Đến nội dung

Hình ảnh

Alan Turing

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
ngocson52

ngocson52

    Kẻ độc hành

  • Founder
  • 859 Bài viết
Turing là một trong những nhà khoa học lớn bị lãng quên của thế kỷ XX, cho dù ông là cha đẻ của máy tính, hay ít nhất cũng là một phần lý thuyết tạo ra nó. Sự đóng góp to lớn của ông đã quyết định sự chiến thắng của phe Đồng Minh trong Thế chiến II.

Hình đã gửi


Cha đẻ của khái niệm "máy tính"
Alan Turing sinh ngày 23 tháng6 năm 1912 tại Luân Đôn. Cha làm trong ngành thuế và phải sang làm việc tại Ấn Độ. Năm 1913, mẹ ông cũng rời nước Anh sang Ấn Độ theo chồng, để lại bé Alan mới được 1 tuổi nuôi bởi hết người giám hộ này tới người giám hộ khác trong các trường nội trú. Alan khôngphải là một học trò giỏi. Các giáo viên luôn phê bình ông là người học trò lơ đễnh. Năm 15 tuổi, ông gặp Christopher Morton và hai người bạn này đã cùng nhau trao đổi đam mê khoa học. Nhưng quan hệ này dẫn tới sự mập mờ giữa tình bạn và tình yêu. Nhưng việc Christopher mất vào tháng hai năm 1930 đã làm Turing hết sức bối rối.

Hình đã gửi

Máy viết mật mã Enigma đã khiến quân đồng minh đau đầu mất một thời gian dài


Tuy vậy, ông cũng thi đậu trường King's College tại Cambridge. Tại đây, tài năng của ông được phát triển vì không ai chế nhạo bệnh đồng tính luyến ái và bề ngoài khác biệt của ông. Tại trường, mỗi người đều giữ được cá tính của riêng mình. Alan thường để tóc tai, quần áo lôi thôi, lườicạo râu, thích đạp xe đạp, đeo một chiếc đồng hồ ở thắt lưng để xem thời gian đạp xe và luôn có một mặt nạ phòng khí độc đeo trên mặt đểphòng dị ứngphấn hoa (hay fever). Ngoài việc ham thích môn thể thao chạy bộ, Alan còn thích những công trình về cơ học lượng tử của John Von Neumann.

Cho dù ông lập dị, nhưng khả năng toán họccũng như những việc làm của ông thật đặc sắc. Năm 1924 Turing in mộtbài báo chứng tỏ rằng toán học luôn chứa những trạng thái mà không thể chứngminh hay bắtbẻ. Ngoài ra, ông dự định làm một chiếc máy có thể tính được bất cứ con số nào. Cái máy đó bao gồm một bộ phận điều khiển (control unit) và một bộ nhớ, có thểhoàn thiện nhiều thao táccơ bản: đọc, viết hay xóa nhữngký hiệu trên băng (tape) và cho băng chạy tới hay chạy lui. "Máy Turing" đơn giảnnày dùng làm mẫu cho cácmáy tính số sau này.

Ông cũng thích môn sinh học, đặc biệt là mạng nối giữa các dây thần kinh. Ông tự hỏi: "Tại sao các máy quá tài tình trong việc tính toán mà lại hạn chế sự mô phỏng những hành động tự nhiên giản dị nhất của người như đi lại, cầm cái ly...)?"
Trướctuổi 30, ông đã tưởng tượng ra những nền tảng căn bản cho một máy tính số (digital computer) hiện đại sau này và ông luôn là người dẫn đầu về lý thuyết cơ bản của trí thôngminh nhân tạo (artificial intelligence).
Là người nghĩ ra việc chế tạo một chiếc máy thông dụng cho toàn thế giới (universal machine), tìm ra cách thức để một máy tính có thể làm rất nhiều chuyện, tiếc thay Turing không còn sống để thấy sự tiến triển khổng lồ của ngành thông tin và máy tính.

Phá mật mã phát xít Đức
Trướccông chúng, ông làmột nhà toán họctài ba, đã giúp phe Đồng minh chiến thắng trong Thế chiến II thắng nhờ giải được các mật mã số của quân Đức. Tuy nhiên, trong nội tâm, Turing là một ngườinhát gan, luôn xấu hổ, sống lập dị và bị đối xử tàn bạo. Chính cách sống cách biệt của ông đã dẫn tới cái chết đau thương lúc ông mới 41 tuổi.

Năm 1935, ông đưa ra khái niệm algorithme (thuật toán). Chiếc máy Turing có khả năng thực hiện cả một quá trình algorithme. Những máy tính hiện đại chính là được thực hiện dựa trên nền móng của chiếc máy Turing. Năm 1936, Turing đến Đại học Princeton (Mỹ). Tại đây, ônglấy bằngPhD Toán học và làm việcvới nhà toánhọc người Mỹ gốc HungaryJohn von Neumann (1903-1957), người rất nổi tiếng với Cơ học lượng tử. Nhờ đó, Turing đã học thêm về xác suất và logique.

Turing trở về Anh quốc năm 1938. Liền sau đó ông vào quân đội Anh để phục vụ cho cuộc chiến sắp đến. Đầu Thế chiến II, quân đội phát xít Đức liêp tiếp thắng trận trên biển.Một trong những chìa khóa giúp chúng chiến thắng là việc sử dụng máy viết mật mã Enigma, một máy mã hóa điện từ, để giúp bộ tham mưu phát xít Đức truyền những thông điệp cho các tàu ngầm. Những thông điệp này phe các nước Đồng Minh có được nhưng không thểgiải được. Do đó quân đội Anh đã bí mật thành lập một cơ quan tối mật có nhiệm vụ "bẻ khoá mật mã" nhằm giải các mật mã từ máy Enigme của phát xít Đức. Nhóm này gồm 10.000 nhà nghiên cứu, thư ký và thậm chí cả các nhà vô địch cờ vua, nhà nghiên cứu về Ai Cập để tìm hiểu cơ chế của máy Egnima.

Turing đã tới Bletchley Park, nơi đặt cơ quan tối mật nói trên để giúp đỡ quân đội Anh thiết kế máy tính Bombe, một máy tính có tốc độ xử lý rất nhanh có thể giải mã và thử hàng ngàn mật mã khác nhau. Turing làm việc với Gordon Welchman, một nhà toán học khác. Trước khi chiến tranh chấm dứt, ông đã cho ra đời một máy tính điện tử có tên máy Kolossus, dùng để giải mã tất cả những thông điệp của phía phát xít Đức.

Kết cục buồn
Sau chiến tranh, ông trở lại làm việc ở Cambridge và hy vọng sống một cuộc đời bình dị như ông mong muốn. Nhưng Bộ phận toán học của Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia Anh (NPL) lúc đó vừa mới thành lập lại muốn ông tạo ra được chiếc máy Turing, tức là Chiếc máy tự động tính toán (Automatic Computing Engine) hay chiếc máy tính mà chúng ta thường dùng ngày nay. Ông đã đồng ý. Tuy nhiên, thói quan liêu, trì trệ đã cản trở công việc của Turing. Phần lớn các đề nghị của ông bị bỏ qua, quên lãng hoặc không thừa nhận. Thế là ông buộc phải rời bỏ NPL để làm một công việc khác ở Cambridge trước khi nhận lời chuyển sang Đại học Manchester, nơi một chiếc máy tính khác đang được xây dựng từ những gợi ý của Turing từ năm 1937.

Từ các nghiên cứu của mình, Turing tin tưởng được sẽ chế tạo được các máy tính có thể tự nhận thức (tính toán). Ông đã đưa ra ý tưởng rằng có thể làm được một chiếc máy tự học và thay đổi các lệnh điều khiển. Trong một bài báo nổi tiếng công bố năm 1950 trên Mind, một tạp chí triết học, Turing đưa ra khái niệm "phép thử bắt chước" (imitation test) mà sau này người ta gọi là Turing test. Hãy tưởng tượng rằng có một người ngồi trong một phòng kín và nghe liên tiếp các câu hỏi từ một người và một máy tính. Nếu người trả lời không phân biệt được câu hỏi nào là của người, câu hỏi nào của máy tính, lúc đó có thể nói máy tính đã có khả năng "suy nghĩ" giống như người.

Turing cũng được coi là người hùng trong việc tạo ra trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence) một phần nhờ câu nói: "Vào một ngày nào đó, các quí bà sẽ đem máy tính theo mình trong lúc đi dạo ở công viên và thích thú nói với nhau rằng: "Chiếc máy tính nhỏ của tôi nói rằng thời tiết sáng nay thật đẹp!". Những gì mà Turing mường tượng ra đã trở thành thực tế của ngày hôm nay. Chỉ tiếc rằng ông không còn sống để nhìn thấy những thành quả này.

Tại Manchester, Turing báo với cảnh sát về việc nhà ông mất trộm và nghi ngờ rằng thủ phạm có thể là một người có quan hệ với ông. Chính việc thẳng thắn nói mình mắc chứng đồng tính luyến ái đã gây rắc rối cho ông. Ở nước Anh lúc đó, đồng tính luyến ái bị coi là một tội và Turing bị đưa ra toà và kết án "phạm tội khiếm nhã" vào năm 1952. Thoát bị tù nhưng ông bị buộc phải tiêm hóc môn nữ tính vào người để trở thành phụ nữ. Bị xúc phạm quá mạnh, ông đã ăn một trái táo có tẩm chất độc cyanur (cyanide) và qua đời vào ngày 7/6/1954, lúc mới có 41 tuổi.

Anh Trí (theo VietscienceTime)Báo Tia Sáng (số 14 - 20.10.2005)


Sống trong đời sống cần có một túi tiền.
Để làm gì em biết không?
Để gái nó theo, để gái nó theo... :D

#2
namvk

namvk

    Tay Trái Vàng

  • Thành viên
  • 592 Bài viết

Hình đã gửi



Alan Mathison Turing (23 tháng 6, 1912 – 7 tháng 6, 1954) là một nhà toán học, logic học và mật mã học người Anh thường được xem là cha đẻ của ngành khoa học máy tính. Thử thách Turing (Turing test) là một trong những cống hiến của ông trong ngành trí tuệ nhân tạo: thử thách này đặt ra câu hỏi rằng máy móc có khi nào đạt được ý thức và có thể suy nghĩ được hay không. Ông đã công thức hóa khái niệm thuật toán và tính toán với máy Turing, đồng thời đưa ra phiên bản của "Turing", mà ngày nay được đông đảo công chúng chấp nhận, về luận đề Church-Turing, một luận đề nói rằng bất cứ mô hình tính toán thiết thực nào đều có khả năng thấp hơn hoặc bằng khả năng của một máy Turing.

Trong Đệ nhị thế chiến, Turing đã từng làm việc tại Bletchley Park, trung tâm giải mật mã của Anh, và một thời là người chỉ huy của Hut 8, một bộ phận của Anh có trách nhiệm trong việc giải mã của hải quân Đức. Ông đã sáng chế ra nhiều kỹ sảo hòng phá mật mã của Đức, trong đó có phương pháp nối các máy giải mã lại với nhau thành một bộ Bombe, một máy điện-cơ để tìm ra công thức gài đặt cho máy Enigma.

Sau chiến tranh, ông cộng tác tại Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia (National Physical Laboratory), và đã tạo ra một trong những đồ án đầu tiên cho một máy tính có khả năng lưu trữ chương trình (stored-program computer), nhưng nó không bao giờ được kiến tạo thành máy. Năm 1947 ông chuyển đến Đại học Victoria tại Manchester để làm việc, đa số trên phần mềm cho máy Manchester Mark I, lúc đó là một trong những máy tính hiện đại đầu tiên.

Năm 1952, Turing bị kết án với tội đã có những hành vi khiếm nhã nặng nề, sau khi ông tự thú đã có quan hệ đồng tính luyến ái với một người đàn ông ở Manchester. Ông bị tù treo và phải dùng liệu pháp hoóc môn.

Turing qua đời năm 1954; cuộc điều tra cái chết của ông cho thấy ông đã tự tử bằng cách ăn một quả táo có tẩm thuốc độc xyanua.

Thời thơ ấu và thiếu niên

Mẹ của Alan mang thai ông vào năm 1911, tại Chatrapur, Ấn Độ. Cha ông, Julius Mathison Turing, lúc đó là một công chức trong ngành Dân chính Ấn Độ (Indian Civil Service), lúc đó vẫn dưới sự cai quản của chính phủ Anh. Julius và vợ mình, bà Ethel (nguyên họ là Stoney) muốn con mình lớn lên tại Anh, nên họ đã trở về Paddington, Luân Đôn, nơi Alan Turing được sinh ra vào ngày 23 tháng 6 năm 1912. Vì nhiệm vụ với ngành dân chính của cha ông vẫn còn, trong lúc Alan còn nhỏ, cha mẹ của ông thường phải di chuyển giữa Guildford (Anh) và Ấn Độ, để hai đứa con trai của họ cho các người bạn tại Anh giữ hộ, vì tình trạng y tế ở Ấn Độ còn thấp kém. Ngay từ lúc còn nhỏ, ông đã thể hiện các dấu hiệu thiên tài. Ông tự tập đọc trong vòng ba tuần, và có biểu lộ ham thích toán học, cùng với giải đáp các câu đố.

Lúc Alan 6 tuổi, cha mẹ cho ông học tại trường St. Michael's. Bà hiệu trưởng của trường đã nhận thấy thiên tài của Alan từ lúc ban đầu, cũng như các giáo viên của ông sau này. Năm 1926, khi ông 14 tuổi, ông đến học tại trường nội trú Sherborne ở Dorset. Ngày khai giảng của khóa đầu xảy ra cùng ngày với một cuộc tổng đình công tại Anh, nhưng vì ông quyết trí muốn đến lớp, ông đã chạy xe đạp trên 60 dặm (100 km) từ Southampton đến trường, không có người dẫn, chỉ dừng lại và trọ qua đêm tại một quán trọ trên đường. Sự kiện này đã được báo chí địa phương tường trình.

Tuy có năng khiếu toán và khoa học, Turing không được các thầy cô coi trọng tại Sherborne, một trường công nổi tiếng và đắt đỏ (thật sự đây là một trường tư ở Anh nổi tiếng với tính từ thiện) vì trường này đánh giá các môn kinh điển cao hơn. Hiệu trưởng của ông đã viết thư cho cha mẹ ông nói "Tôi hy vọng rằng anh ta không rơi vào tình trạng lơ lửng, giữa trường nọ với trường kia. Nếu anh ta muốn ở lại Trường Công, thì anh ta nhất định phải đặt mục tiêu để trở thành một người có giáo dục. Còn nếu anh ta chỉ muốn trở thành một Nhà khoa học chuyên ngành thì tôi e rằng anh ta đang phung phí thời gian của mình tại Trường Công" [1].

Hình đã gửi
Phòng điện toán tại trường đại học King's nay được đặt tên theo Turing, nguyên là sinh viên tại đây năm 1931 và hội viên năm 1935

Mặc dầu vậy, Turing vẫn biểu hiện năng khiếu trong các môn ông ưa thích. Ông đã giải được nhiều bài toán bậc cao trong năm 1927 trước khi học đến giải tích cơ bản. Khi ông 16 tuổi (1928), ông đã hiểu được các tác phẩm của Albert Einstein, không những nắm được nội dung, ông còn suy luận được về những thắc mắc của Einstein đối với các định luật của Newton về chuyển động trong một bài viết mà Einstein không nói thẳng ra.
Trong lúc học tại Sherborne, Turing đã ngầm yêu Christopher Morcom, một người bạn, nhưng mối tình không được đáp lại. Morcom qua đời một vài tuần trước khi ra trường vì bệnh lao đã mắc phải sau khi uống sữa bò có vi khuẩn lao lúc còn nhỏ. Turing rất đau lòng vì sự việc này.

Đại học và các nghiên cứu trong toán học


Vì Turing không chịu học các môn ngoài toán và khoa học, ông không nhận được học bổng để học tại Học viện Trinity của Đại học Cambridge, mà phải học tại Học viện King's của Đại học Cambridge từ năm 1931 đến 1934 và tốt nghiệp đại học với bằng danh dự. Năm 1935 ông được chọn làm nghiên cứu sinh tại trường King's, do sức thuyết phục của mình trong luận văn về hàm số độ sai của Gauss.

Trong bài viết nổi tiếng của ông, tựa đề "Các số khả tính, với áp dụng trong Vấn đề về lựa chọn" (On Computable Numbers, with an Application to the Entscheidungsproblem) - thuật toán lôgic - (đệ trình ngày 28 tháng 5 năm 1936), Turing tái dựng lại kết quả của Kurt Gödel hồi năm 1931 về những hạn chế trong chứng minh và tính toán, thay đổi thuật ngữ tường trình số học chính quy của Gödel, bằng cái mà ngày này người ta gọi là máy Turing, một dụng cụ chính quy và đơn giản. Ông đã chứng minh rằng một cái máy như vậy sẽ có khả năng tính toán bất cứ một vấn đề toán học nào, nếu vấn đề ấy có thể được biểu thị bằng một biểu trình thuật toán, ngay cả khi một cái máy Turing cụ thể như vậy không có mấy công dụng thực tiễn vì sự chậm chạp của nó so với những cơ chế khác.

Máy Turing, cho đến nay, vẫn là một vấn đề nghiên cứu trung tâm trong lý thuyết về máy tính. Ông còn tiếp tục chứng mình rằng vấn đề về lựa chọn (Entscheidungsproblem) là một vấn đề không có giải đáp, bằng cách đầu tiên chứng minh rằng nan đề ngưng hoạt động trong máy của Turing là một nan đề bất khả định; khó mà có thể quyết định được rằng một cái máy Turing nào đó sẽ ngưng hoạt động tại một điểm nào đó. Tuy chứng minh của ông được đăng công khai sau chứng minh tương tự của Alonzo Church đối với giải tích lambda (lambda calculus), chứng minh của Turing được coi là dễ hiểu và trực giác hơn. Chứng minh của ông còn nổi tiếng về đề bạt một cái "máy Turing vạn năng" (Universal (Turing) Machine), một ý tưởng rằng một cái máy như vậy có thể làm bất cứ việc gì mà các máy khác phải làm. Bài viết còn giới thiệu quan niệm về số khả định (definable number).


Hình đã gửi
Alan Turing, gác chân lên bậc cửa xe buýt, cùng với các thành viên của Câu Lạc Bộ Thể Thao Walton, 1946

Hầu hết thời gian giữa năm 1937 và 1938, ông cư trú tại Đại học Princeton, nghiên
cứu dưới sự chỉ đạo của Alonzo Church. Năm 1938, ông đạt được bằng Tiến sĩ tại trường này. Luận văn của ông giới thiệu quan niệm tính toán tương đối (relative computing). Trong quan niệm này, nhiều máy Turing được ghép lại, trở thành một cái máy tiên tri (oracle machine), cho phép nghiên cứu những phương trình không thể giải được nếu chỉ sử dụng một cái máy Turing mà thôi.

Sau khi quay trở lại Cambridge vào năm 1939, ông thính dự giảng đường của Ludwig Wittgenstein về nền tảng của toán học (foundations of mathematics). Hai người tranh cãi và bất đồng ý kiến một cách kịch liệt. Trong khi Turing bảo vệ lập trường của chủ nghĩa hình thức (formalism), thì Wittgenstein lại tranh cãi rằng toán học được đánh giá quá mức, và bản thân nó không thể tìm ra bất cứ một chân lý cuối cùng nào (absolute truth) (Wittgenstein 1932/1976).


Giải mật mã

Trong Đệ nhị thế chiến, Turing là một người tham gia đóng góp quan trọng tại Bletchley Park, trong việc phá mật mã của Đức. Ông đóng góp những hiểu biết sâu sắc về việc giải mã cả hai máy Enigma và máy Lorenz SZ 40/42 (một máy điện báo đánh chữ dùng làm bộ mã hoá ghép thêm, được quân đội Anh đặt tên là "Tunny"), và ông đã từng một thời là trưởng phòng Hut 8, bộ phận chịu trách nhiệm thu và đọc tín hiệu của hải quân Đức.


Hình đã gửi
Hai gian nhà trong sân trước chuồng ngựa tại Bletchley Park. Turing đã từng làm việc tại đây trong những năm 1939–1940 cho đến khi ông chuyển sang Hut 8

Từ tháng 9 năm 1938, Turing làm thêm giờ tại Trường mật mã của chính phủ (Government Code and Cypher School). Turing có mặt và báo cáo tại Bletchley Park vào ngày 4 tháng 9 năm 1939, ngay sau ngày Anh tuyên bố chiến tranh với Đức.

Máy bombe của Turing và Welchman


Chỉ trong vài tuần sau khi đến Bletchley Park[2], Turing đã sáng chế ra một cái máy cơ-điện tử (electromechanical machine) giúp vào việc giải mã máy Enigma, đặt tên là máy bombe, lấy tên theo cái máy "bomba" được sáng chế tại Ba Lan. Máy bombe, với một nâng cấp được đề bạt bởi nhà toán học Gordon Welchman, trở thành dụng cụ chủ yếu dùng để đọc nguồn tin truyền qua lại từ máy Enigma.

Hình đã gửi
Bản sao của một máy bombe


Máy bombe dò tìm công thức cài đặt của khối quay trong máy Enigma, và nó cần phải có một bộ mã (crib), tức là một dòng chữ chưa mã hóa và một dòng mật mã tương ứng. Với mỗi dự kiến cài đặt của khối quay, máy bombe hoàn thiện một chuỗi các tiến trình suy luận lôgic, dựa vào bộ mã, dùng các cấu kết mạch điện tử đã được lắp ráp. Máy bombe lùng tìm và phát hiện mâu thuẫn khi nó xảy ra, loại bỏ công thức cài đặt gây nên sự mâu thuẫn ấy, rồi tiếp tục lùng tìm một công thức khác, hợp lý hơn. Đa số các công thức cài đặt khả quan đều gây nên sự mâu thuẫn, và bị loại bỏ, chỉ để lại một số ít các công thức khả dĩ để được nghiên cứu chi tiết hơn. Máy bombe của Turing lần đầu tiên được lắp ráp vào ngày 18 tháng 3 năm 1940.Có đến trên 200 cái máy bombe như vậy vẫn đang hoạt động khi chiến tranh kết thúc.

Hut 8 và máy Enigma của hải quân Đức

Vào tháng 12 năm 1940, Turing khám phá ra hệ thống chỉ thị của máy Enigma của hải quân Đức, một hệ thống chỉ thị phức tạp hơn tất cả các hệ thống chỉ thị khác đang được dùng bởi các chi nhánh trong quân đội. Turing cũng sáng chế ra công thức xác suất Bayes (Bayesian), một kỹ thuật trong thống kê được đặt tên là "Banburismus", để giúp vào việc giải mã Enigma của hải quân Đức. Banburismus cho phép loại bỏ một số công thức cài đặt của khối quay của máy Enigma, giảm lượng thời gian kiểm nghiệm các công thức cài đặt cần thiết trên các máy bombe.

Vào mùa xuân năm 1941, Turing đính hôn với một nhân viên cùng làm việc tại Hut 8, tên là Joan Clarke, nhưng chỉ đến mùa hè, cả hai đã thoả thuận hủy bỏ cuộc hôn nhân.

Tháng 7 năm 1942, Turing sáng chế ra một kỹ sảo, đặt tên là Turingismus hoặc Turingery, dùng vào việc chống lại máy mật mã Lorenz. Rất nhiều người lầm tưởng rằng Turing là một nhân vật quan trọng trong việc thiết kế máy tính Colossus, song điều này không phải là một sự thật.

Tháng 11 năm 1942, Turing du lịch sang Mỹ và bắt liên lạc với những nhân viên phân tích mật mã của hải quân Mỹ tại Washington, D.C., thông báo cho họ biết về máy Enigma của hải quân Đức, cùng với sự việc lắp ráp máy bombe. Ông đồng thời trợ lý việc kiến tạo các công cụ truyền ngôn bảo mật (secure speech) tại Bell Labs. Tháng 3 năm 1948, ông quay trở lại Bletchley Park. Trong khi ông vắng mặt, Hugh Alexander thay thế ông làm trưởng phòng Hut 8, tuy trên thực tế Hugh Alexander đã nắm quyền trưởng phòng trong một thời gian khá lâu. Turing rất ít quan tâm đến việc quản lý công việc hằng ngày của bộ phận. Turing trở thành cố vấn chung về phân tích mật mã tại Bletchley Park.

Trong những ngày sau rốt của chiến tranh, ông tự trau dồi về công nghệ điện tử, trong khi chịu trách nhiệm (được sự hỗ trợ của kỹ sư Donald Bayley) thiết kế một cái máy di động - mật hiệu là Delilah - cho phép thông tin truyền âm bảo mật (secure voice). Với xu hướng ứng dụng trong các công dụng khác, máy Delilah thiếu khả năng truyền sóng radio trường tuyến (long-distance radio transmission), và không được sử dụng trong chiến tranh vì sự hoàn thành của nó quá muộn. Tuy Turing đã thao diễn chức năng của máy cho các quan chức cấp trên, bằng cách mật mã hóa và giải mã một bản ghi âm lời nói của Winston Churchill, máy Delilah vẫn không được chọn và sử dụng.

Trong năm 1945, Turing đã được tặng huy chương OBE (Order of the British Empire) vì thành tích phục vụ trong cuộc chiến tranh.


Những máy tính đầu tiên và kiểm nghiệm của Turing

Hình đã gửi
Turing đạt được tiêu chuẩn ngang cấp thế giới về chạy việt dã. Thời gian ngắn nhất mà ông đạt được là 2 giờ, 46 phút, 3 giây. Thời gian này chỉ chập hơn 11 phút so với người thắng cuộc trong Thế vận hội 1948


Từ năm 1945 đến năm 1947, Turing đã làm việc tại Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia (National Physical Laboratory). Tại đây, ông thiết kế máy tính ACE (Automatic Computing Engine - Máy tính tự động). Ngày 19 tháng 2 năm 1946, ông đệ trình một bản thiết kế hoàn chỉnh đầu tiên của Anh về máy tính với khả năng lưu trữ lập trình (xem kiến trúc Von Neumann). Tuy ông đã thành công trong việc thiết kế máy ACE, song do những trì hoãn trong việc khởi công đề án, ông trở nên thất vọng và chán nản. Cuối năm 1947, ông quay trở lại Cambridge, bắt đầu một năm nghỉ ngơi của mình (sabbatical year). Trong khi ông đang nghỉ ngơi tại Cambridge, công việc xây dựng máy ACE đã bị huỷ bỏ hoàn toàn, trước khi nó được khởi công xây dựng. Năm 1949, ông trở thành phó giám đốc phòng thí nghiệm máy tính (computing laboratory) của Đại học Manchester, và viết phần mềm cho một trong những máy tính đầu tiên — máy Manchester Mark I. Trong thời gian này, ông tiếp tục làm thềm những công việc trừu tượng, và trong bài viết "Vi tính máy móc và trí thông minh" (Computing machinery and intelligence) - tờ Mind, tháng 10 năm 1950 - ông nói đến vấn đề về "trí tuệ nhân tạo" (artificial intelligence) và đề đạt một phương thức kiểm nghiệm, mà hiện giờ được gọi là kiểm nghiệm Turing (Turing test), một cố gắng định nghĩa tiêu chuẩn cho một cái máy được gọi là "có tri giác" (sentient).

Năm 1948, Turing, hiện đang làm việc với một người bạn học cũ, D.G. Champernowne, bắt đầu viết một chương trình đánh cờ vua cho một máy tính chưa từng tồn tại. Năm 1952, tuy thiếu một máy tính đủ sức để thi hành phần mềm, Turing đã chơi một ván cờ. Trong ván cờ này, ông bắt trước cái máy tính, đợi nửa tiếng đồng hồ trước khi đi một quân cờ. Ván cờ đã được ghi chép lại; phần mềm thua người bạn đồng hành của Turing, Alick Glennie, song lại thắng người vợ của ông Champernowne.


Tạo mẫu hình và sinh toán học


Turing nghiên cứu vấn đền sinh toán học (mathematical biology) từ năm 1952 cho đến khi qua đời năm 1954, đặc biệt về hình thái học (morphogenesis). Năm 1952, ông đã cho xuất bản một bài viết về vấn đến này, dưới cái tên "Cơ sở hoá học của hình thái học" (The Chemical Basis of Morphogenesis). Điểm trọng tâm thu hút sự chú ý của ông là việc tìm hiểu sự sắp xếp lá theo chu trình của dãy số Fibonacci, sự tồn tại của dãy số Fibonacci trong cấu trúc của thực vật. Ông dùng phương trình phản ứng phân tán, cái mà hiện nay là trung tâm của nghành Tạo mẫu hình (pattern formation). Những bài viết sau này của ông không được xuất bản, cho mãi đến năm 1992, khi loạt các cuốn "Những nghiên cứu và sáng chế của A.M. Turing" (Collected Works of A.M. Turing) được xuất bản.

Bị khởi tố vì hành vi đồng tính luyến ái và cái chết của Turing

Turing là một người đồng tính luyến ái sống vào thời điểm mà các hành vi đồng tính luyến ái bị coi là phạm pháp. Năm 1952, người tình lâu năm của ông lúc bấy giờ là Arnold Murray đã lén lút giúp một kẻ đột nhập vào nhà Turing. Turing báo cáo sự vụ này đến đồn cảnh sát. Dưới sự khám xét của cảnh sát, Turing công nhận là ông có quan hệ tình dục với Murray, và cả hai bèn bị kết tội có hành vi không đúng đắn theo điều 11, bộ luật năm 1885 của Anh Section 11. Turing không tỏ ra hối lỗi, và bị kết án. Ông được quyền lựa chọn giữa hai hình phạt, án tù giam và quản thúc tại gia, với điều kiện là ông phải chấp nhận dùng điều trị bằng hormone (chemical castration), một phương pháp điều trị nhằm ức chế khát khao tình dục (libido). Để tránh bị giam, ông chấp nhận tiêm hormone estrogen trong vòng khoảng 1 năm, và việc này gây các hiệu ứng phụ như sự phát triển vú. Bản án tội trạng gây cho ông việc bị tước bỏ giấy phép làm việc trong bộ phận bảo mật của chính phủ, ngăn cản ông tiếp tục với công việc tư vấn cho Trung tâm truyền tin của chính phủ (Government Communications Headquarters) trong các vấn đề về mật mã.

Turing qua đời năm 1954 do nhiễm độc cyanide, có khả năng từ quả táo tẩm cyanide ông đang ăn dở. Quả táo này không bao giờ được xác nghiệm là có nhiễm độc cyanide, và nguyên nhân tử vong do nhiễm độc cyanide chỉ được xác nhận thông qua kết quả khám nghiệm tử thi. Hầu hết mọi người tin rằng cái chết của Turing là chủ ý và bản điều tra vụ tử vong đã được kết luật là do tự sát. Có dư luận cho rằng phương pháp tự ngộ độc này được lấy ra từ bộ phim mà Turing yêu thích - bộ phim Bạch Tuyết và bảy chú lùn (Snow White and the Seven Dwarfs). Tuy vậy, mẹ của ông không nghĩ như mọi người, mà khăng khăng cho rằng, cái chết đến từ tính bất cẩn trong việc bảo quản các chất hóa học của Turing. Bạn bè của ông có nói rằng Turing có thể đã chủ ý tự sát để cho mẹ ông có lý do từ chối một cách đáng khâm phục. Khả năng ông đã bị ám hại cũng đã từng được kể đến, do sự tham gia của ông trong cơ quan bí mật, và do việc họ nhận thức rằng bản chất đồng tính luyến ái của ông gây nguy hiểm cho việc bảo vệ bí mật.


Các vinh hạnh sau khi chết

Bắt đầu từ năm 1966, Giải Turing đã được Association for Computing Machinery (Hiệp hội Máy tính) trao cho cá nhân có đóng góp kĩ thuật cho cộng đồng máy tính. Giải này được coi như tương đương với giải Nobel trong cộng đồng này.

Ngày 23 tháng 6 năm 2001 một bức tượng của Turing được đặt tại công viên Sackville Park của thành phố Manchester, giữa tòa nhà của Đại học Manchester trên phố Whitworth và khu gay village của phố Canal. Để kỉ niệm 50 năm ngày mất của ông, một tấm bảng kỉ niệm đã được khánh thánh tại nơi ông ở trước đây, Hollymeade, Wilslow, vào ngày 6 tháng 7 năm 2004.
Hình đã gửi
Tấm bảng đánh dấu nơi ở cũ của Turing


Viện khoa học Alan Turing (Alan Turing Institute) được sáng lập bởi UMIST và Đại học Manchester vào mùa hè năm 2004.

Lễ kỉ niệm cuộc đời và sự nghiệp của Turing đã được tổ chức tại Đại học Manchester vào ngày 5 tháng 6 năm 2004 do British Logic Colloquium (Hội Logic Anh) và British Society for the History of Mathematics (Nhóm nghiên cứu Lịch sử Toán học Anh) tổ chức.


Hình đã gửi
Tượng kỷ niệm Alan Turing tại Sackville Park

Vào ngày 28 tháng 10 năm 2004 a bức tượng đồng của Alan Turing, tạc bởi John W. Mills, được khánh thành tại Đại học Surrey. Bức tượng kỷ niệm 50 năm ngày Turing mất. Nó diễn tả Turing đang cầm sách đi trong viện đại học này.

Holtsoft đã sản xuất ngôn ngữ lập trình mang tên Turing. Ngôn ngữ này dành cho người mới bắt đầu lập trình và không tương tác trực tiếp với phần cứng.

...............................................................................................

namvk coppy từ Bách Khoa Toàn Thư Mở

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi namvk: 03-08-2006 - 10:04

Tất cả là phù du.

#3
inhtoan

inhtoan

    <^_^)

  • Thành viên
  • 964 Bài viết
Dịp 70 năm ngày mở đầu Thế chiến II, Chính phủ Anh đã đứng ra xin lỗi ông Alan Turing, một trong 100 người có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ XX do Time bầu chọn.

Alan Turing (1912-1954) là người từng có cống hiến lớn về toán học và góp phần to lớn trong cuộc kháng chiến chống phát xít nhưng lại bị đối xử tàn nhẫn.

Giảm bớt hy sinh, mất mát nhờ Alan Turing
Hình đã gửi
Thể theo nguyện vọng của công chúng, Thủ tướng Anh Gordon Brown tối ngày 10 tháng 9 vừa qua đã thay mặt Chính phủ nói lời xin lỗi Alan Turing. Bản tuyên bố này phát trên website number10.gov.uk của phủ Thủ tướng Anh.

Mở đầu bản tuyên bố, Thủ tướng Brown viết: Năm 2009 là một năm của sự tái suy nghĩ sâu sắc – là dịp tốt để nước Anh với tư cách một quốc gia tưởng nhớ từ đáy lòng những gì chúng ta mắc nợ các bậc tiền bối.

Một chuỗi nhiều ngày kỷ niệm và sự kiện khiến lòng chúng ta trào lên cảm giác tự hào và cảm kích về quá khứ của nước Anh: kỷ niệm 70 năm ngày mở đầu Thế chiến II, ngày Anh quốc tuyên chiến với Đức phát xít, 65 năm ngày đổ bộ Normandy ...

ìCho nên tôi vừa vui lòng vừa tự hào khi thấy rằng nhờ sự đoàn kết của các nhà khoa học máy tính, sử gia và các nhân sĩ đấu tranh vì quyền lợi của người luyến ái đồng giới, năm nay chúng ta có dịp kỷ niệm một đóng góp nữa vào cuộc chiến đấu của nước Anh chống phát xít Đức – đó là đóng góp của ông Alan Turing, chuyên gia phá khóa mật mã.”

Ông Brown viết: Turing cùng nhiều nghìn người nam luyến ái đồng giới khác từng bị kết án như ông bởi các luật pháp của sự căm ghét và sợ hãi luyến ái đồng giới (homophobic laws), đã bị đối xử một cách đáng sợ.

ìTuy rằng Turing bị xử theo luật pháp thời ấy và chúng ta không thể quay ngược kim đồng hồ, song dĩ nhiên sự đối xử với ông là cực kỳ bất công và tôi rất vui lòng có dịp để nói tôi và chúng ta vô cùng lấy làm tiếc trước những gì đã xảy ra với ông.”

Trước đó, hai bản thỉnh nguyện do nhà khoa học máy tính John Graham-Cumming và sinh viên Cameron Buckner phát trên mạng hồi cuối tháng 8 năm nay đã thu được chữ ký của hàng chục nghìn người, trong đó có nhà văn Ian McEwan, nhà khoa học Richard Dawkins, nhân sĩ đấu tranh bảo vệ quyền luyến ái đồng giới Peter Tatchell.

Chính đóng góp có tính quyết định của tiến sĩ toán học Alan Turing vào việc phá khóa mật mã phát xít Đức đã tạo ra bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Đức của nhân dân Anh, tới mức các sử gia cho rằng nhờ đó chiến tranh kết thúc sớm được 2 năm - có nghĩa là nước Anh và loài người bớt được biết bao hi sinh về người và của.

Ngoài ra ông cũng có đóng góp lớn về khoa học, được coi là cha đẻ của tin học và trí tuệ nhân tạo.

Thế nhưng, từ tháng 9/2009 này trở về trướcìTuring chưa bao giờ được công nhận một cách thỏa đáng. Trong khi đó rõ ràng việc làm của ông đã cứu được nhiều sinh mệnh và ông là người đặt nền móng cho khoa học máy tính” – Buckner viết.

Quả vậy, tuy công trạng hiển hách như thế nhưng sau khi bị phát hiện là người luyến ái đồng giới, Turing đã bị luật pháp thời ấy đối xử tàn nhẫn, dẫn đến việc ông tự kết liễu đời mình cách đây 55 năm.
Tài năng sớm nở rộ
Hình đã gửi
Alan Turing thể hiện tính ham hiểu biết và thiên tư độc đáo của mình ngay từ năm lên 6 tuổi, khi bắt đầu đi học. 14 tuổi, vào học trường nội trú nổi tiếng có tên Sherborne, ông tỏ ra say mê và có năng khiếu về toán và khoa học, tới mức chỉ học hai môn này mà bỏ các môn khác.

16 tuổi, Turing đã đọc được các tác phẩm của Albert Einstein, không những nắm được nội dung, ông còn suy luận về những thắc mắc của Einstein đối với các định luật về chuyển động Newton.

Trong các năm 1931-1934, Turing học tại King"s Colledge của Đại học Cambridge, sau khi tốt nghiệp đại học với bằng danh dự ông được ở lại trường làm nghiên cứu sinh toán học.

Thời gian này ông đã viết những bài báo khoa học có giá trị khái phá một lĩnh vực hoàn toàn mới hồi ấy chưa từng có, như vấn đề những con số có thể tính được, vấn đề thuật toán lô-gic và cho rằng có thể dùng máy để tính toán thay người.

Ông đã chứng minh cái máy như vậy (ngày nay ta gọi là máy tính, hồi ấy chưa xuất hiện) có khả năng tính toán bất cứ vấn đề toán học nào, nếu vấn đề ấy có thể biểu thị được bằng một thuật toán.

Ngoài ra ông còn đề ra ý tưởng làm một cái "máy Turing vạn năng" có thể làm bất cứ việc gì. Mới 25 tuổi Turing đã được bầu làm thành viên Viện Khoa học của King’s Colledge.

Thời gian 1936-1938 Turing tiếp tục nghiên cứu đại số, lô-gic học và lý thuyết số tại Đại học Princeton (Mỹ) dưới sự chỉ đạo của nhà toán học và lô-gic học nổi tiếng Alonzo Church (1903-1995) và đạt được học vị tiến sĩ toán.

Ông cùng thầy mình đưa ra Luận đề Church-Turing. Luận án tiến sĩ của ông giới thiệu quan niệm tính toán tương đối, theo đó ông ghép nhiều máy Turing lại với nhau trở thành một máy tiên tri (oracle machine), cho phép nghiên cứu những phương trình không thể giải được nếu chỉ sử dụng một máy Turing.

Sau đó Turing về nước, trở lại Đại học Cambridge. Tại đây ông tham dự diễn đàn về nền tảng của toán học do triết gia Ludwig Wittgenstein chủ trì. Hai người tranh cãi với nhau rất găng.

Turing về Cambridge chưa được bao lâu thì chiến tranh thế giới nổ ra. Ngày 3/9/1939, Anh tuyên chiến với Đức sau khi Đức tấn công Ba Lan. Turing bước vào cuộc chiến đấu mới, dùng trí tuệ mình góp phần vào cuộc kháng chiến của nhân dân Anh chống phát xít Đức xâm lược.
Chiến công thầm lặng tại công viên Bletchley

Hình đã gửi

Để chuẩn bị gây chiến tranh thế giới, ngay từ thập niên 20 phát xít Hitler đã tập họp nhiều chuyên gia nghiên cứu cải tiến loại máy thông tin mật mã trước đây người Đức dùng trong thương mại, cuối cùng đã chế tạo ra máy soạn-giải mã có tên Enigma (ìBí ẩn”).

Đây là thành quả kết hợp tuyệt vời các thành tựu cao nhất về toán học, vật lý, ngôn ngữ học, nguyên lý cờ vua và trò chơi đố giải ô chữ dọc ngang (crossword puzzie).

Mỗi máy Enigma (xem ảnh) trông như chiếc máy chữ, xếp trong va ly kim loại xách tay, có thể đặt trên xe tăng, ô tô, máy bay, tàu chiến. Khi ấn phím sẽ đồng thời làm chuyển động một bộ trục quay cơ khí, kết hợp hệ thống điện, phát ra các xung vô tuyến dạng điện báo Morse.

Từ 26 chữ cái La-tinh, Enigma có khả năng biên soạn thành 8000 tỷ mã bí ẩn, từ đó soạn ra (và giải) các bức điện mật. Mỗi máy thông tin Enigma vừa là máy phát lại vừa là máy nhận và tự giải mã theo các phương án thường xuyên thay đổi.

Hitler ca ngợi mã Enigma là ìMật mã số một thế giới, cả đến thần thánh cũng không thể giải nổi”.

Trong chiến tranh quân đội Đức đã trang bị 200000 máy Enigma. Thời gian đầu, chúng sử dụng rất thành công loại mã này để liên lạc với nhau, phía Đồng minh chống Đức không thể giải được.

Đặc biệt quân đội Anh không tài nào phát hiện được sự di chuyển của tàu ngầm Đức chuyên phục kích các tàu vượt Đại Tây Dương chở vũ khí Mỹ viện trợ cho Anh và lực lượng Đồng minh châu Âu.

Hồi ấy trung bình mỗi tháng Đức bắn chìm 5000 tấn tàu hàng Đồng minh, gây tổn thất cực lớn khiến cuộc kháng chiến của Anh quốc có nguy cơ thất bại.

Vì sự sống còn của nước Anh, Thủ tướng Winston Churchill quyết tâm giải bằng được mật mã Enigma. Thực ra ngay từ trước năm 1939, các nhà khoa học trong lực lượng Ba Lan chống phát xít đã nghiên cứu nắm được nguyên lý máy Enigma và chế tạo được một bản sao của nó cùng một máy phân tích mã, đặt tên là Bomba và họ có chuyển kết quả nghiên cứu này cho Pháp và Anh.

Vì Enigma có quá nhiều tổ hợp mã mà Ba Lan có quá ít người giải mã, cho nên không thể giải các bức mật điện bắt được, hoặc giải quá chậm, mà thông tin quân sự thường chỉ có giá trị trong thời gian rất ngắn, tính bằng giờ, bằng ngày.

Churchill đã tập trung khoảng 12 nghìn người tình nguyện – các nhà toán học, nhà ngôn ngữ học tiếng Ai Cập, tiếng Đức, tiếng Anh, các kiện tướng cờ vua, những người giỏi chơi trò giải ô chữ – tới làm việc suốt ngày đêm tại Trung tâm Giải mã tình báo đặt trong công viên Bletchley cách London 50 dặm về phía Tây Bắc.

Họ có nhiệm vụ thu nhận và giải mã các bức điện vô tuyến của quân đội Đức. Churchill đích thân mời tiến sĩ toán học Alan Turing phụ trách công tác phá khóa mã.

Với tinh thần yêu nước nồng nàn và trí tuệ thiên tài, Turing đã chỉ đạo thiết kế chế tạo được máy giải mã đặt tên là Bombe, phỏng theo tên Bomba của Ba Lan. Thực chất nó là chiếc máy tính hiện đại đầu tiên của nhân loại.

Chiếc máy cơ-điện tử này gồm 80 đèn điện tử và rất nhiều rơ-le, nó to như cái giá sách, cao 2 mét, chiều rộng vài mét. Bombe mỗi giây có thể sử dụng 150 triệu cách giải mã, trong lúc máy Enigma chỉ có khả năng cung cấp 17,2 triệu cách tổ hợp mã. Bombe mỗi giây đọc được 2000 mã.

Trung tâm giải mã Bletchley đã lắp được 210 chiếc máy Turing Bombe. Do có tốc độ tính toán nhanh, mỗi ngày hệ thống Turing Bombe này giải mã được khoảng 3000 bức điện của quân đội Đức sử dụng mã Enigma.

Nhờ thế hầu như nội dung tất cả mật điện của địch đều bị Bộ Chỉ huy của Churchill nắm được, tạo ra thế chủ động cho phía Anh.

Kết quả là máy bay Đức đến ném bom nơi nào thì nơi ấy người Anh đã sơ tán dân và bố trí sẵn lực lượng phòng không-không quân dầy đặc để chủ động đối phó.

Sau 10 tháng (7/1940-5/1941) điên cuồng ném bom đất Anh để chuẩn bị đổ quân lên đảo quốc này, Hitler mất hơn 1500 máy bay (và phi công); bị thua quá đau, hắn phải ngừng chiến dịch này.

Nhiều tàu ngầm Đức bị diệt vì lộ vị trí, khiến chúng không dám bén mảng ra Đại Tây Dương phục kích tàu chở hàng viện trợ Mỹ như trước.

Cũng do giải được mật điện của địch nên phía Anh đã tìm ra tọa độ thiết giáp hạm Bismarch lớn nhất thế giới, ìniềm kiêu hãnh của Đế chế III Đức” và đánh chìm tàu này vào ngày 27/5/1941 – đây là một chiến công có ý nghĩa tinh thần rất lớn đối với nước Anh và từ đó hải quân Đức không dám tấn công Anh nữa.

Năm 1942, quân đoàn Đức do thống chế Erwin Rommel chỉ huy đóng ở Bắc Phi chuẩn bị tấn công Ai Cập thì phát hiện thiếu đạn dược, phải điện về Berlin xin tiếp tế, nhưng các tàu biển chở vũ khi từ Đức đi châu Phi đều bị máy bay, tàu chiến, tàu ngầm Anh biết trước đánh chìm gần hết.

Tháng 8-1942, Rommel định phá vây về phía Cairo thủ đô Ai Cập thì Tập đoàn quân số 8 của Anh nắm được kế hoạch ấy nên đã giáng cho quân Đức những đòn sấm sét khiến quân đoàn Bắc Phi của Rommel sau khi thương vong 59 nghìn lính đã hoàn toàn tan rã.

Công tác giải mã cũng giúp Đồng minh đổ bộ thắng lợi lên Bắc Phi, Ý, Pháp và giành thắng lợi trong chiến dịch Normandy vĩ đại đổ bộ lên châu Âu.

Sau khi Thế chiến II kết thúc, trong một lần đến thăm công viên Bletchley, Thủ tướng Churchill nói:

Nếu không có những người thầm lặng làm việc ở Bletchley Park thì có lẽ thống chế Rommel tư lệnh quân đoàn Đức ở Bắc Phi đã chiếm được Cairo ngay từ năm 1942 và nhờ đó kiểm soát Địa Trung Hải, chặn đường tiếp tế trên biển của Đồng minh. Mặt khác tàu ngầm Đức cũng sẽ cắt đứt tuyến hàng viện trợ từ Mỹ sang Anh và cuộc đại chiến phản công tuyệt vời ngày 6/6/1944 (tức cuộc đổ bộ Normandy) sẽ phải hoãn tới năm 1946, ngày chiến thắng của Thế chiến II chưa biết sẽ lùi lại đến năm nào tháng nào.

ìThế nhưng may mắn sao tất cả những chuyện ấy đã không xảy ra bởi vì các thiên tài khoa học của chúng ta đã phá được khóa mật mã Enigma, nhờ đó chúng ta giành được chủ động, đánh bại lũ điên cuồng chiến tranh. Chúng ta chớ nên quên câu chuyện xảy ra trong công viên này.” – ông nói.

Các sử gia cho rằng nhờ giải được mật mã Enigma mà chiến tranh sớm kết thúc được 2 năm. Thủ tướng Brown cũng viết: ìNếu không có cống hiến xuất sắc của Turing, lịch sử Thế chiến II có thể đã rất khác.”

Đúng vậy, trong chiến tranh, thời gian là yếu tố vô cùng quan trọng. Ngày ấy Đức đang dẫn đầu thế giới về vật lý hạt nhân; hai năm có lẽ là đủ để phát xít Đức làm được bom nguyên tử, và khi đó cục diện chiến tranh chắc chắn sẽ khác hẳn.

Sau khi Pháp đầu hàng Đức (6/1940), châu Âu chỉ còn lại nước Anh chống phát xít Đức. Nếu viện trợ từ Mỹ bị cắt thì Anh sẽ không thể chống lại nổi sự tấn công vũ bão của Đức và rất có thể Đức đã chiếm được Anh .

Bà Kelsey Griffin Giám đốc Viện Bảo tàng Công viên Bletchley có lý khi nói Turing xếp ngang hàng cùng Churchill như một trong những người Anh vĩ đại của chúng ta.

Dĩ nhiên công việc của 12 nghìn người ở công viên Bletchley được giữ bí mật tuyệt đối, gián điệp Đức không hay biết chút gì. Vả lại bọn quốc xã Đức cuồng tín quá tin tưởng vào ưu thế của mật mã Enigma cho nên chúng hoàn toàn không tưởng tượng nổi người Anh lại phá được khóa mã này.

ìNhững chú gà của tôi đẻ trứng vàng mà không bao giờ kêu cục tác”. (My geese that laid the golden eggs and never cackled) – Thủ tướng Churchill nói về việc giữ bí mật công tác giải mã.

Cũng vì thế mà trong mấy chục năm liền không ai hay biết về thành tựu khoa học và công trạng hiển hách của Turing – trưởng cố vấn Trung tâm giải mã; cũng không ai biết Turing Bombe chính là thế hệ máy tính đầu tiên của loài người.

Ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, theo lệnh của Churchill, người ta đã tháo dỡ phá hủy hết các thiết bị chế tạo tại Trung tâm giải mã (Codebreaking centre) đặt trong công viên Bletchley; những người làm việc ở đây (khoảng 12000 người, có lúc 3/4 là nữ) phải tuyên thệ giữ bí mật công việc của họ.

Cho tới năm 1989 khi chính phủ Anh cho phép giải tỏa các hồ sơ mật về Thế chiến II, dư luận mới biết một số tin tức về các sáng chế phát minh của Trung tâm giải mã Bletchley.

Turing sau chiến tranh

Từ 1945, Turing kiêm làm việc tại Phòng Thí nghiệm Vật lý Quốc gia, nghiên cứu lý luận máy tính. Năm 1946 ông được Hoàng gia Anh tặng huân chương OBE, một vinh dự khá cao.

Những năm 1947-1948 ông nghiên cứu vấn đề trí tuệ nhân tạo, làm Phó Giám đốc Phòng Thí nghiệm tính toán tại Đại học Manchester.

Năm 1949 Turing trở thành nhà khoa học đầu tiên thực tế dùng máy tính để nghiên cứu toán học.

Năm 1950 ông công bố luận văn ìMáy tính và trí năng”, đưa ra ìPhép thử Turing” (Turing Test) nổi tiếng, đặt nền móng cho khoa học trí tuệ nhân tạo.

Năm 1951 ông bắt đầu nghiên cứu lý thuyết phi tuyến tính của các sinh vật. Ở tuổi 39, Turing được bầu làm thành viên Hội khoa học Hoàng gia (còn gọi là viện sĩ).

Đầu năm 1952 Turing bị phát hiện là một người luyến ái đồng giới khi xảy ra vụ kẻ lạ đột nhập nhà ông và người giúp kẻ đó lại là Arnold Murray, một gã gay (nam luyến ái đồng giới) 19 tuổi mới quen biết ông. Turing khai báo vụ này cho cảnh sát.

Trong quá trình điều tra, ông thừa nhận mình từng có quan hệ tình dục với Murray. Theo luật thời ấy, luyến ái đồng giới là phạm pháp, hơn nữa vụ này xảy ra sau khi hai gay vốn là nhân viên cơ quan tình báo Anh M15 vừa bị bắt vì tội làm gián điệp cho Liên Xô, cho nên cả nước Anh đang bị bao phủ bởi nỗi sợ kế luyến ái đồng giới của KGB. D

ễ hiểu là người ta cũng nghi ngờ Turing do là gay mà có thể làm lộ bí mật kết quả nghiên cứu của mình, vì lúc ấy ông vẫn đang là một trong những người lãnh đạo công tác phá mã bí mật tại công viên Bletchley. Ông bị buộc thôi việc và bị tòa án kết tội ìcó hành vi bỉ ổi nghiêm trọng” (acts of gross indecency).

Tòa cho phép ông chọn một trong hai hình phạt: hoặc ngồi tù hai năm, hoặc quản thúc tại gia nhưng phải chịu ìđiều trị” bằng hóa chất. Ông chọn cách thứ hai.

Trong một năm liền, ông bị tiêm hormone estrogene (hooc-môn nữ) — một liệu pháp ức chế ham muốn tình dục, tức diệt dục, thực chất là một hình thức thiến hoạn bằng hóa chất (chemical castration). Hậu quả đã làm hai vú ông nở to không bình thường và gây ra nhiều đau khổ cùng những biến đổi tâm lý trong quãng đời còn lại của ông.

Tai họa nói trên gây ra bởi nhận thức ấu trĩ của loài người về hiện tượng luyến ái đồng giới đã dẫn đến kết cục bi thảm — vụ tự tử của Turing ngày 7/6/1954 khi ông mới 42 tuổi — cái ìtuổi vàng” của các nhà khoa học.

13 năm sau, nước Anh mới không còn coi luyến ái đồng giới là bất hợp pháp.
Vinh dự sau khi chết
Hình đã gửi
Cống hiến lớn lao của Alan Turing trong lĩnh vực khoa học và trong cuộc kháng chiến chống phát xít của loài người không bị lãng quên.

Năm 1966, Hội Máy tính (Association for Computing Machinery) lập Giải thưởng Turing để trao cho các cá nhân có đóng góp lớn về công nghệ máy tính. Giải này trị giá 250000 USD được coi là giải Nobel trong lĩnh vực máy tính.

Ngày 5/6/2004, Hội Lô-gic Anh (British Logic Colloquium) và Hội nghiên cứu Lịch sử Toán học Anh (British Society for the History of Mathematics) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm cuộc đời và sự nghiệp của Turing. Nhân dịp này, Đại học Khoa học kỹ thuật Manchester và Đại học Manchester đã thành lập Viện Alan Turing .

Người ta cũng dựng tượng đài tưởng nhớ Turing tại công viên Sackville thành phố Manchester, giữa tòa nhà của Đại học Manchester trên phố Whitworth với xóm của những nam luyến ái đồng giới (gay village) trên phố Canal.

Bức tượng đồng Turing trong khuôn viên Đại học Surrey và tấm bảng kỉ niệm tại nơi ông ở trước đây, Hollymeade, Wilslow, cũng được khánh thành trong dịp này.

Năm 2000, tạp chí Mỹ Time đưa ông vào Danh sách những người có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ XX (Time"s 100 most influential people of the 20th century).

(nguồn: vietnamnet.vn)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi inhtoan: 23-09-2009 - 21:46





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh