Tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$, đường tròn $(K)$ tiếp xúc $(O)$ tại $D$ và tiếp xúc $AC,AB$ lần lượt tại $E,F$. $AL$ là đường kính của $(O)$. $KE,KF$ lần lượt cắt $LB,LC$ tại $M,N$.Chứng minh rằng $AD\perp MN$

$AD\perp MN$
#1
Đã gửi 26-12-2016 - 17:52

#2
Đã gửi 26-12-2016 - 18:28

Phép nghịch đảo tâm $A$ phương tích $AB.AC$ hợp phép đối xứng trục $\iota$ là phân giác góc $\widehat{BAC}$ , ta đưa bài toán về như sau : Cho tam giác $ABC$ đường tròn bàng tiếp góc $A$ của tam giác tiếp xúc $BC, CA,AB$ tại $D,E,F$ , khi đó $AD ,CF,BE$ đồng quy , đến đây ta có thể dùng Ceva để có dpcm
Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ecchi123: 26-12-2016 - 18:28
- CaptainCuong và moonkey01 thích
#3
Đã gửi 28-12-2016 - 22:21

Tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$, đường tròn $(K)$ tiếp xúc $(O)$ tại $D$ và tiếp xúc $AC,AB$ lần lượt tại $E,F$. $AL$ là đường kính của $(O)$. $KE,KF$ lần lượt cắt $LB,LC$ tại $M,N$.Chứng minh rằng $AD\perp MN$
Bài này tương đương bài TST Hà Nội 2015-2016
- lmht yêu thích
#4
Đã gửi 29-12-2016 - 21:54

Phép nghịch đảo tâm $A$ phương tích $AB.AC$ hợp phép đối xứng trục $\iota$ là phân giác góc $\widehat{BAC}$ , ta đưa bài toán về như sau : Cho tam giác $ABC$ đường tròn bàng tiếp góc $A$ của tam giác tiếp xúc $BC, CA,AB$ tại $D,E,F$ , khi đó $AD ,CF,BE$ đồng quy , đến đây ta có thể dùng Ceva để có dpcm
Bạn chém ghê quá, bạn có biết phép đó là sao không vậy ?
#5
Đã gửi 30-12-2016 - 07:53

Bạn chém ghê quá, bạn có biết phép đó là sao không vậy ?
Mình đâu có chém , bạn biến thử xem
#6
Đã gửi 30-12-2016 - 13:41

Mình đâu có chém , bạn biến thử xem
Chẳng hạn bạn muốn chứng minh AD vuông MN thì bạn phải chứng minh đi qua tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác (AM'N') chẳng hạn, chứ 3 đường AD, BE, CF đồng quy không liên quan gì cả.
#7
Đã gửi 31-12-2016 - 18:03

Chẳng hạn bạn muốn chứng minh AD vuông MN thì bạn phải chứng minh đi qua tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác (AM'N') chẳng hạn, chứ 3 đường AD, BE, CF đồng quy không liên quan gì cả
bạn thử biến mới biết dc chứ , thật ra nếu gọi $BE$ cắt $CF$ tại $U$ thì $MN$ biến thành đường tròn đường kính $UA$ , việc chứng mình $U$ thuộc $AD$ ngang với việc chứng mình 3 đường đó đồng quy còn gì
1 người đang xem chủ đề
0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh