Đến nội dung

Hình ảnh

$\boxed{Topic}$ ÔN THI VÀO THPT CHUYÊN TOÁN NĂM HỌC 2017-2018

ôn thi vào thpt chuyên 2017 ôn thi vào thpt chuyên toán

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 136 trả lời

#41
HoangKhanh2002

HoangKhanh2002

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 483 Bài viết

TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠNG-4.jpg

TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠNG-5.jpg



#42
HoangKhanh2002

HoangKhanh2002

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 483 Bài viết

TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠNG-6.jpg

TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠNG-7.jpg



#43
HoangKhanh2002

HoangKhanh2002

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 483 Bài viết

Các bài toán số học

$\boxed{1}$Tìm nghiệm nguyên của phương trình: $x^2-2x=27y^3$

$\boxed{2}$ Tìm tất cả các cặp số nguyên dương (x; y) thoả mãn: $(x+y)^3=(x-y-6)^2$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HoangKhanh2002: 24-02-2017 - 23:01


#44
Ngoc Hung

Ngoc Hung

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1547 Bài viết

$\boxed{1}$Tìm nghiệm nguyên của phương trình: $x^2-2x=27y^3$

 

 

$(x-1)^{2}=(3y+1)(9y^{2}-3y+1)$

Gọi $\left ( 3y+1;9y^{2}-3y+1 \right )=d\Rightarrow \left\{\begin{matrix} (3y+1)\vdots d & \\ (9y^{2}-3y+1)\vdots d & \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} (3y+1)\vdots d & \\ (3y+1)^{2}-9y \vdots d& \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} (9y+3)\vdots d & \\ 9y\vdots d & \end{matrix}\right.\Rightarrow d=1$ 

Do đó 3y + 1 = 1 giải tiếp



#45
Baoriven

Baoriven

    Thượng úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 1424 Bài viết

$\boxed{3}$. Tìm nghiệm nguyên của phương trình:

$2^x+3^y=z^2$


$$\mathbf{\text{Every saint has a past, and every sinner has a future}}.$$


#46
Ngoc Hung

Ngoc Hung

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1547 Bài viết

$\boxed{3}$. Tìm nghiệm nguyên của phương trình:

$2^x+3^y=z^2$

 

Vì $z^{2}$ là số chính phương nên chia cho 3 dư 0 hoặc 1. Do đó $z^{2}-3^{y}=2^{x}$ chia cho 3 dư 0 hoặc 1

- Xét x lẻ suy ra $2^{x}$ chia cho 3 dư 2 (loại)

- Xét x chẵn . Đặt x = 2k.

Khi đó ta có $z^{2}-2^{2k}=3^{y}\Rightarrow \left ( z-2^{k} \right )\left ( z+2^{k} \right )=3^{a}.3^{b}$

Trong đó a, b là các số tự nhiên thỏa mãn a + b = y và $a\geq b$.

Do đó $\left\{\begin{matrix} z+2^{k}=3^{a} & \\ z-2^{k}=3^{b} & \end{matrix}\right.\Rightarrow 2.2^{k}=3^{a}-3^{b}\Rightarrow 2^{k+1}=3^{b}\left ( 3^{a-b}-1 \right )\Rightarrow 2^{k+1}\vdots 3^{b}$, vô lí.

Vậy b = 0. Khi đó ta có $2^{k+1}+1=3^{y}$

- Xét $y\leq 0$ không thỏa mãn

- Xét y = 1 suy ra k = 0. Ta có (x; y; z) = (0; 1; 2) thỏa mãn

- Xét $y\geq 2$ khi đó.  Nếu $k+1\geq 6$ thì $2^{k+1}+1=64.2^{n}+1$ không chia hết cho 9, mà $3^{y}$ chia hết cho 9

Vậy $0\leq k+1\leq 5$. Lần lượt thay k + 1 = 0, 1, 2, 3, 4, 5 ta có k = 2 thỏa mãn. Suy ra (x; y; z) = (4; 2; 5) thỏa mãn 

 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ngoc Hung: 01-03-2017 - 06:48


#47
HoangKhanh2002

HoangKhanh2002

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 483 Bài viết

Vì $z^{2}$ là số chính phương nên chia cho 3 dư 0 hoặc 1. Do đó $z^{2}-3^{y}=2^{x}$ chia cho 3 dư 0 hoặc 1

- Xét x lẻ suy ra $2^{x}$ chia cho 3 dư 2 (loại)

- Xét x chẵn . Đặt x = 2k.

Khi đó ta có $z^{2}-2^{2k}=3^{y}\Rightarrow \left ( z-2^{k} \right )\left ( z+2^{k} \right )=3^{a}.3^{b}$

Trong đó a, b là các số tự nhiên thỏa mãn a + b = y và $a\geq b$.

Do đó $\left\{\begin{matrix} z+2^{k}=3^{a} & \\ z-2^{k}=3^{b} & \end{matrix}\right.\Rightarrow 2.2^{k}=3^{a}-3^{b}\Rightarrow 2^{k+1}=3^{b}\left ( 3^{a-b}-1 \right )\Rightarrow 2^{k+1}\vdots 3^{b}$, vô lí.

Vậy b = 0. Khi đó ta có $2^{k+1}+1=3^{y}$

- Xét $y\leq 0$ không thỏa mãn

- Xét y = 1 suy ra k = 0. Ta có (x; y; z) = (0; 1; 2) thỏa mãn

- Xét $y\geq 2$ khi đó.  Nếu $k+1\geq 6$ thì $2^{k+1}+1=64.2^{n}+1$ không chia hết cho 9, mà $3^{y}$ chia hết cho 9

Vậy $0\leq k+1\leq 5$. Lần lượt thay k + 1 = 0, 1, 2, 3, 4, 5 ta có k = 2 thỏa mãn. Suy ra (x; y; z) = (4; 2; 5) thỏa mãn 

 

Thiếu nghiệm rồi thầy ơi (x; y; z) = (3; 0; 3)



#48
Ngoc Hung

Ngoc Hung

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1547 Bài viết

Cho a, b, c là độ dài ba cạnh của một tam giác thỏa mãn abc = 3b + 6c. Chứng minh rằng 

$\frac{3}{b+c-a}+\frac{4}{c+a-b}+\frac{5}{a+b-c}\geq 4$



#49
NHoang1608

NHoang1608

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 375 Bài viết

Cho a, b, c là độ dài ba cạnh của một tam giác thỏa mãn abc = 3b + 6c. Chứng minh rằng 

$\frac{3}{b+c-a}+\frac{4}{c+a-b}+\frac{5}{a+b-c}\geq 4$

Từ GT ta có $a=\frac{3}{c}+\frac{6}{b}$

             hay $\frac{a}{3}=\frac{1}{c}+\frac{2}{b}$ $(1)$

BDT $\Leftrightarrow \frac{1}{b+c-a}+\frac{1}{c+a-b}+\frac{2}{a+b-c}+\frac{2}{b+c-a}+\frac{3}{c+a-b}+\frac{3}{a+b-c} \geq 4$ (*)

Mặt khác VT(*)  $\geq \frac{2}{c}+\frac{4}{b}+\frac{6}{a}=\frac{2a}{3}+\frac{6}{a}$ [theo $(1)$ và bđt Cauchy-Schwarz]

Ap dụng BĐT AM-GM ta có : $\frac{2a}{3}+\frac{6}{a}\geq 4$

Suy ra đpcm. DBXR khi $a=b=c=3$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi NHoang1608: 01-03-2017 - 13:13

The greatest danger for most of us is not that our aim is too high and we miss it, but that it is too low and we reach it.

----- Michelangelo----


#50
HoangKhanh2002

HoangKhanh2002

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 483 Bài viết

$\boxed{5}$. Cho $P(x)=x^3-3x^2+14x-2$. Tìm các số tự nhiên x nhỏ hơn 100 mà P(x) chia hết cho 11

---Trích đề thi HSG Toán 9 tỉnh Phú Thọ 2013 - 2014---

PS: Thầy NgocHung: Thầy ơi mình đang làm các bài toán về số học mà. Rất mong thầy đóng góp nhưng em nghĩ mình nên theo từng dạng, từng phần không nên làm thế này. Nó lộn xộn mà hiệu quả ôn thi thấp ạ! Với lại thầy không đánh số cho bài nên không có trật tự cho các bài viết. Mong thầy sửa ạ!!!


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HoangKhanh2002: 01-03-2017 - 13:52


#51
HoangKhanh2002

HoangKhanh2002

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 483 Bài viết

 

Các bài toán số học

$\boxed{1}$Tìm nghiệm nguyên của phương trình: $x^2-2x=27y^3$

$\boxed{2}$ Tìm tất cả các cặp số nguyên dương (x; y) thoả mãn: $(x+y)^3=(x-y-6)^2$

 

Lời giải cho bài $\boxed{2}$:

Từ giả thiết $\Rightarrow \left | x-y-6 \right |=(x+y)\sqrt{x+y}> x+y (do x,y\geq 1)$. Xét các trường hợp:

- Nếu $x\geq y+6\Rightarrow \left | x-y-6 \right |=x-y-6> x+y\Leftrightarrow -2y-6>0$. Mà y > 0 $\Rightarrow$ vô lí

- Nếu $x< y+6\Rightarrow \left | x-y-6 \right |=y+6-x>x+y\Leftrightarrow 6-2x>0\Leftrightarrow x<3$

Mà x nguyên dương $\Rightarrow$ $x\in \left \{ 1;2 \right \}$

- Với x = 1 thay vào phương trình đã cho $\Rightarrow$ y = 3

- Với x = 2 thay vào phương trình đã cho $\Rightarrow$ $y\notin N*$

Vậy x = 1; y = 3

 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HoangKhanh2002: 02-03-2017 - 12:22


#52
Baoriven

Baoriven

    Thượng úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 1424 Bài viết

Bổ sung thêm lời giải của thầy NgocHung.

Do thầy thiếu trường hợp VP chia hết cho $3$.

Nhờ đó ta suy ra ngay $x=0$ và việc giải ra nghiệm $(3;0;3)$ là đơn giản.


$$\mathbf{\text{Every saint has a past, and every sinner has a future}}.$$


#53
viet9a14124869

viet9a14124869

    Trung úy

  • Thành viên
  • 903 Bài viết

Bài 5 ...

Ta có $p(x)=(x-2)(x^2-x+1)+11x$

Dễ thấy rằng $x^2-x+1$ không chia hết cho 11 với mọi x  ( bằng cách xét số dư của x khi chia cho 11 )

Do đó x-2 chia hết cho 11

Vậy $x\in \left \{ 2,13,24,35,46,57,68,79,90 \right \}$

 

 

^-^-^-^ .......topic rất hay và bổ ích .......^-^-^-^


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi viet9a14124869: 02-03-2017 - 12:23

                                                                    SÓNG BẮT ĐẦU TỪ GIÓ

                                                                    GIÓ BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU ?

                                                                    ANH CŨNG KHÔNG BIẾT NỮA 

                                                                    KHI NÀO...? TA YÊU NHAU .


#54
HoangKhanh2002

HoangKhanh2002

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 483 Bài viết

Bài 5

Ta có $p(x)=(x-2)(x^2-x+1)+11x$

Dễ thấy rằng $x^2-x+1$ không chia hết cho 11 với mọi x

Do đó x-2 chia hết cho 11

Vậy $x\in \left \{ 2,13,24,35,46,57,68,79,90 \right \}$

Bạn phải chứng minh rằng $x^2-x+1$ không chia hết cho 11 với mọi x. Nếu chưa CM nó chưa chặt chẽ



#55
HoangKhanh2002

HoangKhanh2002

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 483 Bài viết

$\boxed{6}$ Cho đa thức P(x) với hệ số nguyên thoả mãn: $P(2012)=P(2013)=P(2014)=2013$. Chứng minh rằng đa thức $P(x)-2014$ không có nghiệm nguyên



#56
viet9a14124869

viet9a14124869

    Trung úy

  • Thành viên
  • 903 Bài viết

$\boxed{6}$ Cho đa thức P(x) với hệ số nguyên thoả mãn: $P(2012)=P(2013)=P(2014)=2013$. Chứng minh rằng đa thức $P(x)-2014$ không có nghiệm nguyên

Bài 6 : Giả sử đa thức P(x) -2014 có nghiệm nguyên a 

Ta nhận thấy P(x)=(x-2012)(x-2013)(x-2014).Q(x) +2013 

Do P(a)-2014=0 nên (a-2012)(a-2013)(a-2014).Q(a)+2013-2014=0 hay (a-2012)(a-2013)(a-2014).Q(x)  =1 

Mặt khác ,,,,VT là số chẵn ,,,,,VP là số lẻ nên vô lí 

Vậy đa thức P(x)-2014 không có nghiệm nguyên (đpcm) ..........^-^


                                                                    SÓNG BẮT ĐẦU TỪ GIÓ

                                                                    GIÓ BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU ?

                                                                    ANH CŨNG KHÔNG BIẾT NỮA 

                                                                    KHI NÀO...? TA YÊU NHAU .


#57
HoangKhanh2002

HoangKhanh2002

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 483 Bài viết

Lời giải khác cho bài 5

toan.png



#58
IMO20xx

IMO20xx

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 22 Bài viết

Mình xin đóng góp một bài cho topic.

$\boxed{7}$ (Olympic Anh 2005) Cho N là số nguyên dương. Có đúng 2005 cặp (x, y) các số nguyên dương sao cho:

$$\frac{1}{x}+\frac{1}{y}=\frac{1}{N}.$$

Chứng minh rằng N là số chính phương.

Chú ý: Nếu a khác b thì cặp (a, b) khác (b, a).



#59
IMO20xx

IMO20xx

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 22 Bài viết

Để topic được tiếp tục thì mình xin đăng lên lời giải của bài toán 7 và đề nghị một bài toán mới.

problem7.png

Ở đây kí hiệu $d(N)$ thay cho số ước số tự nhiên của N.

Sau đây là bài toán mới.

$\boxed{8}$. (USA(J)MO 2015) Tìm các số nguyên $x,y$ sao cho $x^2+xy+y^2=\left( \frac{x+y}{3}+1\right) ^{3}$.

 



#60
HoangKhanh2002

HoangKhanh2002

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 483 Bài viết

$\boxed{9}$ Tìm nghiệm nguyên của phương trình: $3x^2+6y^2+2z^2+3y^2z^2-18x=6$






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh