Đến nội dung

Hình ảnh

Marathon Phương trình và hệ phương trình VMF

* * * * - 17 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 375 trả lời

#101
Baoriven

Baoriven

    Thượng úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 1424 Bài viết

Lời giải bài 32:

$f(x)=x^{9}-9x^{7}+3x^{6}+27x^{5}-18x^{4}-27x^{3}+27x^{2}-1$

Ta có: $f(x)\rightarrow -\infty\Leftrightarrow x\rightarrow -\infty$

$f(2)=3>0; f(-\sqrt{3})=-1<0;f(-1)=19>0;f(0)=-1<0;f(1)=3>0;f(\sqrt{3})=-1<0$

$f(x)\rightarrow +\infty\Leftrightarrow x\rightarrow +\infty$

nên phương trình có 7 nghiệm thực thuộc : $(-\infty;-2 );(-2;-\sqrt{3});(-\sqrt{3};-1);(-1;0);(0;1);(1;\sqrt{3});(\sqrt{3};+\infty )$


$$\mathbf{\text{Every saint has a past, and every sinner has a future}}.$$


#102
nguyenduy287

nguyenduy287

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 256 Bài viết

pt nói chứng minh có 7 nghiệm thực chứ k nói là 7 nghiệm thực thuộc đoạn nào bạn ơi .....:D


  "DÙ BẠN NGHĨ BẠN CÓ THỂ HAY BẠN KHÔNG THỂ, BẠN ĐỀU ĐÚNG "

                                                                                               -Henry Ford -

  

 

 

 

 


#103
Baoriven

Baoriven

    Thượng úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 1424 Bài viết

Chứng minh phương trình có nghiệm thực sao bạn, tui chưa học 


$$\mathbf{\text{Every saint has a past, and every sinner has a future}}.$$


#104
NTA1907

NTA1907

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1014 Bài viết

Vì trong mấy tuần tới mình có thể không lên diễn đàn thường xuyên được nên xin post tạm mấy bài tập này để các bạn làm. Xong việc nếu còn bài nào chưa có giải thì ta sẽ thảo luận sau:

Bài toán 33(Sưu tầm): Giải phương trình: $\frac{2012}{x+y}+\frac{x}{y+2011}+\frac{y}{4023}+\frac{2011}{2012+x}=\frac{2}{z}$ với $x,y,z\in Z^{+}$

Bài toán 34(Sưu tầm): Tìm mối quan hệ giữa các hệ số để phương trình sau có nghiệm duy nhất: $a\sqrt{10x+1}+b\sqrt{3x-5}=c\sqrt{9x+4}+d\sqrt{2x-2}$

Bài toán 35(Sưu tầm): Giải hệ phương trình: 

$\left\{\begin{matrix} &7^{1+x-y}+3^{1+x-y}+7^{1-x+y}+3^{1-x+y}=10^{1+x-y}+10^{1-x+y} \\ &4x^{2}+\sqrt{2x+3}=8y+1 \end{matrix}\right.$

Bài toán 36(Sưu tầm): Cho các phương trình: $x^{2}+ax+1=0$(1); $x^{2}+bx+1=0$(2); $x^{2}+cx+1=0$(3). Biết rằng tích 1 nghiệm của (1) với một nghiệm nào đó của (2) là nghiệm của (3). Chứng minh rằng: $a^{2}+b^{2}+c^{2}+abc=4$

Bài toán 37(VMO2002): Xét phương trình $\sum_{i=1}^{n}\frac{1}{i^{2}x-1}=\frac{1}{2}$, với n là số nguyên dương. Chứng minh rằng với mỗi số nguyên dương n, phương trình nêu trên có một nghiệm duy nhất lớn hơn 1; kí hiệu nghiệm đó là $x_{n}$

Bài toán 38(Sưu tầm): Giả sử phương trình sau có n nghiệm phân biệt: $a_{0}x^{n}+a_{1}x^{n-1}+...+a_{n-1}x+a_{n}=0$, ($a_{0}\neq 0$). Chứng minh:

$(n-1)a_{1}^{2}> 2na_{0}a_{2}$

Bài toán 39(Sưu tầm): Giải hệ phương trình:

$\left\{\begin{matrix} &\sqrt{x}+\sqrt{y}+\sqrt{2x-y}=\dfrac{3}{2} \\ &(x+y+xy+1)(2x-y+1)=\dfrac{125}{64} \end{matrix}\right.$

Bài toán 40(Sưu tầm): Giả sử $x_{1}, x_{2}, x_{3}, x_{4}, x_{5}$ là các số nguyên dương thoả mãn hệ sau:

$\left\{\begin{matrix} &x_{1}+x_{2}+x_{3}+x_{4}+x_{5}=1000 & & & & \\ &x_{1}-x_{2}+x_{3}-x_{4}+x_{5}> 0 & & & & \\ &x_{1}+x_{2}-x_{3}+x_{4}-x_{5}> 0 & & & & \\ &-x_{1}+x_{2}+x_{3}-x_{4}+x_{5}> 0 & & & & \\ &x_{1}-x_{2}+x_{3}+x_{4}-x_{5}> 0 & & & & \\ &-x_{1}+x_{2}-x_{3}+x_{4}+x_{5}> 0 & & & & \end{matrix}\right.$

Tìm GTLN của $(x_{1}+x_{3})^{x_{2}+x_{4}}$

 

Spoiler

 

\begin{array}{| l | l |} \hline \text{PlanBbyFESN} & 3\\ \hline \text{Issac Newton of Ngoc Tao} & 2\\ \hline \text{tungteng532000} & 1,5\\ \hline \text{nguyenduy287} & 7,5\\ \hline \text{NTA1907} & 7,5\\ \hline \text{leminhnghiatt} & 6\\ \hline \text{haichau0401} & 2\\ \hline \text{chieckhantiennu} & 1\\ \hline \text{the unknown} & 2\\ \hline \text{Thislife} & 2\\ \hline \text{LuaMi} & 1,5\\ \hline \text{Baoriven} & 3\\ \hline \end{array}


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi NTA1907: 01-06-2016 - 21:38

Vũ trụ không có biên trong không gian, không có bắt đầu và kết thúc trong thời gian và chẳng có việc gì cho đấng sáng thế phải làm ở đây cả.

 


#105
Thislife

Thislife

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 56 Bài viết

Lời giải bài 32:

$f(x)=x^{9}-9x^{7}+3x^{6}+27x^{5}-18x^{4}-27x^{3}+27x^{2}-1$

Ta có: $f(x)\rightarrow -\infty\Leftrightarrow x\rightarrow -\infty$

$f(2)=3>0; f(-\sqrt{3})=-1<0;f(-1)=19>0;f(0)=-1<0;f(1)=3>0;f(\sqrt{3})=-1<0$

$f(x)\rightarrow +\infty\Leftrightarrow x\rightarrow +\infty$

nên phương trình có 7 nghiệm thực thuộc : $(-\infty;-2 );(-2;-\sqrt{3});(-\sqrt{3};-1);(-1;0);(0;1);(1;\sqrt{3});(\sqrt{3};+\infty )$

Bạn đã chỉ ra 7 nghiệm thuộc 7 khoảng kia rồi thì bạn phải cm nó là 7 nghiệm duy nhất.

Nghĩa là bạn phải chứng minh được sự đồng biến (nghịch biến )  của từng khoảng. Vd :$f(-2)f(-\sqrt{3})< 0$, nếu không cm được f(x) đồng biến (nghịch biến) trên $(-2;-\sqrt{3})$  thì có thể có nhiều hơn 1 nghiệm thuộc khoảng $(-2;-\sqrt{3})$ này.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Thislife: 01-06-2016 - 21:55


#106
Baoriven

Baoriven

    Thượng úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 1424 Bài viết

Lời giải bài 39: 

Đặt $a=\sqrt{x};b=\sqrt{y};c=\sqrt{2x-y}(a,b,c\geq 0,2x\geq y)$

Từ hpt đã cho ta có: $a+b+c=\frac{3}{2} and (a^{2}+1)(b^{2}+1)(c^{2}+1)=\frac{125}{64}$

Ta chứng minh với a,b,c không âm và $a+b+c=\frac{3}{2}$ thì $(a^{2}+1)(b^{2}+1)(c^{2}+1)\geq \frac{125}{64}$ (1)

Ta có:

$\left(a^{2}+1 \right)\left(b^{2}+1 \right)\left(c^{2}+1 \right)=a^{2}b^{2}c^{2}+a^{2}+b^{2}+c^{2}+a^{2}b^{ 2}+b^{2}c^{2}+c^{2}a^{2}+1=a^{2}b^{2}c^{2}+\left(a b+bc+ca \right)^{2}-2abc\left(a+b+c \right)+\left(a+b+c \right)^{2}-2\left(ab+bc+ca \right)+1=a^{2}b^{2}c^{2}-3abc+\left(ab+bc+ca \right)^{2}-2\left(ab+bc+ca \right)+\frac{13}{4}\geq \frac{125}{64}$

Thật vậy vì: $0\leq abc\leq \frac{1}{8}\Rightarrow (abc)^2-3abc\geq \frac{-23}{64}$

 $0\leq ab+bc+ca\leq \frac{3}{4}\Rightarrow (ab+bc+ca)^2-2(ab+bc+ca)\geq \frac{-15}{16}$

nên ta được a=b=c=1/2 suy ra x=y=1/4


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Baoriven: 01-06-2016 - 22:41

$$\mathbf{\text{Every saint has a past, and every sinner has a future}}.$$


#107
Baoriven

Baoriven

    Thượng úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 1424 Bài viết

Lời giải bài 36:

Xét x1,x2,x3 lần lượt là nghiệm của từng phương trình (1),(2),(3)

Dễ thấy x1,x2,xlà 3 nghiệm khác không

Từ đó ta có: $x_{1}+\frac{1}{x_{1}}=-a;x_{2}+\frac{1}{x_{2}}=-b;x_{3}+\frac{1}{x_{3}}=-c$

Suy ra : $x_{1}+x_{2}=-(a+b).\frac{x_{3}}{1+x_{3}}$

Ta có : $(x_{1}+\frac{1}{x_{1}})(x_{2}+\frac{1}{x_{2}})=x_{1}x_{2}+\frac{1}{x_{1}x_{2}}+\frac{(x_{1}+x_{2})^{2}}{x_{1}x_{2}}-2$

Suy ra: $ab=-c+\frac{(a+b)^{2}}{\frac{1}{x_{3}}+x_{3}+2}-2$

Tư đó được : $ab=-c+\frac{(a+b)^{2}}{-c+2}-2$ => đpcm


$$\mathbf{\text{Every saint has a past, and every sinner has a future}}.$$


#108
LuaMi

LuaMi

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 46 Bài viết

Bài 33: Đặt: $u=2011,v=2012$. Từ PT ta có: $\frac{2}{z}=\sum \frac{x}{y+u}\geq 2\Rightarrow z\leq 1\Rightarrow z=1$

PT trở thành: $\sum \frac{x}{y+u}=2$. Dấu "=" của bất đẳng thức xảy ra khi $x=2011,y=2012$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi LuaMi: 02-06-2016 - 09:05


#109
NTA1907

NTA1907

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1014 Bài viết

Bài 33: Đặt: $u=2011,v=2012$. Từ PT ta có: $\frac{2}{z}=\sum \frac{x}{y+u}\geq 2\Rightarrow z\leq 1\Rightarrow z=1$

PT trở thành: $\sum \frac{x}{y+u}=2$. Dấu "=" của bất đẳng thức không xảy ra. Vậy PT vô nghiệm

Kết quả Bài 33: $x=2011, y=2012, z=1$


Vũ trụ không có biên trong không gian, không có bắt đầu và kết thúc trong thời gian và chẳng có việc gì cho đấng sáng thế phải làm ở đây cả.

 


#110
LuaMi

LuaMi

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 46 Bài viết

Bài 35: Điều kiện: $x\geq \frac{-3}{2},y\geq \frac{-1}{8}$. Đặt: $t=x-y$. Ta có PT đầu trở thành:$7^{1+t}+3^{1+t}+7^{1-t}+3^{1-t}=10^{1+t}+10^{1-t}$

Dễ chứng minh được bổ đề sau: Với $a>b>1$ và số thực $m$ thì bất đẳng thức sau luôn đúng: $a^m+a^{-m}\geq b^m+b^{-m}$. Dấu $"="$ xảy ra khi $m=0$

Từ bổ đề ta có:

$\left\{\begin{matrix} 10^t+10^{-t}\geq 3^t+3^{-t} \\ 10^t+10^{-t}\geq 7^t+7^{-t} \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} 3(10^t+10^{-t})\geq 3^{1+t}+3^{1-t} \\ 7(10^t+10^{-t})\geq 7^{1+t}+7^{1-t} \end{matrix}\right.$

Suy ra: $7^{1+t}+3^{1+t}+7^{1-t}+3^{1-t}\leq 10^{1+t}+10^{1-t}$. Từ đó ta có: $t=0$ hay $x=y$. Thế xuống PT dưới, ta được PT: $4x^2+\sqrt{2x+3}=8x+1\Leftrightarrow 4x^2-6x+\frac{9}{4}=2x+3-\sqrt{2x+3}+\frac{1}{4}$

$\Leftrightarrow (2x-\frac{3}{2})^2=(\sqrt{2x+3}-\frac{1}{2})^2$

...


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi LuaMi: 02-06-2016 - 15:44


#111
LuaMi

LuaMi

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 46 Bài viết

Bài toán 32(Sưu tầm): Chứng minh phương trình sau có 7 nghiệm thực: $g(x)=x^{9}-9x^{7}+3x^{6}+27x^{5}-18x^{4}-27x^{3}+27x^{2}-1=0$

 

Ta có: $g'(x)=9x(x-1)^3(x+1)(x+2)(x^2-3)$. Lập bảng biến thiên ta có ngay đpcm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi LuaMi: 02-06-2016 - 16:13


#112
Baoriven

Baoriven

    Thượng úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 1424 Bài viết

lời giải

 

Bài 35: Điều kiện: 

x32,y18x≥−32,y≥−18. Đặt: t=xyt=x−y. Ta có PT đầu trở thành:71+t+31+t+71t+31t=101+t+101t71+t+31+t+71−t+31−t=101+t+101−t

Dễ chứng minh được bổ đề sau: Với a>b>1a>b>1 và số thực mm thì bất đẳng thức sau luôn đúng: am+ambm+bmam+a−m≥bm+b−m. Dấu "=""=" xảy ra khi m=0m=0

Từ bổ đề ta có:

{10t+10t3t+3t10t+10t7t+7t{3(10t+10t)31+t+31t7(10t+10t)71+t+71t{10t+10−t≥3t+3−t10t+10−t≥7t+7−t⇒{3(10t+10−t)≥31+t+31−t7(10t+10−t)≥71+t+71−t

Suy ra: 71+t+31+t+71t+31t101+t+101t71+t+31+t+71−t+31−t≤101+t+101−t. Từ đó ta có: t=0t=0 hay x=yx=y. Thế xuống PT dưới, ta được PT: 4x2+2x+3=8x+14x26x+94=2x+32x+3+144x2+2x+3=8x+1⇔4x2−6x+94=2x+3−2x+3+14

(2x32)2=(2x+312)2⇔(2x−32)2=(2x+3−12)2

...

Bài 35 của bạn LuaMi cho tui hỏi cm bđt đó sao vậy bạn


$$\mathbf{\text{Every saint has a past, and every sinner has a future}}.$$


#113
CHU HOANG TRUNG

CHU HOANG TRUNG

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 237 Bài viết

Bài 36. Giải phương trình 
 $x(\sqrt{2x+5}+\sqrt[3]{7x+13})=3x+6$


:like  MATHS   :like

ღ Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic. 

 

:ukliam2: Học, Học nữa , Học mãi     :ukliam2:

:icon12:  :icon12:  :icon12:

 

   :ukliam2:      My Blog : http://chuhoangtrung....blogspot.com/      :ukliam2:

 


#114
LuaMi

LuaMi

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 46 Bài viết

Bài 37: Đặt: $f(x)=\sum_{i=1}^{n}\frac{1}{i^2x-1}-\frac{1}{2}$

Với mọi $x_0>2n+1\geq 3$ thì $f(x_0)<0$. Ta có: $f(3)\geq 0$. Suy ra: $f(x_0).f(3)\leq 0$ hay PT có nghiệm lớn hơn hoặc bằng 3 hay PT có nghiệm lớn hơn 1

Giả sử PT có ít nhất hai nghiệm lớn hơn 1 phân biệt là $x_1,x_2$. Ta có:

$\left\{\begin{matrix} \sum_{i=1}^{n}\frac{1}{i^2x_1-1}=\frac{1}{2} & \\ \sum_{i=1}^{n}\frac{1}{i^2x_2-1}=\frac{1}{2} & \end{matrix}\right. \Rightarrow (x_1-x_2)(\sum_{i=1}^{n}\frac{i^2}{(i^2x_1-1)(i^2x_2-1)})=0\Rightarrow x_1=x_2$. Từ đó suy ra PT có duy nhất một nghiệm lớn hơn 1



#115
Baoriven

Baoriven

    Thượng úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 1424 Bài viết

Lời giải bài 38:

$f(x)=a_{0}x^{n}+a_{1}x^{n-1}+...+a_{n-1}x+a_{n}$

Nhận thấy rằng, f khả vi vô hạn trên R nên

f'(x) có n-1 nghiệm phân biệt

f''(x) có n-2 nghiệm phân biệt

$f^{[n-2]}(x)=\frac{n!}{2}a_{0}x^{2}+(n-1)!a_{1}x+(n-2)!a_{2}$ có 2 nghiệm phân biệt

Dùng Delta>0 ta có đpcm rồi 


$$\mathbf{\text{Every saint has a past, and every sinner has a future}}.$$


#116
Baoriven

Baoriven

    Thượng úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 1424 Bài viết

Xin post bài này nha. Dạo này topic ko nhận được nhiều lời giải

Bài 41:

$x^{6}-2017x^{2}+\sqrt{2016}=0$


$$\mathbf{\text{Every saint has a past, and every sinner has a future}}.$$


#117
nguyenduy287

nguyenduy287

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 256 Bài viết

Xin post bài này nha. Dạo này topic ko nhận được nhiều lời giải

Bài 41:

$x^{6}-2017x^{2}+\sqrt{2016}=0$

đặt $\sqrt{2016}=a$

pt viết lại $x^6-(a^2+1)x^2+a=0$

$(x^2-a)(x^4+ax^2-1)=0$

suy ra 1 nghiệm pt là $x=\pm \sqrt[4]{2016}$

pt còn lại là pt trùng phương đặt ẩn phụ là ra nhé :D


  "DÙ BẠN NGHĨ BẠN CÓ THỂ HAY BẠN KHÔNG THỂ, BẠN ĐỀU ĐÚNG "

                                                                                               -Henry Ford -

  

 

 

 

 


#118
nguyenduy287

nguyenduy287

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 256 Bài viết

mình có chút ý tưởng hơi dở bài 34 như sau :D :D 

pt viết lại $2a\sqrt{10x+1}+2b\sqrt{3x-5}=2c\sqrt{9x+4}+2d\sqrt{2x-2}$

$(\sqrt{10x+1}+a)^2-(\sqrt{3x-5}-b)^2=(\sqrt{9x+4}+c)^2-(\sqrt{2x-2}-d)^2+a^2-c^2-b^2+d^2$

$(\sqrt{10x+1}+a)^2-(\sqrt{9x+4}+c)^2-((\sqrt{3x-5}-b)^2-(\sqrt{2x-2}-d)^2)=(a-c)(a+c)-(b-d)(b+d)$

$(\frac{x-3}{\sqrt{10x+1}+\sqrt{9x+4}}+a-c)(\frac{x-3}{\sqrt{10x+1}-\sqrt{9x+4}}+a+c)-(\frac{x-3}{\sqrt{3x-5}+\sqrt{2x-2}}-(b-d))(\frac{x-3}{\sqrt{3x-5}-\sqrt{2x-2}}-(b+d))=(a-c)(a+c)-(b-d)(b+d)$

khai triển rút gọn đặt nhân tử chung ta được 

$(x-3)(\frac{a-c}{\sqrt{10x+1}-\sqrt{9x+4}}+\frac{a+c}{\sqrt{10x+1}+\sqrt{9x+4}}+\frac{b-d}{\sqrt{3x-5}-\sqrt{2x-2}}+\frac{b+d}{\sqrt{3x-5}+\sqrt{2x-2}})=0$

ta chỉ cần chứng minh phần còn lại trong ngoặc vô nghiệm là được rồi :D :D 

cách dở quá bạn nào có cách nào hay hơn thì đăng cho anh em học hỏi nhan :D


  "DÙ BẠN NGHĨ BẠN CÓ THỂ HAY BẠN KHÔNG THỂ, BẠN ĐỀU ĐÚNG "

                                                                                               -Henry Ford -

  

 

 

 

 


#119
Baoriven

Baoriven

    Thượng úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 1424 Bài viết

nguyenduy287 đăng đề để giải tiếp luôn bạn. 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Baoriven: 07-06-2016 - 14:36

$$\mathbf{\text{Every saint has a past, and every sinner has a future}}.$$


#120
nguyenduy287

nguyenduy287

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 256 Bài viết

BÀI 42: $18x^2-18x\sqrt{x}-17x-8\sqrt{x}-2=0$


  "DÙ BẠN NGHĨ BẠN CÓ THỂ HAY BẠN KHÔNG THỂ, BẠN ĐỀU ĐÚNG "

                                                                                               -Henry Ford -

  

 

 

 

 





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh