Đến nội dung

Hình ảnh

Tìm $n$ nguyên dương để tồn tại số nguyên tố $p$ sao cho $\frac{1}{p}=\frac{1}{a^{n}}+\frac{1}{b^{n}}$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 10 trả lời

#1
hoctrocuaHolmes

hoctrocuaHolmes

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1013 Bài viết

Cho $a,b$ là các số nguyên dương.Tìm $n$ nguyên dương để tồn tại số nguyên tố $p$ sao cho $\frac{1}{p}=\frac{1}{a^{n}}+\frac{1}{b^{n}}$



#2
tpdtthltvp

tpdtthltvp

    Trung úy

  • Điều hành viên THCS
  • 831 Bài viết

Cho $a,b$ là các số nguyên dương.Tìm $n$ nguyên dương để tồn tại số nguyên tố $p$ sao cho $\frac{1}{p}=\frac{1}{a^{n}}+\frac{1}{b^{n}}$

Từ giả thiết ta suy ra: $a,b>1$

Ta có:

$$\frac{1}{p}=\frac{1}{a^n}+\frac{1}{b^n}\Leftrightarrow a^np+b^np=a^nb^n(1)$$

Đặt $(a,b)=d\Rightarrow \left\{\begin{matrix} a=da' \\ b=db' \end{matrix}\right.((a',b')=1)$. Khi đó:

$$(1)\Leftrightarrow d^n.a'^n.p+d^n.b'^n.p=d^{2n}b.a'^n.b'^n$$

$$\Leftrightarrow p.a'^n+p.b'^n=d^n.a'^n.b'^n(2)$$

Từ $(2)\Rightarrow p.b'^n\vdots a'^n$ mà $(a',b')=1$ suy ra $(a'^n,b'^n)=1$

Do đó $p\vdots a'^n$. Xét 2 TH:

$+)$ $a'=1$. Từ $(2)\Rightarrow p+p.b'^n=d^n.b'^n\Rightarrow p\vdots b'^n\Rightarrow \begin{bmatrix} b'=1 \\ n=1 \end{bmatrix}$

Xét TH $b'=1\Rightarrow a=b=d\Rightarrow \frac{2}{a^n}=\frac{2}{2p}\Rightarrow a^n=2p$ mà $p$ nguyên tố $\Rightarrow a=p=n=2$

Xét TH $n=1$ thì chỉ cần $a=b=2p$ là được.

$+)$ $a'>1(\text{Loại vì} p\vdots a'^n)$

Vậy $n\in \left \{ 1;2 \right \}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tpdtthltvp: 10-05-2016 - 11:10

$\color{red}{\mathrm{\text{How I wish I could recollect, of circle roud}}}$

$\color{red}{\mathrm{\text{The exact relation Archimede unwound ! }}}$

 


#3
Lareadx

Lareadx

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 9 Bài viết

Điều kiện đề bài : $\Leftrightarrow p(a^{n} + b^{n})=a^{n}b^{n} \Rightarrow a^{n}b^{n}\vdots p\Rightarrow a\vdots p , b\vdots p(1).  Mặt khác:  a^{n}b^{n}\vdots p\Rightarrow a^{n}b^{n}\vdots p^{n}\Rightarrow p(a^{n}+b^{n})\vdots p^{n}\Rightarrow a^{n}+b^{n} \vdots p .Từ (1) \Rightarrow a\vdots p;b\vdots p$$\Rightarrow \frac{1}{p^{n}}\geq \frac{1}{a^{n}}, \frac{1}{p^{n}}\geq \frac{1}{b^{n}}\Rightarrow \frac{1}{p}=\frac{1}{a^{n}}+\frac{1}{b^{n}}\leq \frac{2}{p^{n}}\Rightarrow 2\geq p^{n-1}\Rightarrow n=1,2$ 

Mình làm thử, không biết đúng không, nếu sai mong các bạn sửa giúp :mellow:


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Lareadx: 10-05-2016 - 11:02


#4
hoctrocuaHolmes

hoctrocuaHolmes

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1013 Bài viết

 

 

 

Lời giải của bạn/em theo mình đều hay :D

Các bạn hãy thử sức với bài toán tổng quát hơn :)

  • Cho $a,b$ là các số nguyên dương.Tìm $n$ nguyên dương để tồn tại số nguyên tố $p$ sao cho $\frac{1}{p^n }=\frac{1}{a^{n}}+\frac{1}{b^{n}}$
  • Cho $a,b$ là các số nguyên dương.Tìm $n,k$ nguyên dương để tồn tại số nguyên tố $p$ sao cho $\frac{1}{p^k }=\frac{1}{a^{n}}+\frac{1}{b^{n}}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HappyLife: 12-05-2016 - 18:41


#5
ngochapid

ngochapid

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 160 Bài viết

$\Rightarrow a^{n}b^{n}\vdots p\Rightarrow a\vdots p , b\vdots p(1)$

Mình thì nghĩ đoạn này có gì đó sai sai

Bởi vì khi $a^{n}b^{n}\vdots p$ thì chỉ cần $a\vdots p$ hoặc $b\vdots p$ là thỏa mãn thôi chứ?



#6
ngochapid

ngochapid

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 160 Bài viết

Từ giả thiết ta suy ra: $a,b>1$

Ta có:

$$\frac{1}{p}=\frac{1}{a^n}+\frac{1}{b^n}\Leftrightarrow a^np+b^np=a^nb^n(1)$$

Đặt $(a,b)=d\Rightarrow \left\{\begin{matrix} a=da' \\ b=db' \end{matrix}\right.((a',b')=1)$. Khi đó:

$$(1)\Leftrightarrow d^n.a'^n.p+d^n.b'^n.p=d^{2n}b.a'^n.b'^n$$

$$\Leftrightarrow p.a'^n+p.b'^n=d^n.a'^n.b'^n(2)$$

Từ $(2)\Rightarrow p.b'^n\vdots a'^n$ mà $(a',b')=1$ suy ra $(a'^n,b'^n)=1$

Do đó $p\vdots a'^n$. Xét 2 TH:

$+)$ $a'=1$. Từ $(2)\Rightarrow p+p.b'^n=d^n.b'^n\Rightarrow p\vdots b'^n\Rightarrow \begin{bmatrix} b'=1 \\ n=1 \end{bmatrix}$

Xét TH $b'=1\Rightarrow a=b=d\Rightarrow \frac{2}{a^n}=\frac{2}{2p}\Rightarrow a^n=2p$ mà $p$ nguyên tố $\Rightarrow a=p=n=2$

Xét TH $n=1$ thì chỉ cần $a=b=2p$ là được.

$+)$ $a'>1(\text{Loại vì} p\vdots a'^n)$

Vậy $n\in \left \{ 1;2 \right \}$

Sao lại suy ra được điều này nhỉ? Nó là tổng chứ đâu phải tích hay lũy thừa????

Ví dụ như $1+2=3$ lẽ nào $1\vdots 3$ ??????? 

Mình thấy dù nó là SNT cũng không ảnh hưởng gì ở đây cả 



#7
tpdtthltvp

tpdtthltvp

    Trung úy

  • Điều hành viên THCS
  • 831 Bài viết

Sao lại suy ra được điều này nhỉ? Nó là tổng chứ đâu phải tích hay lũy thừa????

Ví dụ như $1+2=3$ lẽ nào $1\vdots 3$ ??????? 

Mình thấy dù nó là SNT cũng không ảnh hưởng gì ở đây cả 

$\left\{\begin{matrix} x+y=z \\ x\vdots m \\ z\vdots m \end{matrix}\right.\Rightarrow y\vdots m$ :)


$\color{red}{\mathrm{\text{How I wish I could recollect, of circle roud}}}$

$\color{red}{\mathrm{\text{The exact relation Archimede unwound ! }}}$

 


#8
tpdtthltvp

tpdtthltvp

    Trung úy

  • Điều hành viên THCS
  • 831 Bài viết

Các bạn hãy thử sức với bài toán tổng quát hơn :)

  • Cho $a,b$ là các số nguyên dương.Tìm $n$ nguyên dương để tồn tại số nguyên tố $p$ sao cho $\frac{1}{p^n }=\frac{1}{a^{n}}+\frac{1}{b^{n}}$

Ta có:

$$\frac{1}{p^n }=\frac{1}{a^{n}}+\frac{1}{b^{n}}\Leftrightarrow a^np^n+b^np^n=a^nb^n\Leftrightarrow (ap)^n+(bp)^n=(ab)^n$$ 

Áp dụng định lí $Fermat$ lớn $\Rightarrow n\leq 2$. Xét các TH:

$\oplus n=2\Rightarrow a^2p^2+b^2p^2=a^2b^2(1)\Rightarrow a^2b^2\vdots p^2\Rightarrow ab\vdots p$. Mà $p$ là SNT nên hoặc $a\vdots p$ hoặc $b\vdots p$. Không mất tính tổng quát, giả sử $a=pk\Rightarrow (1)\Leftrightarrow p^2k^2+b^2=k^2b^2(2)\Rightarrow b=tk$.

Và $(2)\Leftrightarrow p^2+t^2=t^2k^2\Rightarrow p\vdots t\Leftrightarrow \begin{bmatrix} t=1 \\ t=p\end{bmatrix}$

$+)$ Với $t=1\Rightarrow b=k\Rightarrow a=pb\Rightarrow p^4b^2+b^2p^2=p^2b^4\Rightarrow p^2+1=b^2\Rightarrow p=0(L)$

$+)$ Với $t=p\Rightarrow a=b\Rightarrow 2a^2p^2=a^4\Rightarrow 2p^2=a^2$. Xét số dư khi chia cho $3$ được $p=3\Rightarrow \frac{1}{9}=\frac{2}{a^2}\Leftrightarrow a^2=18(L)$

$\oplus n=1$ thì tương tự ý $2$ trường hợp 1 bài trên.

Vậy $n=1$.


$\color{red}{\mathrm{\text{How I wish I could recollect, of circle roud}}}$

$\color{red}{\mathrm{\text{The exact relation Archimede unwound ! }}}$

 


#9
hoctrocuaHolmes

hoctrocuaHolmes

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1013 Bài viết

Mình thì nghĩ đoạn này có gì đó sai sai

Bởi vì khi $a^{n}b^{n}\vdots p$ thì chỉ cần $a\vdots p$ hoặc $b\vdots p$ là thỏa mãn thôi chứ?

Mình không nghĩ đoạn đó có vấn đề lớn,chỉ đơn thuần là bạn ấy ghi nhầm thôi.Xem toàn bài của bạn ấy bạn sẽ hiểu :)

 

Ta có:

$$\frac{1}{p^n }=\frac{1}{a^{n}}+\frac{1}{b^{n}}\Leftrightarrow a^np^n+b^np^n=a^nb^n\Leftrightarrow (ap)^n+(bp)^n=(ab)^n$$ 

Áp dụng định lí $Fermat$ lớn $\Rightarrow n\leq 2$. Xét các TH:

$\oplus n=2\Rightarrow a^2p^2+b^2p^2=a^2b^2(1)\Rightarrow a^2b^2\vdots p^2\Rightarrow ab\vdots p$. Mà $p$ là SNT nên hoặc $a\vdots p$ hoặc $b\vdots p$. Không mất tính tổng quát, giả sử $a=pk\Rightarrow (1)\Leftrightarrow p^2k^2+b^2=k^2b^2(2)\Rightarrow b=tk$.

Và $(2)\Leftrightarrow p^2+t^2=t^2k^2\Rightarrow p\vdots t\Leftrightarrow \begin{bmatrix} t=1 \\ t=p\end{bmatrix}$

$+)$ Với $t=1\Rightarrow b=k\Rightarrow a=pb\Rightarrow p^4b^2+b^2p^2=p^2b^4\Rightarrow p^2+1=b^2\Rightarrow p=0(L)$

$+)$ Với $t=p\Rightarrow a=b\Rightarrow 2a^2p^2=a^4\Rightarrow 2p^2=a^2$. Xét số dư khi chia cho $3$ được $p=3\Rightarrow \frac{1}{9}=\frac{2}{a^2}\Leftrightarrow a^2=18(L)$

$\oplus n=1$ thì tương tự ý $2$ trường hợp 1 bài trên.

Vậy $n=1$.

Tuyệt vời :D

Hãy tiếp tục xem xét thêm vấn đề sau :)

Cho $a,b$ là các số nguyên dương.Tìm $n,k$ nguyên dương để tồn tại số nguyên tố $p$ sao cho $\frac{2k}{p}=\frac{1}{a^{n}}+\frac{1}{b^{n}}$

....

Và hãy tiếp tục mở rộng bài toán nếu có thể :D



#10
ngochapid

ngochapid

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 160 Bài viết

Điều kiện đề bài : $\Leftrightarrow p(a^{n} + b^{n})=a^{n}b^{n} \Rightarrow a^{n}b^{n}\vdots p\Rightarrow a\vdots p , b\vdots p(1).  Mặt khác:  a^{n}b^{n}\vdots p\Rightarrow a^{n}b^{n}\vdots p^{n}\Rightarrow p(a^{n}+b^{n})\vdots p^{n}\Rightarrow a^{n}+b^{n} \vdots p .Từ (1) \Rightarrow a\vdots p;b\vdots p$$\Rightarrow \frac{1}{p^{n}}\geq \frac{1}{a^{n}}, \frac{1}{p^{n}}\geq \frac{1}{b^{n}}\Rightarrow \frac{1}{p}=\frac{1}{a^{n}}+\frac{1}{b^{n}}\leq \frac{2}{p^{n}}\Rightarrow 2\geq p^{n-1}\Rightarrow n=1,2$ 

Mình làm thử, không biết đúng không, nếu sai mong các bạn sửa giúp :mellow:

 

Mình không nghĩ đoạn đó có vấn đề lớn,chỉ đơn thuần là bạn ấy ghi nhầm thôi.Xem toàn bài của bạn ấy bạn sẽ hiểu :)

 

 

Vậy thì có lẽ mình không hiểu bài của bạn ấy rồi

Vậy bạn giải thích cho mình chỗ này được không?



#11
hoctrocuaHolmes

hoctrocuaHolmes

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1013 Bài viết

Vậy thì có lẽ mình không hiểu bài của bạn ấy rồi

Vậy bạn giải thích cho mình chỗ này được không?

Bạn ấy chỉ sai kí hiệu toán học  thôi mà bạn có thể để ý cái đoạn tô đỏ bạn ấy đã chứng minh lại $a\vdots p;b\vdots p$ :( .Chỉ sửa lại cái đoạn bạn thắc mắc thành dấu hoặc là ok :)

Điều kiện đề bài : $\Leftrightarrow p(a^{n} + b^{n})=a^{n}b^{n} \Rightarrow a^{n}b^{n}\vdots p\Rightarrow a\vdots p , b\vdots p(1).  Mặt khác:  a^{n}b^{n}\vdots p\Rightarrow a^{n}b^{n}\vdots p^{n}\Rightarrow p(a^{n}+b^{n})\vdots p^{n}\Rightarrow a^{n}+b^{n} \vdots p .Từ (1) $$\Rightarrow a\vdots p;b\vdots p$$\Rightarrow \frac{1}{p^{n}}\geq \frac{1}{a^{n}}, \frac{1}{p^{n}}\geq \frac{1}{b^{n}}\Rightarrow \frac{1}{p}=\frac{1}{a^{n}}+\frac{1}{b^{n}}\leq \frac{2}{p^{n}}\Rightarrow 2\geq p^{n-1}\Rightarrow n=1,2$ 

Mình làm thử, không biết đúng không, nếu sai mong các bạn sửa giúp :mellow:


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HappyLife: 12-05-2016 - 21:43





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh