Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh $f \circ u \sim g \circ u, x \to a$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
Thegooobs

Thegooobs

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 72 Bài viết

Định lí

$\text{Cho}$ $f \sim g$ $\text{khi}$ $x \to 0$ $\text{và}$ $u$ $\text{là 1 VCB khi}$ $x \to a$.$\text{Khi đó}$

$$f[u(x)] \sim g[u(x)] \ \ \text{khi} \ \ x \to a$$.

 

Em thử chứng minh nhưng tới đây là bí rồi ạ.

Chứng minh:

Áp dụng mệnh đề sau:

Nếu $\displaystyle \lim_{x\to a}\dfrac{f(x)}{g(x}=\ell \ne 0$ thì tồn tại một lân cận thủng $V_{\varepsilon}(a)\setminus\{a\}=(a-\varepsilon,a+\varepsilon)\setminus \{a\}$ để $f(x),g(x) \ne 0$

Ở đây, $\ell =1$ và $a=0$ 

Khi đó ta xây dựng hàm $h$ như sau:

$h(x)=\begin{cases}\dfrac{f(x)}{g(x)}, x\in V_{\varepsilon}(0)\setminus\{0\} \\ 1,x=0 \end{cases}$

Ta có: $\displaystyle \lim_{x \to 0}h(x)=\lim_{x\to 0}\dfrac{f(x)}{g(x)}=1=h(0)$

Suy ra $h$ liên tục tại $0$.

mà $\displaystyle \lim_{x\to a}u(x)=0$ nên ta sẽ có:

$\lim_{x\to a}h[u(x)]=h[\lim_{x \to a}u(x)]=h(0)=1$

Bây giờ em chỉ tìm cách thay $h[u(x)]$ mà không biết thay thế nào ạ.

Mong các anh chị tiếp tục bài chứng minh này hoặc chỉ một hướng khác đơn giản hơn....

Cảm ơn rất nhiều !!!


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Thegooobs: 19-12-2023 - 23:18

$$ \text{NDMTvĐA} \ \ f \sim g \Leftrightarrow g \sim f$$


#2
Thegooobs

Thegooobs

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 72 Bài viết

Bây giờ nếu $u(x)\ne 0$ trong 1 lân cận thủng nào đó của $0$ thì em chứng minh được. Nhưng mà 1 VCB bất kì thì không có tính chất này nên em đang nghi ngờ định lí này có gì không ổn :huh:


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Thegooobs: 19-12-2023 - 23:10

$$ \text{NDMTvĐA} \ \ f \sim g \Leftrightarrow g \sim f$$


#3
nmlinh16

nmlinh16

    Trung sĩ

  • ĐHV Toán học Hiện đại
  • 169 Bài viết

Có lẽ phải có điều kiện $f(0) = g(0)$ nữa.


$$\text{H}^r_{\text{ét}}(\mathcal{O}_K, M) \times \text{Ext}^{3-r}_{\mathcal{O}_K}(M,\mathbb{G}_m) \to \text{H}^3_{\text{ét}}(\mathcal{O}_K,\mathbb{G}_m) \cong \mathbb{Q}/\mathbb{Z}.$$

"Wir müssen wissen, wir werden wissen." - David Hilbert


#4
Konstante

Konstante

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 103 Bài viết

Bạn có thể sử dụng định nghĩa $$f \sim g \iff f - g = o(g)$$ Khi đó, do $u$ liên tục và $u(x) \xrightarrow{x \to a} 0$ nên khi xét một lân cận tại $a$ của $x$ sẽ tương ứng với việc xét một lân cận tại $0$ của $u(x)$.Trong lân cận đó ta đã có $f \sim g$ theo giả thiết, do vậy $f \circ u \sim g \circ u$ trong một lân cận tại $a$ của $x$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Konstante: 20-12-2023 - 01:52


#5
Thegooobs

Thegooobs

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 72 Bài viết

Em mới tìm ra 1 ví dụ để thấy định lí này có vấn đề ạ lấy ví dụ là

Trong một lân cận của $0$ (ngoại trừ tại $0$) thì $\sin x \sim x$ khi $x\to 0$ và $x\sin \dfrac{1}{x}$ là 1 VCB khi $x \to 0$

Nhưng $\sin (x\sin \dfrac{1}{x})$ và $x\sin \dfrac{1}{x}$ lại không tương đương với nhau khi $x\to 0$ bởi vì $x\sin \dfrac{1}{x}$ bằng $0$ tại vô hạn điểm khi $x \to 0$ Vậy các anh,chị nghĩ sau về thêm điều kiện $u(x) \ne 0$ trong một lận cận của $0$ (ngoại trừ $0$)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Thegooobs: 20-12-2023 - 12:28

$$ \text{NDMTvĐA} \ \ f \sim g \Leftrightarrow g \sim f$$


#6
Konstante

Konstante

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 103 Bài viết

Mặc dù $x \sin \frac{1}{x} = 0$ tại vô số điểm trong lân cận của $0$, nhưng tại các điểm đó đều có $\sin \left( x \sin \frac{1}{x}\right) = 0$.

 

Mình nghĩ rằng vấn đề giá trị $g(0) = 0$ là một vấn đề mang tính kỹ thuật, vì nếu không thì ta chỉ cần cộng thêm một hằng số $k \neq 0$, hai hàm đang xấp xỉ nhau tự nhiên sẽ biến thành hai hàm không xấp xỉ nhau nữa: $f \sim g$ nhưng $f+k \not\sim g + k$.

 

Để tránh điều này, ta sử dụng định nghĩa $f \sim g \iff f - g = o(g)$. Viết nó lại thành $$f \sim g \iff f - g = o(g)  \iff \left| f - g \right| = o(1) \left| g \right|$$

Áp dụng cho trường hợp $f \circ u \sim g \circ u$, ta cần chứng minh $$\left| f \circ u - g \circ u \right| = o(1) \left| g \circ u \right|$$Theo lập luận epsilon-delta, với $\epsilon > 0$ tùy ý, ta cần chỉ ra luôn tồn tại $\delta > 0$ sao cho với mọi $x \in ]a - \delta, a + \delta[$ thì $$\left| f \circ u (x) - g \circ u (x) \right| \leq \epsilon \left| g \circ u (x) \right|$$

Thật vậy, vì $f \sim g$ nên luôn tồn tại $\delta_1 > 0$ sao cho với mọi $x \in ]-\delta_1, \delta_1[$ thì $$\left| f(x) - g(x) \right| \leq \epsilon \left| g(x)\right|$$

Do $u$ liên tục và $u(x) \xrightarrow{x \to a} 0$, nên luôn tồn tại $\delta_2 > 0$ sao cho với mọi $x \in ]a - \delta_2, a+ \delta_2[$ thì $$u(x) \in ]-\delta_1, \delta_1[$$Đến đây ta chỉ cần chọn $\delta = \delta_2$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Konstante: 20-12-2023 - 19:59


#7
Thegooobs

Thegooobs

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 72 Bài viết

@Konstante Cảm ơn anh nhưng anh xài mấy cái định nghĩa hơi lạ chắc cần nhiều thời gian để hiểu hết bài chứng minh của anh !


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Thegooobs: 20-12-2023 - 20:21

$$ \text{NDMTvĐA} \ \ f \sim g \Leftrightarrow g \sim f$$





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh