Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi HSG Toán 9, tỉnh Thanh Hóa năm học 2023-2024


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 1 trả lời

#1
Ngoc Hung

Ngoc Hung

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1547 Bài viết

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                              KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9

           THANH HÓA                                                               NĂM HỌC 2023 - 2024

       ĐỀ CHÍNH THỨC                                                                 Môn thi: TOÁN

           Thời gian: 150 phút

Ngày thi: 21/12/2023

 

 

Bài 1. a) Cho biểu thức $A=\left ( 2-\frac{2\sqrt{xy}+1}{1+\sqrt{xy}}+\frac{1}{1-\sqrt{xy}}+\frac{2\sqrt{x}}{1-xy} \right ):\left ( \frac{\sqrt{xy}-\sqrt{x}}{\sqrt{xy}+1}-\frac{\sqrt{xy}+\sqrt{x}}{\sqrt{xy}-1} \right )$

            Với x, y > 0; xy ¹ 1. Rút gọn biểu thức A.

            b) Cho số thực a thỏa mãn $a^{3}-a-1=0$.

            Tính giá trị của biểu thức $B=a\sqrt{2a^{6}-4a^{4}+4a^{2}+3a}-\sqrt{2a^{2}+3a+2}$

Bài 2. a) Giải phương trình $\sqrt[3]{x^{3}+5x^{2}}-1=\sqrt{\frac{5x^{2}-2}{6}}$

            b) Giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} x^{2}y^{2}+3x+3y-3=0 & \\ x^{3}y-4x^{2}y-3xy^{2}+2xy-x^{2}+x=0 & \end{matrix}\right.$

Bài 3. a) Giải phương trình nghiệm nguyên $y=\sqrt[3]{2+\sqrt{x}}+\sqrt[3]{2-\sqrt{x}}$

            b) Cho n là số nguyên dương thỏa mãn $3^{n}-1$ chia hết cho $2^{2024}$.

            Chứng minh rằng $n\geq 2^{2022}$

Bài 4. Cho tam giác đều ABC có độ dài cạnh bằng $2\sqrt{3}$ và đường cao AH. Trên đoạn BH lấy điểm M tùy ý (M khác B, H). Gọi P, Q lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ M đến AB, AC.

            1) Chứng minh rằng giá trị của biểu thức $MP+MQ$ không phụ thuộc vào vị trí điểm M.

            2) Gọi K là trung điểm của AM.

            a) Chứng minh rằng tứ giác PKQH là hình thoi.

            b) Gọi S là diện tích của hình thoi PKQH. Biết khi điểm M thay đổi thì S nhận đúng một giá trị nguyên dương. Tìm giá trị nguyên dương đó.

            3) Vẽ đường tròn (O) nội tiếp tam giác ABM. Gọi D, E, F theo thứ tự là tiếp điểm của đường tròn (O) với các cạnh BM, AB, AM. Kẻ DN vuông góc với EF tại N. Chứng minh rằng $\widehat{BNE}=\widehat{MNF}$.

Bài 5. Cho các số thực dương a, b, c thỏa mãn $a+b+c=\frac{a}{b}+\frac{b}{c}+\frac{c}{a}$.

            Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức $P=\frac{a+b+1}{a^{3}+b^{3}+1}+\frac{b+c+1}{b^{3}+c^{3}+1}+\frac{c+a+1}{c^{3}+a^{3}+1}$

 

--- Hết ---

 



#2
MHN

MHN

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 190 Bài viết

https://thcshoangxua.../vi/tai-nguyen/


$\textup{My mind is}$ :wacko: .




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh