Đến nội dung

Hình ảnh

Marathon Phương trình và hệ phương trình VMF

* * * * - 17 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 375 trả lời

#141
Baoriven

Baoriven

    Thượng úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 1424 Bài viết

Lời giải bài 52:

Đặt $z=2cos\alpha ,\alpha \epsilon [0;\pi]$

Từ hệ ban đầu suy ra: $x=2cos3\alpha =>y=2cos9\alpha =>z=2cos27\alpha$

Vậy ta giải phương trình: $cos\alpha =cos27\alpha ,\alpha \epsilon [0;\pi ]$


$$\mathbf{\text{Every saint has a past, and every sinner has a future}}.$$


#142
demon311

demon311

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 202 Bài viết

Lời giải bài 52:

Đặt $z=2cos\alpha ,\alpha \epsilon [0;\pi]$

Từ hệ ban đầu suy ra: $x=2cos3\alpha =>y=2cos9\alpha =>z=2cos27\alpha$

Vậy ta giải phương trình: $cos\alpha =cos27\alpha ,\alpha \epsilon [0;\pi ]$

Phải có nhận xét với $x,y,z \ge 2$ thì như thế nào nữa chứ nhỉ


Ngoài ngoại hình ra thì ta chả có cái gì cả =))


#143
nguyenduy287

nguyenduy287

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 256 Bài viết

b

 

Lời giải bài 52:

Đặt $z=2cos\alpha ,\alpha \epsilon [0;\pi]$

Từ hệ ban đầu suy ra: $x=2cos3\alpha =>y=2cos9\alpha =>z=2cos27\alpha$

Vậy ta giải phương trình: $cos\alpha =cos27\alpha ,\alpha \epsilon [0;\pi ]$

bài của cậu thiếu phần chứng minh x,y,z thuộc khoảng $\begin{bmatrix}-2,2 \end{bmatrix}$

mình sẽ bổ sung 1 cách chứng minh như sau :

từ hệ ban đầu cộng 3 pt vế theo vế ta có $\sum x^3-4\sum x=0 <=>\sum x(x-2)(x+2)=0$ (4)

giả sử $x>2$ thế vào pt 2 (pt giữa ) ta suy ra y>2

thế y vào pt 3  suy ra z>2

do đó mâu thuẫn với pt (4) 

từ đó cm tương tự ta được khoảng nghiệm -2,2 và giải tiếp như cậu :D :D


  "DÙ BẠN NGHĨ BẠN CÓ THỂ HAY BẠN KHÔNG THỂ, BẠN ĐỀU ĐÚNG "

                                                                                               -Henry Ford -

  

 

 

 

 


#144
leminhnghiatt

leminhnghiatt

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1078 Bài viết

Bài 51 : Giải hpt :$\begin{cases}\sqrt{x}+\sqrt{y}+\sqrt{z}=\sqrt{2014} \\ \frac{1}{3x+2y}+\frac{1}{3y+2z}+\frac{1}{3z+2x}=\frac{1}{x+2y+2z}+\frac{1}{2x+y+2z}+\frac{1}{2x+2y+z} \end{cases}$

 

Ta có: $x,y,z \geq 0$

 

Áp dụng schwarz ta có:

 

$\dfrac{1}{3x+2y}+\dfrac{4}{3y+2z}+\dfrac{2}{3z+2x}=\dfrac{1}{3x+2y}+\dfrac{1}{3y+2z}+...+\dfrac{1}{3y+2z}+\dfrac{1}{3z+2x}+\dfrac{1}{3z+2x} \geq \dfrac{7}{x+2y+2z}$

 

TT: $\dfrac{2}{3x+2y}+\dfrac{1}{3y+2z}+\dfrac{4}{3z+2x} \geq \dfrac{7}{2x+y+2z}$

 

$\dfrac{4}{3x+2y}+\dfrac{2}{3y+2z}+\dfrac{1}{3z+2x} \geq \dfrac{7}{2x+2y+z}$

 

Cộng các bđt lại ta có: 

 

$\dfrac{1}{3x+2y}+\dfrac{1}{3y+2z}+\dfrac{1}{3z+2x} \geq \dfrac{1}{x+2y+2z}+\dfrac{1}{2x+y+2z}+\dfrac{1}{2x+2y+z}$

 

Dấu "=" xảy ra khi: $x=y=z$

 

Đến đây thay vào (1) $\rightarrow x=y=z=\dfrac{2014}{9}$


Don't care


#145
nguyenduy287

nguyenduy287

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 256 Bài viết

cách giải bài hệ 50 đã được giải tại đây :D 

Giải:

Nhận thấy hệ có nghiệm $x = y = z = 0$.

Xét $x,y,z \ne 0$. Khi đó phương trình thứ nhất tương đương với

$\dfrac{{3{x^2} + x + 1}}{{{x^2}}} = {\left( {\dfrac{{y + z}}{{yz}}} \right)^2} \Leftrightarrow 3 + \dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{{{x^2}}} = {\left( {\dfrac{1}{y} + \dfrac{1}{z}} \right)^2} \Leftrightarrow 3 + \dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{{{x^2}}} = \dfrac{1}{{{y^2}}} + \dfrac{1}{{{z^2}}} + \dfrac{2}{{yz}}\,\,(1)$

Tương tự với hai phương trình còn lại của hệ, ta cũng có:

$4 + \dfrac{1}{y} + \dfrac{1}{{{y^2}}} = \dfrac{1}{{{x^2}}} + \dfrac{1}{{{z^2}}} + \dfrac{2}{{xz}}\,\,(2)\,\,\,;\,\,\,\,5 + \dfrac{1}{z} + \dfrac{1}{{{z^2}}} = \dfrac{1}{{{x^2}}} + \dfrac{1}{{{y^2}}} + \dfrac{2}{{xy}}\,\,(3)$

Cộng (1), (2) và (3) vế theo vế rồi biến đổi ta được:

${\left( {\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} + \dfrac{1}{z}} \right)^2} - \left( {\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} + \dfrac{1}{z}} \right) - 12 = 0$

$ \Leftrightarrow \dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} + \dfrac{1}{z} = 4\,\,\,\,or\,\,\,\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} + \dfrac{1}{z} = - 3$

Đến đây mọi người cùng giải tiếp.


  "DÙ BẠN NGHĨ BẠN CÓ THỂ HAY BẠN KHÔNG THỂ, BẠN ĐỀU ĐÚNG "

                                                                                               -Henry Ford -

  

 

 

 

 


#146
LuaMi

LuaMi

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 46 Bài viết

Bài 49: ĐKXĐ: $x,y,z\neq 0$

Ta có: $HPT\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=yz(z+x) & \\ y=zx(x+y) & \\ z=xy(y+z) & \end{matrix}\right.$. Trong 3 số $x,y,z$ thì tồn tại hai số cùng dấu, giả sử $xy>0$. Nếu $x,y<0$, từ PT thứ 2 ta suy ra $z<0$. Nếu $x,y>0$, từ PT thứ 2 ta suy ra $z>0$. Ta đi giải trường hợp $x,y,z>0$ (trường hợp $x,y,z<0$ quy về trường hợp đang xét bằng cách đổi biến). Giả sử $x\geq y,x\geq z$. Ta có: $x\geq y\Rightarrow yz^2\geq zx^2\Rightarrow z(yz-x^2)\geq0\Rightarrow yz\geq x^2$

Mà ta lại có: $x\geq y>0,x\geq z>0\Rightarrow x^2\geq yz$. Vậy ta có $x=y=z$. Thế vào giải ra ta được nghiệm là $(\frac{1}{\sqrt{2}};\frac{1}{\sqrt{2}};\frac{1}{\sqrt{2}})$

(trường hợp $x,y,z<0$ cho nghiệm $(\frac{1}{-\sqrt{2}};\frac{1}{-\sqrt{2}};\frac{1}{-\sqrt{2}})$



#147
Baoriven

Baoriven

    Thượng úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 1424 Bài viết

Bài 46: Giải phương trình:

$18x+16+4\sqrt{2x^2+5x-3}=7\sqrt{4x^2+2x-2}+7\sqrt{2x^2+8x+6}$

Lời giải bài 46:

Điều kiện: $x\geq \frac{1}{2}$, biến đổi phương trình, ta được: 

$2(\sqrt{x+3}+\sqrt{2x-1})^2-7\sqrt{2x+2}(\sqrt{x+3}+\sqrt{2x-1})+6(2x+2)=0$

Đặt $a=\sqrt{x+3}+\sqrt{2x-1},b=\sqrt{2x+2},a,b>0$ ta được: $2a=3b;a=2b$

* Nếu $a=2b\Rightarrow \sqrt{x+3}+\sqrt{2x-1}=2\sqrt{2x+2}$ phương trình này vô nghiệm

* Nếu $2a=3b\Rightarrow 2\sqrt{x+3}+2\sqrt{2x-1}=3\sqrt{2x+2}$ phương trình này có nghiệm x=1(thỏa)

Vậy nghiệm phương trình x=1


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Baoriven: 14-06-2016 - 15:08

$$\mathbf{\text{Every saint has a past, and every sinner has a future}}.$$


#148
LuaMi

LuaMi

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 46 Bài viết

Lời giải bài 46:

Điều kiện: $x\geq \frac{1}{2}$, biến đổi phương trình, ta được: 

$2(\sqrt{x+3}+\sqrt{2x-1})^2-7\sqrt{2x+2}(\sqrt{x+3}+\sqrt{2x-1})+6(2x+2)=0$

Đặt $a=\sqrt{x+3}+\sqrt{2x-1},b=\sqrt{2x+2},a,b>0$ ta được: $2a=3b;a=2b$

* Nếu $a=2b\Rightarrow \sqrt{x+3}+\sqrt{2x-1}=2\sqrt{2x+2}$ phương trình này vô nghiệm

* Nếu $2a=3b\Rightarrow 2\sqrt{x+3}+2\sqrt{2x-1}=3\sqrt{2x+2}$ phương trình này có nghiệm x=1(thỏa)

Vậy nghiệm phương trình x=1

 

bài 46 cái căn cuối bạn ghi là -6



#149
Baoriven

Baoriven

    Thượng úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 1424 Bài viết

 

 

bài 46 cái căn cuối bạn ghi là -6

Xin lỗi bạn vì sai lầm này. Do có chút nhầm lẫn trong việc đánh đề


$$\mathbf{\text{Every saint has a past, and every sinner has a future}}.$$


#150
Baoriven

Baoriven

    Thượng úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 1424 Bài viết

Bài 45: (Chưa có lời giải) 

$3x^2+xy-6x-y+2=0$

$\frac{4x^4}{(1+x)^4}=\frac{2xy}{(1+x)^2}+3$

Bài 53: Giải hệ phương trình sau:

$\sqrt[4]{x}+\sqrt[4]{y}+2(x+y)=4+2\sqrt{xy}$

$\sqrt{x}\sqrt{3x+6\sqrt{xy}}+\sqrt{y}\sqrt{3y+6\sqrt{xy}}-6=0$

Bài 54: Giải phương trình sau:

$16x^5-20x^3+5x+2013=0$


$$\mathbf{\text{Every saint has a past, and every sinner has a future}}.$$


#151
hoangthihaiyen2000

hoangthihaiyen2000

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 33 Bài viết

Bài 56 : $\begin{cases}x^2(y-z)=\frac{5}{3}\\y^2(z-x)=3 \\ z^2(x-y)=\frac{1}{3} \end{cases}$
Bài 57 : 
$\begin{cases}tan^{2}x+2cot^{2}2y=1\\tan^{2}y+2cot^{2}2z=1 \\ tan^{2}z+2cot^{2}2x=1 \end{cases}$
Bài 58 : 
$\begin{cases}x(y+z)=x^{2}+2 \\y(z+x)=y^{2}+3\\ z(x+y)=z^{2}+4 \end{cases}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoangthihaiyen2000: 15-06-2016 - 08:59

                                                                   Never Give Up !!


#152
nguyenduy287

nguyenduy287

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 256 Bài viết

Bài 57 : ta cộng vế theo vế 3 pt lại ta được $\sum tan^2x+\sum 2cot^2x=3$

mà lại có :$tan^2x+2cot^2x\geq 2\sqrt{2}tanxcotx=2\sqrt{2}$

viết lại 3 bđt tương tự ta thấy $VT\geq 6\sqrt{2}>3=VP$

 Vậy hệ pt đã cho vô nghiệm :D


  "DÙ BẠN NGHĨ BẠN CÓ THỂ HAY BẠN KHÔNG THỂ, BẠN ĐỀU ĐÚNG "

                                                                                               -Henry Ford -

  

 

 

 

 


#153
nguyenduy287

nguyenduy287

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 256 Bài viết

Bài 56: Từ pt(1) suy ra$y\geq z$

từ pt(2) suy ra $z\geq x$

từ pt (3) suy ra $x\geq y$

từ đó x=y=z

khi đó thế vào pt ta thấy hệ đã cho vô nghiệm :D 


  "DÙ BẠN NGHĨ BẠN CÓ THỂ HAY BẠN KHÔNG THỂ, BẠN ĐỀU ĐÚNG "

                                                                                               -Henry Ford -

  

 

 

 

 


#154
buiminhhieu

buiminhhieu

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1150 Bài viết

$59)\left\{\begin{matrix} x^{2}+3y\sqrt{\frac{x^{2}-1}{y}}=1+4y & \\ \sqrt[3]{x+6}+\sqrt{x+y-x^{2}}=y& \end{matrix}\right.$

$60)\left\{\begin{matrix} \sqrt{3x+y}+\sqrt{2x+7y} =10& \\ (\sqrt{x}+\sqrt{y})(\frac{1}{\sqrt{x+3y}}+\frac{1}{\sqrt{3x+y}})=2& \end{matrix}\right.$

$61)\left\{\begin{matrix} x\sqrt{y}+y\sqrt{x}+2(x+y-xy)=4 & \\ x\sqrt{x^{2}+3xy}+y\sqrt{y^{2}+3xy}=4& \end{matrix}\right.$

$62)\left\{\begin{matrix} xy+6y\sqrt{x-1}+12y=4 & \\ \frac{xy}{1+y}+\frac{1}{xy+y}=\frac{2\sqrt{x}}{\sqrt{x}+\sqrt{y}}& \end{matrix}\right.$

$63)\left\{\begin{matrix} 9y^{2}(x+3y)=1-x^{3}y^{3} & \\ \sqrt{x^{2}+1}=y+2\sqrt{2} & \end{matrix}\right.$

$64)(x+1)\sqrt{x+2}+(x+6)\sqrt{x+7}=x^{2}+7x+12$


%%- Chuyên Vĩnh Phúc

6cool_what.gif


#155
Baoriven

Baoriven

    Thượng úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 1424 Bài viết

Mong các bạn giải xong hãy đóng góp. Các bạn có giải bài thì đóng góp đề mới.

Đừng đăng nhiều bài quá, rất khó theo dõi trong Topic.

Chúng ta sẽ bỏ qua các bài từ 59 đến 64 do đã có ở link này: http://diendantoanho...x6sqrtx7x27x12/


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Baoriven: 15-06-2016 - 15:14

$$\mathbf{\text{Every saint has a past, and every sinner has a future}}.$$


#156
An Infinitesimal

An Infinitesimal

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1803 Bài viết

Bài 54: Giải phương trình sau:

$16x^5-20x^3+5x+2013=0$

 

Giải bài 54:

 

Dễ nhận thấy nghiệm phương trình thỏa $|x|>1$.

 $16x^5-20x^3+5x+2013= x(x^2-1)(16x^2-4)+x+2013$ nên phương trình không có nghiệm lớn hơn 1.

Do đó $ x<-1$.

Đặt $x= - \cosh(t)=- \frac{e^t+e^{-t}}{2}$ (với $t>0$).

Nhận xét \[16{\cosh^5(t)}-20{\cosh^3(t)}​+5\cosh(t)= \cosh(5t).\]

Do đó \[\cosh(5t)=2013.\]

Hay \[e^{10t}-4026 e^{5t}+1=0.\]

Suy ra phương trình ban đầu có nghiệm thực duy nhất

\[x= -\frac{\sqrt[5]{2013 - 2\sqrt{1013042}}+\sqrt[5]{2013 + 2\sqrt{1013042}}}{2}.\]

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vanchanh123: 15-06-2016 - 22:21

Đời người là một hành trình...


#157
quanminhanh

quanminhanh

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 111 Bài viết

có thánh nào biết nhẩm nghiệm của hệ phương trình bằng máy casio ko chỉ mình với cảm ơn nhiều lắm



#158
An Infinitesimal

An Infinitesimal

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1803 Bài viết

Bài 53: Giải hệ phương trình sau:

$\sqrt[4]{x}+\sqrt[4]{y}+2(x+y)=4+2\sqrt{xy}$

$\sqrt{x}\sqrt{3x+6\sqrt{xy}}+\sqrt{y}\sqrt{3y+6\sqrt{xy}}-6=0$

 

Giải bài 53:

 

Để giảm rối mắt do các dấu căn làm rối mắt gây ra, ta đặt $a=\sqrt[4]{x}, b=\sqrt[4]{y},$ với $a, b\ge 0$.

Hệ phương trình trở thành

\[a+b+2(a^4+b^4)=4+2a^2b^2,\]

\[a^3 \sqrt{3a^2+6b^2}+b^3 \sqrt{3b^2+6a^2}=6.\]

Từ phương trình thứ nhất, ta suy ra $a+b\ge 2.\$

Dùng BĐT BCS, ta thu được $\sqrt{3x^2+6y^2}\ge x+2y.$

Do đó VT, VT của phương trình thứ 2, thỏa

\[VT\ge a^3(a+2b)+b^3(b+2a) \ge 6.\]

 

Suy ra hệ tương đương \[a=b=1.\]

Vậy hệ ban đầu có nghiệm duy nhất $x=y=1.$


Đời người là một hành trình...


#159
Baoriven

Baoriven

    Thượng úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 1424 Bài viết

Bài 45: Giải hệ phương trình:

$3x^2+xy-6x-y+2=0$

$\frac{4x^4}{(1+x)^4}=\frac{2xy}{(1+x)^2}+3$

Hệ $3(x-1)^2+y(x-1)-1=0(1)$

      $3[\frac{-2x}{3(x+1)^2}]^2+y[\frac{-2x}{3(x+1)^2}]-1=0(2)$

Xét phương trình: $3t^2+yt-1=0(3)$

Từ (1) và (2) $\Rightarrow t_{1}=x-1;t_{2}=\frac{-2x}{3(x+1)^2}$ là 2 nghiệm của phương trình (3).

Theo Viete ta có: $(x-1).\frac{-2x}{3(x+1)^2}=\frac{-1}{3}$

$\Leftrightarrow x=2\pm \sqrt{5}\Rightarrow y=\frac{1-3(1\pm \sqrt{5})^2}{1\pm \sqrt{5}}$


$$\mathbf{\text{Every saint has a past, and every sinner has a future}}.$$


#160
An Infinitesimal

An Infinitesimal

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1803 Bài viết

Hệ $3(x-1)^2+y(x-1)-1=0(1)$

      $3[\frac{-2x}{3(x+1)^2}]^2+y[\frac{-2x}{3(x+1)^2}]-1=0(2)$

Xét phương trình: $3t^2+yt-1=0(3)$

Từ (1) và (2) $\Rightarrow t_{1}=x-1;t_{2}=\frac{-2x}{3(x+1)^2}$ là 2 nghiệm của phương trình (3).

Theo Viete ta có: $(x-1).\frac{-2x}{3(x+1)^2}=\frac{-1}{3}$

$\Leftrightarrow x=2\pm \sqrt{5}\Rightarrow y=\frac{1-3(1\pm \sqrt{5})^2}{1\pm \sqrt{5}}$

Ý tưởng rất tuyệt vời! Tuy nhiên, mình có vài lý do kết quả sai.

 

Lời giải được hiệu chỉnh lại như sau:

Hiển nhiên $3t^2+yt-1=0 (*)$  luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi $y$.

Theo các lập luận của Baoriven, ta có $x-1$ và $\frac{-2x}{3(x+1)^2}$  đều là nghiệm của (*). Hiển nhiên, chúng có thể là hai nghiệm phân biệt, hoặc chúng trùng nhau và phương trình (*) còn một nghiệm khác.

Trường hợp 1:  $\frac{-2x}{3(x+1)^2}\neq x-1$.

Trường hợp 2:  $\frac{-2x}{3(x+1)^2}=x-1$

Trường hợp này cũng cho ra một nghiệm của hệ.


Đời người là một hành trình...





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh