3...(2n)}{1.2.3...n}=[1.3.5...(2n-1)].\frac{2.4.6...(2n)}{1.2.3...n}$

Biểu thức $\frac{2.4.6...(2n)}{1.2.3...n}$ rút gọn thành $\frac{[1.2.3...n].2^n}{1.2.3...n}=2^n$.

Như vậy $(n+1)(n+2)(n+3)...(2n)$ chia hết cho $2^n$.

b) Làm tương tự câu a:

Viết tích $(n+1)(n+2)(n+3)...(3n)$ dưới dạng:

$\frac{1.2.3...(3n)}{1.2.3...n}=[1.4.7...(3n+1)].[2.5.8...(3n+2)].\frac{3.6.9...(3n)}{1.2.3...n}$

Biểu thức $\frac{3.6.9...(3n)}{1.2.3...n}$ rút gọn thành $\frac{[1.2.3...n].3^n}{1.2.3...n}=3^n$.

Như vậy $(n+1)(n+2)(n+3)...(2n)$ chia hết cho $3^n$.


"Tôi đã có tất cả những gì mình muốn, nên không quan tâm đến tiền bạc hay danh vọng .Tôi không muốn bị trưng bày như động vật trong sở thú. Tôi không phải là một anh hùng toán học. Đó là lý do tại sao tôi không muốn mọi người nhìn mình".

Grigori Perelman.


#138
Nobel

Nobel

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 93 Bài viết

a) Ta cần viết tích $(n+1)(n+2)(n+3)...(2n)$ thành một tích trong đó có $n$ thừa số 2. Viết tích trên thành:

$\frac{1.2.3...(2n)}{1.2.3...n}=[1.3.5...(2n-1)].\frac{2.4.6...(2n)}{1.2.3...n}$

Biểu thức $\frac{2.4.6...(2n)}{1.2.3...n}$ rút gọn thành $\frac{[1.2.3...n].2^n}{1.2.3...n}=2^n$.

Như vậy $(n+1)(n+2)(n+3)...(2n)$ chia hết cho $2^n$.

b) Làm tương tự câu a:

Viết tích $(n+1)(n+2)(n+3)...(3n)$ dưới dạng:

$\frac{1.2.3...(3n)}{1.2.3...n}=[1.4.7...(3n+1)].[2.5.8...(3n+2)].\frac{3.6.9...(3n)}{1.2.3...n}$

Biểu thức $\frac{3.6.9...(3n)}{1.2.3...n}$ rút gọn thành $\frac{[1.2.3...n].3^n}{1.2.3...n}=3^n$.

Như vậy $(n+1)(n+2)(n+3)...(2n)$ chia hết cho $3^n$.

Ở phần chữ đỏ bạn có nói là "tích trong đó có $n$ thừa số 2".Vậy sao các số trong dấu ngoặc vuông lại không có thừa số 2 vậy ?


" Im lặng là câu trả lời tốt nhất mà bạn có thể dành cho kẻ ba hoa " !

 




 

 


#139
Lawer

Lawer

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 34 Bài viết

Ở phần chữ đỏ bạn có nói là "tích trong đó có $n$ thừa số 2".Vậy sao các số trong dấu ngoặc vuông lại không có thừa số 2 vậy ?

Bởi vì biểu thức trong dấu ngoặc vuông đó là tích của các số lẻ liên tiếp nên không chứa thừa số 2 nào !


"Tôi đã có tất cả những gì mình muốn, nên không quan tâm đến tiền bạc hay danh vọng .Tôi không muốn bị trưng bày như động vật trong sở thú. Tôi không phải là một anh hùng toán học. Đó là lý do tại sao tôi không muốn mọi người nhìn mình".

Grigori Perelman.


#140
tanthanh112001

tanthanh112001

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 315 Bài viết

Bài bạn Nobel còn thiếu 1 ý nữa ,đề đầy đủ là:

Chứng minh rằng với mọi số n nguyên dương thì:

a) $(n+1)(n+2)(n+3)...(2n)$ chia hết cho $2^n$

b) $(n+1)(n+2)(n+3)...(2n)$ chia hết cho $3^n$

 

Thêm bài nữa:

Chứng minh rằng với mọi số n nguyên dương thì $(n+1)(n+2)(n+3)...(2n)$ chia hết cho $2^n$

Hai câu đó ở mình đã đăng lên ở đây. Mà các bạn chú ý chỉ đăng bài có trong kì thi chuyên toán thôi nhá ! :D


:ukliam2: TINH HOA CỦA TOÁN HỌC LÀ NẰM Ở SỰ TỰ DO CỦA NÓ. :ukliam2: 

---- Georg Cantor ----

 

996a71363a3740db895ba753827984fd.1.gif





2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh