Đến nội dung

Hình ảnh

ĐỀ HSG toán 8 ĐST NAM ĐỊNH (đề số 2)


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 15 trả lời

#1
lenadal

lenadal

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 161 Bài viết

ĐỀ SỐ 2(đề chọn đội  tuyển)

Bài 1

 a Tìm các số nguyên $x;y$ thỏa mãn: $x^{2}+y^{2}+5x^{2}y^{2}+60=37xy$

 b Tìm tất cả các số nguyên dương n sao cho $A=n.4^{n}+3^{n} \vdots 7$

Bài 2 Giải các phương trình sau:

 a $2x^{4}-21x^{3}+74x^{2}-105x+50=9$

 b $(2x-5)^{3}+27(x-1)^{3}+(8-5x)^{3}=0$

Bài 3

a Cho $x;y;z>0 ; \frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}=4$

CMR $\sum \frac{1}{2x+y+z}\leq 1$

Bài 4 Cho tam giác ABC nhọn. Các đường cao $AF;BD;CE$ cắt nhau tại H.

    a, CMR tang giác ADE; FBE; FDC đồng dạng 

    b, Gọi $S_{1};S_{2};S_{3}$ lần lượt là diện tích của các tam giác $ADE;FBE;FDC$

  cmr $\frac{S_{1}}{AH^{2}}=\frac{S_{2}}{BH^{2}}=\frac{S_{3}}{CH^{2}}$

   c Gọi $M;N;P;Q$ lần lượt là hình chiếu của F trên $AB;BD;CE;CA$. CMR $M;N;P;Q$ thẳng hàng

Bài 5 Tìm GTLN hoặc GTNN nếu có thể của biểu thức 

 $M=\frac{232y^{3}-x^{3}}{2xy+24y^{2}}+\frac{783z^{3}-8y^{3}}{6yz+54z^{2}}+\frac{29x^{3}-27z^{3}}{3xz+6x^{2}}$

với $x;y;z>0; x+2y+3z=1/4$

ps Mọi người tiếp tực tham giai giải (đây là một đề khá phức tạp)

đáp án sẽ có vào một số ngày sau sau khi mọi người đã giải   :like   :D


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi lenadal: 28-03-2016 - 20:40

Lê Đình Văn LHP    :D  :D  :D 

http://diendantoanho...150899-lenadal/


#2
le truong son

le truong son

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 225 Bài viết

ĐỀ SỐ 2(đề chọn đội  tuyển)

 

Bài 3

a Cho $x;y;z>0 ; \frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}=4$

CMR $\sum \frac{1}{2x+y+z}\leq 1$

 

Bài 3:

$\sum \frac{1}{2x+y+z}\leq \frac{1}{16}\left ( \frac{2}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z} \right )=1$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi le truong son: 28-03-2016 - 20:11


#3
le truong son

le truong son

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 225 Bài viết

ĐỀ SỐ 2(đề chọn đội  tuyển)

Câu1

 b Tìm tất cả các số nguyên dương n sao cho $A=n.4^{2}+3^{n} \vdots 7$

 

1b(đó $4^n hay 4^2$ bn :D )

Với n=2k($k\epsilon \mathbb{N}$)

  A=$n.4^n+3^n=2k.4^{2k}+3^{2k}=(2k+1).4^{2k}-(4^{2k}-3^{2k})=(2k+1).4^{2k}-7B(B\epsilon \mathbb{N})$

=>$2k+1\vdots 7=>2k=7h-1(h\epsilon \mathbb{N})$

=>n=$7h-1$

Tương tự cho trường hợp n=2k+1 :icon6:


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi le truong son: 28-03-2016 - 20:21


#4
lenadal

lenadal

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 161 Bài viết

4

 

1b(đó $4^n hay 4^2$ bn :D )

Với n=2k($k\epsilon \mathbb{N}$)

  A=$n.4^n+3^n=2k.4^{2k}+3^{2k}=(2k+1).4^{2k}-(4^{2k}-3^{2k})=(2k+1).4^{2k}-7B(B\epsilon \mathbb{N})$

=>$2k+1\vdots 7=>2k=7h-1(h\epsilon \mathbb{N})$

=>n=$7h-1$

Tương tự cho trường hợp n=2k+1 :icon6:

4^n đó


Lê Đình Văn LHP    :D  :D  :D 

http://diendantoanho...150899-lenadal/


#5
lenadal

lenadal

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 161 Bài viết

leanhdast năm ngoái lm bài cuối chưa bài min max còn mỗi bài đó ko pt làm


Lê Đình Văn LHP    :D  :D  :D 

http://diendantoanho...150899-lenadal/


#6
le truong son

le truong son

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 225 Bài viết

4

 

4^n đó

mình từng lm bài này nên nhớ $4^{n}$ :D


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi le truong son: 28-03-2016 - 20:23


#7
leanh9adst

leanh9adst

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 213 Bài viết

Bài 2: a) Tổng các hệ số bằng 0 nên chắc chắn có nghiệm x=1

b) Đặt 2x-5=a; 3x-3=b

PT đã cho trở thành $a^3+b^3-(a+b)^3=0\Rightarrow ab(a+b)=0$


Mặt trời mọc rồi lặn,mặt trăng tròn rồi lại khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong cuộc đời!


#8
lenadal

lenadal

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 161 Bài viết

Bài 2: a) Tổng các hệ số bằng 0 nên chắc chắn có nghiệm x=1

b) Đặt 2x-5=a; 3x-3=b

PT đã cho trở thành $a^3+b^3-(a+b)^3=0\Rightarrow ab(a+b)=0$

Bài 5 TUẤN ANH ; t chưa pt làm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi lenadal: 28-03-2016 - 20:34

Lê Đình Văn LHP    :D  :D  :D 

http://diendantoanho...150899-lenadal/


#9
HoaiBao

HoaiBao

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 171 Bài viết

ĐỀ SỐ 2(đề chọn đội  tuyển)

Bài 1

 a) Tìm các số nguyên $x;y$ thỏa mãn: $x^{2}+y^{2}+5x^{2}y^{2}+60=37xy$

Phương trình tương đương $4(x-y)^2+5(2xy-7)^2=5 \Rightarrow [(x-y)^2;(2xy-7)^2]=(0;1) \Rightarrow (x;y)=(-2;-2);(2;2)$



#10
lenadal

lenadal

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 161 Bài viết

Phương trình tương đương $4(x-y)^2+5(2xy-7)^2=5 \Rightarrow [(x-y)^2;(2xy-7)^2]=(0;1) \Rightarrow (x;y)=(-2;-2);(2;2)$

cũng có thể lm như sau

$\Leftrightarrow (x-y)^{2}=5(4-xy)(xy-3)$

mà x;y nguyên nên $xy= 3 or 4$


Lê Đình Văn LHP    :D  :D  :D 

http://diendantoanho...150899-lenadal/


#11
I Love MC

I Love MC

    Đại úy

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 1861 Bài viết

Câu 5 : $x=a,2y=b,3z=c \Rightarrow a+b+c=\frac{1}{4}$  
BĐT cần tìm min,max $\Leftrightarrow \sum \frac{29b^3-a^3}{ab+6b^2}$ 
Chú ý rằng $(5b-a)(ab+6b^2)-(29b^3-a^3)=(b-a)^2(b+a) \ge 0$ 
Tương tự công lại suy ra $M \le 4(a+b+c)=1$



#12
tpdtthltvp

tpdtthltvp

    Trung úy

  • Điều hành viên THCS
  • 831 Bài viết

Câu 5 : $x=a,2y=b,3z=c \Rightarrow a+b+c=\frac{1}{4}$  
BĐT cần tìm min,max $\Leftrightarrow \sum \frac{29b^3-a^3}{ab+6b^2}$ 
Chú ý rằng $(5b-a)(ab+6b^2)-(29b^3-a^3)=(b-a)^2(b+a) \ge 0$ 
Tương tự công lại suy ra $M \le 4(a+b+c)=1$

Sao lại nghĩ ra được số $5b-a$ vậy anh?


$\color{red}{\mathrm{\text{How I wish I could recollect, of circle roud}}}$

$\color{red}{\mathrm{\text{The exact relation Archimede unwound ! }}}$

 


#13
I Love MC

I Love MC

    Đại úy

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 1861 Bài viết

Sao lại nghĩ ra được số $5b-a$ vậy anh?

À em thử nghĩ từ một bất đẳng thức đơn giản nhé : $a^3+b^3 \ge ab(a+b)$ (1)
Nhận thấy trên mẫu đều là bậc $3$ thì ta chợt nghĩ ngay đến bất đẳng thức này 
Còn về $5b-a$ thì ta chọn như vậy để ta trở về bất đẳng thức (1) (dễ thấy $5.6-29=1$)



#14
royal1534

royal1534

    Trung úy

  • Điều hành viên THCS
  • 773 Bài viết

Sao lại nghĩ ra được số $5b-a$ vậy anh?

Theo kinh nghiệm của anh. Thì những bđt như thế này khi biến đổi tương đương luôn luôn cho ra bđt cuối cùng là $a^3+b^3 \geq ab(a+b)$ (Là 1 bđt đúng. Dễ chứng minh)

Bây giờ ta thử làm ngược lên nhé. Xem như ta không biết cái $5b-a$ kia đi

Ta có 

$a^3+b^3 \geq ab(a+b)$

$\Leftrightarrow a^3-29b^3 \geq ab(a+b)-30b^3$

$\Leftrightarrow a^3-29b^3 \geq b(a-5b)(a+6b)$ (Cái này muốn phân tích thành nhân tử thì bám vào cái mẫu số là $6b^2+ab$)

$\Leftrightarrow \frac{a^3-29b^3}{ab+6b^2} \geq a-5b$

$\Leftrightarrow \frac{29b^3-a^3}{ab+6b^2} \leq 5b-a $

Tới đây ta có đpcm



#15
leanh9adst

leanh9adst

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 213 Bài viết

Câu này dùng kĩ thuật UCT, nhưng tham khảo cách làm bên trên ý dễ hiểu đấy


Mặt trời mọc rồi lặn,mặt trăng tròn rồi lại khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong cuộc đời!


#16
thaibuithd2001

thaibuithd2001

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 122 Bài viết

Chưa thấy ai giải câu hình , mình giải trc câu $c$ (câu này có vẻ khó hơn 2 câu $a,b$)

Câu $c$ liên quan đến tứ giác nội tiếp nên ta phát biểu 2 bài toán phụ sau

bài toán phụ thứ nhất: Cho tứ giác $ABCD$ có $\widehat{ABC}=\widehat{ADC}=90^{\circ}$.Ta gọi các cặp góc như 2 góc $\widehat{ABD}$ và $\widehat{ACD}$ là cặp góc cùng nhìn một cạnh.CTR:các góc cùng nhìn một cạnh của tứ giác $ABCD$ bằng nhau.

Chứng minh: Kẻ $AE$ // $BC$ ($E$ thuộc tia $CD$)

                             $AF$ // $CD$ ($F$ thuộc tia $BC$)

      $\Delta ABF \sim \Delta ADE$ => $\frac{AB}{AD}=\frac{AF}{AE}=\frac{EC}{EA}$ => $\Delta ABD \sim \Delta ECA$ (c_g_c) => đpcm

bài toán phụ thứ 2:Cho tứ giác $ABCD$ có $\widehat{CBD}=\widehat{CAB}=90^{\circ}$.CTR:các góc cùng nhìn một cạnh của tứ giác $ABCD$ bằng nhau.

Chứng minh: gọi $T=AD \cap BC$ . dễ thấy $\Delta EBA \sim \Delta EDC$ từ đây dễ suy ra đpcm

Quay lại bài toán: gọi $H$ là trực tâm

                               Xét tứ giác $MBNF$ , theo bài toán phụ thứ hai thì $\widehat{MNB}=\widehat{MFB}=\widehat{ECB}$  

                               Xét tứ giác $HNFB$ , theo bài toán phụ thứ nhất thì $\widehat{FNB}=\widehat{FHP}$

                               $\widehat{MNB}+\widehat{BNP}+\widehat{FNP}=90^{\circ}+\widehat{ECB}+\widehat{FHP}=180^{\circ}$ ($\Delta CFH$ vuông tại $F$)

                    => $M,N,P$ thẳng hàng 

                    Tương tự $N,P,Q$ thẳng hàng => $đpcm$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi thaibuithd2001: 29-03-2016 - 21:29





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh