Đến nội dung

Hình ảnh

Tam giác ABC vuông A tâm nội tiếp I tiếp xúc BC tại D, I1, I2 là tâm nội tiếp tam giác AHB và AHC


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
xuantungjinkaido

xuantungjinkaido

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 109 Bài viết

Tam giác ABC vuông tại A. AH vuông góc BC.Gọi I1, I2 là tâm nội tiếp tam giác AHB và tam giác AHC.Đường tròn nội tiếp tam giác ABC tâm I tiếp xúc BC tại D.Gọi T là giao I1I2 với AH.Chứng minh rằng $\frac{1}{AT}=\frac{1}{AB}+\frac{1}{AC}$



#2
minh2582001

minh2582001

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 24 Bài viết

Cho đường tròn nội tiếp tam giác ABC có tâm I làm gì vậy bạn?


Phải có liều mới có ngày mai...


#3
xuantungjinkaido

xuantungjinkaido

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 109 Bài viết

Cho tam giác ABC có đường tròn nội tiếp tâm I



#4
vkhoa

vkhoa

    Trung úy

  • Điều hành viên THPT
  • 933 Bài viết

Tam giác ABC vuông tại A. AH vuông góc BC.Gọi I1, I2 là tâm nội tiếp tam giác AHB và tam giác AHC.Đường tròn nội tiếp tam giác ABC tâm I tiếp xúc BC tại D.Gọi T là giao I1I2 với AH.Chứng minh rằng $\frac{1}{AT}=\frac{1}{AB}+\frac{1}{AC}$

Gọi D là giao điểm của BI và $HI_2$, E là giao điểm của CI và $HI_1$
ta có $\widehat{HAI_2} =\frac{\widehat{HAC}}2 =\frac{\widehat{HBA}}2 =\widehat{HBI_1}$
và có $\widehat{AHI_2} =45^\circ =\widehat{BHI_1}$
$\Rightarrow\triangle AHI_2\sim\triangle BHI_1$ (g, g)
$\Rightarrow\frac{HI_2}{HA} =\frac{HI_1}{HB}$
mà có $\widehat{I_2HI_1} =90^\circ =\widehat{AHB}$
$\Rightarrow\triangle I_1HI_2\sim\triangle BHA$
có $\widehat{DIC} =\widehat{IBC} +\widehat{ICB}$
$=\frac12(\widehat{ABC} +\widehat{ACB}) =45^\circ =\widehat{DHC}$
$\Rightarrow$ DIHC nội tiếp
$\Rightarrow\widehat{BDH} =\widehat{ICH} =\frac{\widehat{ACH}}2 =\frac{\widehat{BAH}}2$
$\Rightarrow\widehat{I_1I_2H} =2\widehat{BDH}$
mà $\widehat{I_1I_2H} =\widehat{I_2I_1D}+\widehat{I_2DI_1}$
$\Rightarrow\widehat{I_2I_1D} =\widehat{I_1DI_2}$
$\Rightarrow \triangle I_1I_2D$ cân tại $I_2$ (1)
mặt khác $\widehat{BAI_2} =90^\circ -\frac{\widehat{HAC}}2 =90^\circ -\widehat{ABD}$
$\Rightarrow I_2A \perp I_1D$ (2)
từ (1, 2)$\Rightarrow I_2A$ là phân giác $\widehat{DI_2I_1}$
chứng minh tương tự, $I_1A$ là phân giác $\widehat{EI_1I_2}$
$\Rightarrow\frac{AH}{AT} =\frac{I_2H}{I_2T} =\frac{I_1H}{I_1T}$
$=\frac{I_2H +I_1H}{I_2T +I_1T} =\frac{I_1H +I_2H}{I_1I_2}$ (3)
có $\triangle I_1I_2H \sim\triangle BAH\sim\triangle BCA$ (4)
$\Rightarrow \frac{I_1H}{I_1I_2} =\frac{BA}{BC} =\frac{AH}{AC}$ (5)
(4)$\Rightarrow\frac{I_2H}{I_1I_2} =\frac{CA}{BC} =\frac{AH}{AB}$ (6)
từ (3, 5, 6)$\Rightarrow\frac{AH}{AT} =\frac{AH}{AC} +\frac{AH}{AB}$
$\Rightarrow\frac1{AT} =\frac1{AB} +\frac1{AC}$ (đpcm)

Hình gửi kèm

  • Tam giác ABC vuông tại A. AH vuông góc BC.Gọi I1, I2 là tâm nội tiếp tam giác AHB và tam giác AHC.Đường tròn nội tiếp tam giác ABC tâm I tiếp xúc BC tại D.Gọi T là giao I1I2 với AH.Chứng minh rằng 1trAT=1trAB





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh