Đến nội dung

Hình ảnh

Tìm quỹ tích điểm $K$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
baopbc

baopbc

    Himura Kenshin

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 410 Bài viết

Một bài cũ: Cho $(O)(O')$ tiếp xúc trong tại $A$ sao cho $(O)$nằm trong $(O')$. 

$i,$ Tìm cách dựng đường tròn tâm $K$ tiếp xúc trong với $(O')$ và tiếp xúc ngoài với $(O)$

Lưu ý: Chỉ được dùng thước và compa.

Bài toán conic.png

Hình vẽ

$ii,$ Tìm quỹ tích điểm $K$

 



#2
lucifer97

lucifer97

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 19 Bài viết

Một bài cũ: Cho $(O)(O')$ tiếp xúc trong tại $A$ sao cho $(O)$nằm trong $(O')$. 

$i,$ Tìm cách dựng đường tròn tâm $K$ tiếp xúc trong với $(O')$ và tiếp xúc ngoài với $(O)$

Lưu ý: Chỉ được dùng thước và compa.

attachicon.gifBài toán conic.png

Hình vẽ

$ii,$ Tìm quỹ tích điểm $K$

Mình xin phép giải câu ii

Cấu hình này đã từng xuất hiện trên TTTH hình như năm 2011 hay 2012 gì đó rồi, đề gốc như sau ( nếu mình không nhầm). Cho $(O)$ cố định, $(I)$ và $(O')$ thay đổi sao cho $(I), (O')$ tiếp xúc nhau và tiếp xúc với $(O)$. Chứng minh trung điểm $IO'$ thuộc 1 đường tròn cố định

Từ bài này, ta dùng phép vị tự là ra đáp án bài bạn 



#3
lucifer97

lucifer97

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 19 Bài viết

Cách dựng câu i ( mở rộng 3 đường tròn tiếp xúc nhau đôi 1) : ta dùng cấu hình tiếp điểm đường tròn bàng ( nội) tiếp như sau : $(I)$ nôi  tiếp tam giác $ABC$, tiếp xúc $BC, AC, AB$ tại $D, E, F$. Khi đó 3 đường tròn $(A,AE) , (B,BD), (C,CF)$ đôi 1 tiếp xúc nhau

Tương tự cho các đường tròn bàng tiếp ( là cấu hình câu i)

Từ đây ta cũng tìm được hướng giải cho câu ii



#4
baopbc

baopbc

    Himura Kenshin

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 410 Bài viết

Mình xin phép giải câu ii

Cấu hình này đã từng xuất hiện trên TTTH hình như năm 2011 hay 2012 gì đó rồi, đề gốc như sau ( nếu mình không nhầm). Cho $(O)$ cố định, $(I)$ và $(O')$ thay đổi sao cho $(I), (O')$ tiếp xúc nhau và tiếp xúc với $(O)$. Chứng minh trung điểm $IO'$ thuộc 1 đường tròn cố định

Từ bài này, ta dùng phép vị tự là ra đáp án bài bạn 

Câu $ii$ bạn giải vậy không đúng, thực chất quỹ tích ở đây không phải là đường tròn mà là một $conic$!
Đặc điểm để thấy đây là một $conic$: Nếu cho $K$ chạy qua hai mặt phẳng bờ $OO'$ thì do tính đối xứng nên nếu $K$ thuộc một đường tròn thì $K$ phải thuộc đường tròn đường kính $AB$. Trong đó nếu gọi $C,D$ là giao của $OO'$ với $(O)(O')$ thì $B$ là trung điểm $CD$. Mình đã kiểm tra bằng máy tính và thấy rằng nó không đúng! :)

Bạn xem lại nhé! :)



#5
lucifer97

lucifer97

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 19 Bài viết

Đúng là mình bi nhầm

Rõ ràng $KO-KO'=(r+R)-(r+R')=R-R'=const$ nên $K$ thuôc 1 hyperbol có tiêu điểm là O, O'


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi baopbc: 02-04-2016 - 13:14


#6
baopbc

baopbc

    Himura Kenshin

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 410 Bài viết

Câu $i$ phù hợp với $THCS$:

Nhận xét.

Cách dựng. 

Các bạn quan tâm hãy tiếp tục đưa ra lời giải! :) 



#7
mehinhhoc

mehinhhoc

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết
câu i có thể dựng như sau
Lấy A thuộc tiếp tuyến chung của (O), (O'). Vẽ AB, AC tiếp xúc lại với (O), (O'). OB sẽ cắt O'C ở K




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh