Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh rằng: $AI=r.$


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
MHN

MHN

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 188 Bài viết
Cho $(O;r)$ là đường tròn nội tiếp $\Delta ABC$, $M$ là trung điểm $BC$; $MO$ cắt đường cao $AH$ của $\Delta ABC$ tại $I$. Chứng minh rằng: $AI=r.$
$\textup{My mind is}$ :wacko: .

#2
Hahahahahahahaha

Hahahahahahahaha

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 104 Bài viết

Screenshot (599).png

Gọi $J,L,N$ lần lượt là giao điểm của $(O)$ với các cạnh $BC,CA,AB$

kẻ đường kính $JD$ của đường tròn $(O)$

gọi $F$ là giao điểm của $AD$ và $BC$

để chứng minh $AI=r$ ta đi chứng minh $AIOD$ là hình bình hành hay chứng minh $AD||OI$ hay $DF||OM$

+) chứng minh $DF||OM$, nhận thấy $OM$ có thể là đường trung bình nên ta đi chứng minh $MJ=MF$ hay $BJ=CF$

+) kẻ $GK(G\in AB; K\in AC)$là tiếp tuyến tại $D$ của đường tròn $(O)$ 

khi đó $OK,OC$ lần lượt là phân giác của hai góc kề bù (các tiếp tuyến cắt nhau)

nên $\widehat{KOC}=90^{o}=>...=>\widehat{DOK}=\widehat{OCK}=\widehat{OCJ}=>\Delta DOK\sim\Delta JCO(g.g)=>CJ.DK=r^{2}(1)$

chứng minh tương tự ta cũng có: $BJ.GD=r^{2}(2)$

từ $(1),(2)$ suy ra $\frac{BJ}{CJ}=\frac{DK}{GD}=>\frac{BJ}{BJ+CJ}=\frac{DK}{DK+GD}=>\frac{BJ}{BC}=\frac{DK}{GK}(3)$

theo định lí Talet thì:

$\frac{GD}{BF}=\frac{DK}{CF}(=\frac{AD}{AF})=>\frac{CF}{BF}=\frac{DK}{GD}=>\frac{CF}{CF+BF}=\frac{DK}{DK+GD}=>\frac{CF}{BC}=\frac{DK}{GK}(4)$

từ $(3),(4)$ suy ra $BJ=CF=>MJ=MF=>....dpcm$

bỏ chặn đi người anh em!! pls :(


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hahahahahahahaha: 14-03-2024 - 13:39

       Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường. Nếu trong triệu khả năng, có một khả năng bạn làm được điều gì đó, bất cứ điều gì, để giữ thứ bạn muốn không kết thúc, hãy làm đi. Hãy cạy cửa mở, hoặc thậm chí nếu cần, hãy nhét chân vào cửa để giữ cửa mở.

        Where there is a will, there is a way. If there is a chance in a million that you can do something, anything, to keep what you want from ending, do it. Pry the door open or, if need be, wedge your foot in that door and keep it open.

                                                                                                                                                             Pauline Kael

 

 


#3
Hahahahahahahaha

Hahahahahahahaha

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 104 Bài viết

một cách khác để chứng minh $MJ=MF$

Screenshot (601).png

Gọi $P$ là giao điểm của $OC$ và $AB$

         $Q$ là giao điểm của $DF$ và $CP$

Gọi $F$ điểm trên $BC$ sao cho $MJ=MF$

ta cần chứng minh $A,D,F$ thẳng hàng mà $D,Q,F$ thẳng hàng (cách dựng) nên ta cần chứng minh $A,Q,F$ thẳng hàng

để chứng minh điều đó ta chứng minh cho: $\frac{AB}{AP}.\frac{QP}{QC}.\frac{FC}{FB}=1$ (ý tưởng dùng đl menelaus đảo)

đặt $(BC;CA;AB)=(a;b;c)$

+) $\frac{FC}{FB}=\frac{BC-FB}{FB}=\frac{BC-CJ}{CJ}=\frac{a-\frac{a+b-c}{2}}{\frac{a+b-c}{2}}=\frac{a-b+c}{a+b-c}$

+)theo tính chất phân giác:

$\frac{AP}{BP}=\frac{AC}{BC}=\frac{b}{a}=>\frac{AP}{AB}=\frac{b}{a+b}=>\frac{AB}{AP}=\frac{a+b}{b}$

+)$ \frac{QP}{QC}=\frac{CP-QC}{QC}=\frac{CP}{QC}-1$

ta có: $\frac{CP}{QC}=\frac{CP}{CO}.\frac{CO}{QC}$

theo đl talet thì:$ \frac{CO}{QC}=\frac{CM}{CF}=\frac{CM}{BJ}=\frac{\frac{a}{2}}{\frac{a-b+c}{2}}=\frac{a}{a+c-b}$

theo tính chất phân giác: $\frac{CP}{CO}=1+\frac{OP}{CO}=1+\frac{AP}{AC}=1+\frac{\frac{bc}{a+b}}{b}=\frac{a+b+c}{a+b}$

$=> \frac{QP}{QC}=\frac{b(a+b-c)}{(a+b)(a+c-b)}$

do đó: $\frac{AB}{AP}.\frac{QP}{QC}.\frac{FC}{FB}=\frac{a+b}{b}.\frac{b(a+b-c)}{(a+b)(a-b+c)}.\frac{a-b+c}{a+b-c}=1$

 

 


       Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường. Nếu trong triệu khả năng, có một khả năng bạn làm được điều gì đó, bất cứ điều gì, để giữ thứ bạn muốn không kết thúc, hãy làm đi. Hãy cạy cửa mở, hoặc thậm chí nếu cần, hãy nhét chân vào cửa để giữ cửa mở.

        Where there is a will, there is a way. If there is a chance in a million that you can do something, anything, to keep what you want from ending, do it. Pry the door open or, if need be, wedge your foot in that door and keep it open.

                                                                                                                                                             Pauline Kael

 

 


#4
MHN

MHN

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 188 Bài viết

Cách khác:

Gọi $D$ là giao điểm của $OA$ với đường tròn ngoại tiếp $\Delta ABC$

Gọi $E$ là tiếp điểm của đường tròn $(O)$ với $AB$$\Rightarrow OE=r$
$AO$ là phân giác $\widehat{BAC}$$\Rightarrow \mathop {BD}^{\displaystyle\frown}=\mathop {DC}^{\displaystyle\frown}\Rightarrow BD=DC$
$\Rightarrow MD\bot BC;MD//AH\Rightarrow \frac{AI}{MD}=\frac{AO}{OD}$
Ta có:$\widehat{BOD}=\widehat{BAO}+\widehat{ABO}=\widehat{CBD}+\widehat{OBC}=\widehat{OBD}$$\Rightarrow \Delta OBD$ cân tại $D$

$\widehat{BAD}=\frac{1}{2}\mathop {BD}^{\displaystyle\frown}=\frac{1}{2}\mathop {CD}^{\displaystyle\frown}=\widehat{DBC}$

$\widehat{AEO}=\widehat{BMD}=90^o\Rightarrow \Delta AOE\sim \Delta BDM(g.g)$$\Rightarrow \frac{AO}{BD}=\frac{OE}{MD}$

$\Rightarrow \frac{AI}{MD}=\frac{AO}{OD}=\frac{AO}{BD}=\frac{OE}{MD}$

$\Rightarrow AI=OE=r.$

Screenshot 2024-03-14 152418.jpg


$\textup{My mind is}$ :wacko: .




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh