Đến nội dung

Hình ảnh

Đừng nên nghĩ rằng người ViệtNam rất thông minh

- - - - -

  • Chủ đề bị khóa Chủ đề bị khóa
Chủ đề này có 77 trả lời

#41
classpad300

classpad300

    Lamborghini

  • Thành viên
  • 2075 Bài viết
Thi và lấy giải là tốt nhưng nó khác bệnh thành tích để chứng tỏ. Mà "chứng tỏ" ở đây lại là chứng tỏ "cái ngu". Hồi học phổ thông, tôi từng là giỏi toán lẫn văn, xém nữa đi thi HS giỏi cấp quận. Thế nhưng đến giờ đi làm tôi thấy mấy cái thành tích đó chỉ để vui và tự hào 1 thời, lúc này chả có tác dụng gì.
Chừng nào bạn ra đời, đi làm thì mới thấm thía điều này.

#42
QUANVU

QUANVU

    B&S-D

  • Hiệp sỹ
  • 4378 Bài viết

Thế nhưng đến giờ đi làm tôi thấy mấy cái thành tích đó chỉ để vui và tự hào 1 thời, lúc này chả có tác dụng gì.
Chừng nào bạn ra đời, đi làm thì mới thấm thía điều này.

Câu này thì đúng rồi :P À ,mọi người đừng lạc đề quá đấy nhé!
1728

#43
ndthai

ndthai

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 23 Bài viết
Cậu classpad300 mà nói một hồi nửa chắc là "sống chẳng để làm gì cả".

#44
Aye-HL

Aye-HL

    Khongtu

  • Thành viên
  • 461 Bài viết
Tôi đồng ý với classpad300.
Những cái đó chỉ như một thứ đồ trang sức thôi.
Tự hỏi rằng:Học toán rồi làm gì.Thấy bảo có ứng dụng nhiều lắm.Hỏi lại:Thế thầy làm được những gì rồi?....
Nhiều thầy dạy toán còn không mắc nổi đồ điện trong nhà ấy chứ-những thứ rất cơ bản.
Rồi nhiều thầy quanh năm suốt kiếp vẫn chỉ là mấy chữ toán dạy cho hết thế hệ này tới thế hệ khác-vỗ ngực tự oai.

Ngẫm tới những người thầy dạy kỹ thuật họ đâu có vậy?Dân kỹ thuật với dân Toán-Ai đóng góp cho XH nhiều hơn?Suy xét thì thấy dân Toán chuyên nói về những cái mà người khác đã nói rồi(Điển hình là dân Toán VN).Lượng kiến thức Toán cần có để đi dạy với lượng kiến thức cần có để đi làm của dân kỹ thuật khác xa nhau nhiều quá.
Hình đã gửi

#45
classpad300

classpad300

    Lamborghini

  • Thành viên
  • 2075 Bài viết
Tui công nhận là giáo viên Toán là những người rất cần cho xã hội, họ là người sẽ truyền thụ những cái cơ bản nhất của môn Toán để chúng ta phát triển nó lên các ứng dụng. Nhưng xin các thầy đừng "vỗ ngực ta đây", trong xã hội thì ai cũng như ai, miễn là không phạm pháp, làm việc chân chính. Tôi muốn làm 1 kỹ sư tin học, tôi phải biết Toán, thầy dạy cho tôi, OK; nhưng tôi mới là kỹ sư để áp dụng Toán vào CNTT. Như vậy thầy và tôi đều ngang nhau.
Bạn học Toán giỏi, thi đạt giải cao, bạn chỉ đóng góp "cái danh" mà thôi. "Cái danh" nhất thời giúp bạn có giải thưởng. Thử hỏi lâu dài cái danh đó có giúp bạn tìm việc làm không? Không lẽ đến 1 công ty nộp đơn xin việc, bạn "vỗ ngực": Các anh phải nhận tui vào làm việc vì tui là huy chương vàng quốc gia môn Toán năm một ngàn chín trăm hồi đó... Xin lỗi, bạn không biết làm việc và kinh nghiệm, tối ngày chỉ khư khư giải toán mà không biết áp dụng nó vào vấn đề gì thì cái huy chương vàng đó chỉ đáng "vứt sọt rác".

#46
Aye-HL

Aye-HL

    Khongtu

  • Thành viên
  • 461 Bài viết
Vâng.Tôi đồng tình với anh classpad300.Nếu học toán để rèn tư duy.Sau đó phục vụ các ngành kỹ thuật thì quá ổn.
Nhưng thực tế thì nhiều người học toán rồi lại đi dạy toán-quá lãng phí
Hình đã gửi

#47
QUANVU

QUANVU

    B&S-D

  • Hiệp sỹ
  • 4378 Bài viết

Tôi đồng ý với classpad300.
Những cái đó chỉ như một thứ đồ trang sức thôi.
Tự hỏi rằng:Học toán rồi làm gì.Thấy bảo có ứng dụng nhiều lắm.Hỏi lại:Thế thầy làm được những gì rồi?....
Nhiều thầy dạy toán còn không mắc nổi đồ điện trong nhà ấy chứ-những thứ rất cơ bản.
Rồi nhiều thầy quanh năm suốt kiếp vẫn chỉ là mấy chữ toán dạy cho hết thế hệ này tới thế hệ khác-vỗ ngực tự oai.

Ngẫm tới những người thầy dạy kỹ thuật họ đâu có vậy?Dân kỹ thuật với dân Toán-Ai đóng góp cho XH nhiều hơn?Suy xét thì thấy dân Toán chuyên nói về những cái mà người khác đã nói rồi(Điển hình là dân Toán VN).Lượng kiến thức Toán cần có để đi dạy với lượng kiến thức cần có để đi làm của dân kỹ thuật khác xa nhau nhiều quá.

Em lại nói hay rồi :Rightarrow Đã quá ,ha ha
1728

#48
song_ha

song_ha

    Sống là chiến đấu

  • Pre-Member
  • 321 Bài viết

Ha ha,hóa ra đây là học sinh THPT chuyên Hùng Vương ,đất tổ đây mà.
Tóm lại là như thế này:Chúng ta hãy cố gắng xây dựng VIỆT NAM,thay vì ngồi đây nói phét,thế nhé!Mà cái chữ màu xanh to vật vã của bạn gõ trên kia đã nói hết rồi đấy!Nói tiếp dài tập lắm.

Thế này Tuân + ...nhé!
1, Em ktbk em ấy còn bé để em nó lớn hơn lên rồi nó sẽ hiểu đừng đôi co với nó mà đôi co anh cũng ko can nhưng đừng lợi dụng bêu rếu anh đấy nhá.
2, Hồi nọ cũng ở trên đây thấy chú nào có nói câu
"Một cái đầu VN = 3 cái đầu do thái, nhưng 3 cái đầu VN = 1 cái đầu đất " hồi ấy đọc cười chảy cả nước mắt kể câu đấy hơi hàm hồ...
chỉ có:

Trước tiên tôi xin phép mọi người cho tôi được trình bày ý kiến của cá nhân tôi. Tôi cũng xin tự giới thiệu qua về bản thân mình. Tôi từng là học sinh Chuyên Toán và hiện đang học tại ĐH BKHN, và tất nhiên những hiểu biết về toán học và ứng dụng toán học ít nhiều tôi cũng đã có được khi nhìn nhận vấn đề với tư cách là người yêu Toán và là người đã và đang ứng dụng Toán. Tôi cũng bày tỏ sự thông cảm cho những bạn trẻ đã sớm kết luận về các vấn đề Toán học và xã hội, khi thực tế, các bạn chưa thâm nhập và cũng chưa thấy được mối quan hệ biện chứng đó. Tôi chỉ nêu ra một vài vấn đề cụ thể mà bản thân đã từng trải nghiệm, từ khi còn là một cậu bé học toán lý thuyết mà nhiều người vẫn bảo là "xuông", là "sáo rỗng" đến khi là một SV ĐH Kỹ thuật sắp ra trường. Thứ nhất là về ứng dụng toán học. Tin học (CNTT), Điện tử viễn thông là những vấn đề mà không thể không cần dùng tới Toán: Khi chúng ta phân tích phổ tín hiệu, mã hóa đuờng truyền sao cho bảo đảm tính bảo mật cao và chính xác, ít lỗi và có thể phát hiện- sửa lỗi dễ dàng. Các thuật toán và các giải pháp phần mềm để đảm bảo tính thời gian thực, tốc độ cao khi cần thiết. Cấu trúc vật lý của các mạng viễn thông, mạng truyền thông công nghiệp (Công nghệ truyền thông Tự động hóa) bố trí sao cho tối ưu về đường truyền và giá thành - Vận dụng nguyên lý tối ưu, tức quy hoạch động của Belzman - một nguyên lý cực trị điển hình và "đặc" sệt toán! Và đặc biệt hơn nữa là ứng dụng của Toán học trong lĩnh vực Điều khiển tự động, một lĩnh vực không phải là mới mẻ nhưng vô cùng nhiều vấn đề mà thế giới nói chung và ngừơi Vn nói riêng phải phát triển để thực hiện công cuộc CNH - HĐH đất nước. Có ai đã nói Bất đẳng thức học để làm gì ư? Vậy các bạn có biết rằng BDT Trebusep xuất phát từ thực tế hay không, thế bạn đã biết đến khái niệm "tối ưu hóa" chưa, hay bạn đã từng nghe ai đó nói về ứng dụng của toán học để xét tính ổn định của hệ thống Tự Động hóa chưa??? Có lẽ đó là những kiến thức về kỹ thuật bà bạn chưa thể biết được khi còn quá ít tuổi, nhưng chắc chắn trong tương lai bạn sẽ biết, tôi tin là như vậy! Và có bạn còn so sánh sự thông minh giữa ta và con nguời nuớc bạn. Có thể cũng cần một phép so sánh nào đó nhưng cũng không quá quan trọng, vì các bạn đã biết, chỉ có vận động là tuyệt đối, còn lại đều là tương đối! Các bạn cũng đã biết có SV du học của VN nhận đuợc học bổng toàn phần của 7 truờng ĐH hàng đầu thế giới và anh là 1 cao thủ olympic toán QT. Và các bạn đã từng nghe đến GS. TSKH Nguyễn Phùng Quang ở ĐH BKHN là một trong 2 nguời xuất sắc nhất về Truyền động điện của thế giới, đã nhận bằng danh dự Giáo sư của Đức, bằng chỉ trao cho những nguời đóng góp rất nhiều cho nền Công nghiệp Đức và khoa học thế giới- Vấn đề hết sức thực tế, và tôi chắc chắn rằng, ngày xưa thầy cũng từng là học sinh chuyên Toán và đam mê toán vô cùng. Còn nhiều điều nữa mà tôi muốn nói với các bạn nhưng có lẽ nó sẽ liên quan đến vấn để chuyên ngành mà một sớm một chiều bạn chưa thể hiểu rõ được. Tôi chỉ muốn nói tới các bạn đừng có quá bi quan về tương lai của Toán học, các bạn sẽ thấy được tầm quan trọng của nó trong tương lai!

và:

Hiện tại mình cũng là sinh viên đại học thôi . Đọc ở trên có một vài bạn nhận xét về toán học rất chi là ngây thơ . Để phán một cách chính xác về giá trị của toán học thì phải học đến nơi đến chốn, chứ học lưng lửng toán thì không thể hiểu nổi đâu .
Còn đánh giá về trí thông minh của người Việt thì cũng nên đưa ra tiêu chí . Không thể xét như một anh nào ở trên là lấy ra vài người rồi khảo sát . Đó là xét trình độ dân trí , cái này thể hiện điều khác , theo như cách em hiểu thì nó phụ thuộc nhiều vào chính sách chứ ?
Bây giờ cứ đưa ra tiêu chí đánh giá, rồi lấy số liệu . Các bác đều làm/thích khoa học, thế thì cũng nên đánh giá cho nó khách quan

of topic này thôi!!!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi song_ha: 07-09-2006 - 14:18

<span style='color:red'>...Này sông cứ chảy như ngày ấy
Có người đi quên mất lối về.....</span>

#49
đoàn chi

đoàn chi

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 180 Bài viết
1. Một trong những điểm yếu của người Việt Nam ta là không biết mình có điểm yếu gì.
2. To KTBK: Tớ nghĩ học toán xong rồi đi dạy Toán thì chẳng có gì lãng phí cả. (Xin lỗi SH nhé, tớ thấy nên nói chuyện với cô em của chú một chút cho vui, phí gì!) Vì nếu không thì lấy quái người nào ra mà dạy Toán cho thế hệ tương lai của đất nước.
3. Nói chung là ủng hộ ý kiến đầu tiên của CLP300, ta quá coi trọng cái danh (điều này đúng cho hầu khắp Đông Á và Đông Nam Á), nhưng không nên nói rằng đạt giải cao là vô nghĩa, vì đó cũng như chủ nghĩa Cộng sản, là một đích đến của mỗi một người. Đạt được là vượt qua chính mình, vấn đề là đừng ngủ ở cái đỉnh đấy.
5. SH đừng off topic này nhé. Có chú tớ thấy tràn đầy tính chiến đấu.

#50
hungnd

hungnd

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 585 Bài viết

Bạn học Toán giỏi, thi đạt giải cao, bạn chỉ đóng góp "cái danh" mà thôi. "Cái danh" nhất thời giúp bạn có giải thưởng. Thử hỏi lâu dài cái danh đó có giúp bạn tìm việc làm không? Không lẽ đến 1 công ty nộp đơn xin việc, bạn "vỗ ngực": Các anh phải nhận tui vào làm việc vì tui là huy chương vàng quốc gia môn Toán năm một ngàn chín trăm hồi đó... Xin lỗi, bạn không biết làm việc và kinh nghiệm, tối ngày chỉ khư khư giải toán mà không biết áp dụng nó vào vấn đề gì thì cái huy chương vàng đó chỉ đáng "vứt sọt rác".

"đúng lắm"; vậy chắc chắn rằng Galois; Gauss; hay Cauchy cũng chỉ đóng góp cho đời cái danh; họ học toán chẳng để làm gì cho đời và thành tích của họ cũng chỉ đáng vứt sọt rác thoai sao??? :Rightarrow

Và theo em nhớ thì mấy vị này cũng chẳng có phát minh nào nằm ngoài cái khái niệm "vưt sọt rác" của các bác :Rightarrow.Nếu như các bác nói vậy thì những nhà toán học có đóng góp được gì thiết thực cho đời đâu; vậy làm sao mà có cái danh; vậy làm sao mà con người vẫn cứ phải học toán nhả :Rightarrow.tại sao họ lại kô chỉ học mỗi CNTT hay hóa học; mà cứ nhất thiết phải là toán học; tại sao toán vẫn là một môn chính trong chương trình học của h/s hiện nay; phải chăng nó chỉ là một trò giải trí vô bổ :D.Rõ ràng là kô phải vậy; bởi lẽ tại sao cứ 4 năm một lần người ta lại trao giải Fields với 13.400 USD. Đó đâu phải là một món tiền nhỏ...
Vậy toán vẫn là chỉ là một môn giải trí??? :geq
Theo em toán là cơ sở của hầu hết các môn KHTN khác; kô học toán kô được lên lớp đâu các bác ạ :geq
Những thầy cô giáo đâu có bik là những học sinh về sau có ứng dụng được toán hay kô nhưng họ vẫn dạy; tại sao họ vẫn dạy toán mà kô dạy các môn khác có tính thực tiễn rất cao như Vật Lý
Đó là ý kiến của em ; muốn chê muốn trách tùy mọi người :D

#51
classpad300

classpad300

    Lamborghini

  • Thành viên
  • 2075 Bài viết
Các nhà Toán học thì khác, họ đặt nền móng cho Toán học ngày nay. Cái quan trọng là nếu ta nghiên cứu Toán chuyên sâu thì phải phát triển nó cũng như họ đã làm ngày xưa chứ không phải lo đi thi để lấy thành tích, mà những cái để thi là những cái do người khác khám phá ra sẵn, ta chỉ việc "xào" lại.
Rõ ràng tôi không nói học Toán là vô bổ, tôi còn khẳng định rõ Toán là căn bản của nhiều môn khoa học khác. Học Toán là để áp dụng nó chứ không phải học chỉ để khư khư chứng tỏ ta đây giải Toán giỏi.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi classpad300: 07-09-2006 - 17:51


#52
QUANVU

QUANVU

    B&S-D

  • Hiệp sỹ
  • 4378 Bài viết

Em ktbk em ấy còn bé để em nó lớn hơn lên rồi nó sẽ hiểu đừng đôi co với nó mà đôi co anh cũng ko can nhưng đừng lợi dụng bêu rếu anh đấy nhá.

Vâng,thì vui tí thôi mà,mà bác lại lôi tên thằng bạn em ra làm gì vậy?Nó không tham gia dd này lâu rồi :geq

Thôi các bác chiến đấu tiếp đi nhé Hình đã gửiHình đã gửi
1728

#53
ChimSonCa

ChimSonCa

    Lính mới

  • Thành viên
  • 9 Bài viết
Các bạn ạ! Càng lên cao thì xã hội càng có sự phân hóa rõ ràng (tôi muốn nói về khía cạnh Tư liệu sản xuất), nên các bạn đừng so sánh 1 thầy dạy toán và một người ứng dụng toán chuyên nghiệp. Vì mỗi người có một mục đích riêng. Ngay cả những người đi thi Quốc Gia toán cũng vậy, có người chỉ cần tấm vé thông hành lên thẳng ĐH, còn có người thi vì niềm đam mê và muốn cống hiến hết mình cho nền Toán học (Giống như đối với người yêu ấy, hehehe...), còn có người thì vì muốn chinh phục một tầm cao, không chỉ cho mục đích trước mắt mà sâu xa hơn là biết cách học tập - nghiên cứu rèn luyện tính sáng tạo, kiên nhẫn để đạt được mục đích! Các thầy dạy toán (cấp Phổ thông) thì âm thầm tạo ra sản phẩm "vô hình", còn các thầy dạy toán cao cấp và Toán ứng dụng thì ngoài việc dạy thì các thầy còn "làm", ví dụ các thầy giáo dạy toán ở ĐHBK thì làm về tin và tối ưu hóa nhiều lắm. Các thầy là người nghiên cứu và triển khai thuật toán, đề tài. Còn các lập trình viên thì lập trình mô-đun theo nhóm mà nhà hoạch định (các thầy) phân công/thuê.
Có những người được đánh giá rất cao (thực tế và nhận xét) nhưng lại không đạt giải cao do nhiều yếu tố, và ngược lại! Nói tóm lại khi nhìn nhận một vấn đề thì không nên chỉ nhìn về 1 khía cạnh, xem mặt tốt - xem mặt hạn chế - và phải xem lại mặt tốt trên quan điểm đã biết mặt xấu , v. v ....
Có gì không đúng theo ý các bạn, mong các bạn bỏ qua và góp ý!
Chào thân ái!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ChimSonCa: 07-09-2006 - 20:25


#54
TIG Messi

TIG Messi

    ^_^ Need + Enough = Success ^_^

  • Thành viên
  • 368 Bài viết
Nói ngắn gọn hơn tí (nói dài thì ngại đọc :geq)
- Học Toán để rèn tư duy học các môn KHTN khác, vì vậy học Toán là rất cần thiết.
- Thời THPT cố gắng đạt giải QG,QT để có một kỷ niệm với thời THPT, hay cũng là khẳng định sự tiến bộ của mình.
- Còn học Toán xong ra dạy Toán cũng có sao? Người dạy Toán là người chỉ đường tư duy cho các thế hệ sau, đâu có xấu? Theo Ký thuật cũng tốt cả.
Nói chung cái gì cũng có lợi và cũng có cái hay riêng của nó, tùy người đam mê cái gì thôi...

#55
classpad300

classpad300

    Lamborghini

  • Thành viên
  • 2075 Bài viết
Tôi thì chả ham cái danh. Nếu chỉ giỏi Toán mà "ngu" các môn khác thì chả làm gì được. Tôi chỉ cần nắm những cái cơ bản của Toán để áp dụng vào công việc, học mở rộng các môn khác để có 1 kiến thức rộng, để có thể tư duy nhiều vấn đề. Khi đã đi làm rồi thì nhiều khi môn Toán đã có công cụ hỗ trợ, bạn chẳng cần phải học thuộc cái mớ công thức làm gì. Bạn chỉ cần biết nó áp dụng lúc nào, vào đâu để vấn đề được giải quyết thì xem như bạn thành công.
Ngay chính các phần mềm Toán như Maple, Mathematica chính là công cụ giúp bạn giải quyết vấn đề. Bạn không cần phải thuộc hàng trăm công thức tích phân, vô số các phương trình, 1 đống các biến đổi... nó giúp bạn làm hết. Nhưng chính kiến thức sử dụng nó mới khiến bạn giải quyết được các bài Toán từ thấp đến cao.
Thử nhìn lại, tôi biết có rất nhiều giáo viên đến lúc này vẫn còn khư khư với 1 đống sách vở, trong khi đó máy tính đã tở thành 1 công cụ cực kỳ đắc lực, giúp tiết kiệm rất nhiều công sức, thời gian và cả tiền bạc vào vấn đề dạy học. Mà ngay máy tính có 1 nền tảng chính là Toán học đấy thôi.
Toán là căn bản, người dạy Toán là cần thiết, học giỏi Toán là 1 niềm tự hào, nghiên cứu Toán là đam mê. Nhưng đừng vì thành tích, đừng chứng tỏ ta đây, đừng ham cái hữu danh vô thực. Học Toán là để biết ứng dụng nó và cũng phải cân đối kiến thức. Toán cũng chỉ là 1 phần nhỏ trong cuộc sống, 1 anh chàng chỉ tốt nghiệp tú tài, không cần giỏi Toán vẫn qua Mỹ kiếm 2.000 USD 1 tháng cho nghề sơn máy bay đấy thôi.

#56
classpad300

classpad300

    Lamborghini

  • Thành viên
  • 2075 Bài viết
Một dẫn chứng cực kỳ cụ thể, bản thân tui đây. Nguyên 3 năm cấp 3, chưa bài kiểm tra nào môn Toán tôi trên 7 điểm, bài học nhiều khi không thuộc nhưng ngay bây giờ thu nhập cơ bản mỗi tháng của tôi vẫn cao hơn các giáo viên Toán. Công việc của tôi liên quan đến tin học, mà nó cũng liên quan đến Toán. Nếu không có căn bản môn Toán thì chưa chắc giờ đây tôi biết về máy tính.
Nói ra như vậy không phải tôi chê giáo viên Toán, tận đáy lòng, thầy cô luôn là người tôi mang ơn. Vấn đề ở đây là cách tôi áp dụng những gì mình đã học như thế nào. Nếu ngày xưa tôi chỉ chăm chăm rèn Toán thì tôi có thể đã ngu môn Hóa, Lý, Sinh, Sử, Văn... rồi. Điểm TB mấy môn này của tôi cũng ẹ lắm.
Bạn học Toán và ra làm giáo viên, rất tốt. Nhưng ở Việt Nam, bạn sẽ khó mà tiến thủ được vì các quy chế của Bộ GD gò bó bạn. Quanh năm suốt tháng bạn cũng chỉ dạy cho học sinh những vấn đề đó, bạn muốn "phá cách", bạn sẽ bị góp ý.
Bạn nghiên cứu Toán, quá tốt, biết đâu bạn sẽ là người tìm ra 1 định lý nào đó thì sao. Nhưng ở Việt Nam này ai sẽ tài trợ cho bạn và khi nào thì định lý đó mới ra đời?
Năm nào tôi cũng thấy Việt Nam cử đoàn HS đi thi Toán QT và luôn có giải cao. Nhưng rồi những HS đó đi về đâu? Thậm chí nhiều bạn vì tập trung luyện thi phải bỏ các môn học khác. Cho dù được xét tuyển thẳng hay miễn thi các môn khác nhưng chính vì vậy đã làm hại họ. Tấm huy chương vàng, bạc, đồng chỉ giúp họ có tiền thưởng vào thời điểm đó chứ đâu thể giúp họ tìm việc làm. Tôi từng biết có bạn đã hối hận vì tham gia HS giỏi Toán cấp quận (mới quận thôi đấy), kết quả thi thì cao nhưng bạn ấy thi trượt Tú tài (quá đau).
Nói gì thì nói, bạn phải học Toán nhưng không cần phải giỏi Toán. Khi bạn định hướng được tương lai của bạn thì bạn biết sẽ phải làm gì.

#57
TIG Messi

TIG Messi

    ^_^ Need + Enough = Success ^_^

  • Thành viên
  • 368 Bài viết
Mọi người bàn luận thật hay quá, nhưng có điểm sai mà đa số chúng ta mắc phải:
Chúng ta vẫn chưa khách quan giữa đánh giá nền GD, cơ chế đào tạo với trình độ của HS, nếu HSG sẽ thấy chế độ gò bó, nhưng HS kém lại thấy vẫn khó với mình.
Cũng rất khó xử cho những người muốn cân bằng 2 cái đó, có lẽ không bao giờ có thể... :(
Còn hiện tượng "chảy máu chất xám", đó là lỗi của họ, toàn bộ của họ, tham ô đến hàng chục, hàng trăm tỉ đồng mà không có lấy một ít cho những công trình nghiên cứu???????
Nhưng chúng ta ở đây bàn luận suông làm gì nhỉ?

#58
classpad300

classpad300

    Lamborghini

  • Thành viên
  • 2075 Bài viết
Nói cho bõ ghét.

#59
hungnd

hungnd

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 585 Bài viết

Nói ngắn gọn hơn tí (nói dài thì ngại đọc :()
- Học Toán để rèn tư duy học các môn KHTN khác, vì vậy học Toán là rất cần thiết.
- Thời THPT cố gắng đạt giải QG,QT để có một kỷ niệm với thời THPT, hay cũng là khẳng định sự tiến bộ của mình.
- Còn học Toán xong ra dạy Toán cũng có sao? Người dạy Toán là người chỉ đường tư duy cho các thế hệ sau, đâu có xấu? Theo Ký thuật cũng tốt cả.
Nói chung cái gì cũng có lợi và cũng có cái hay riêng của nó, tùy người đam mê cái gì thôi...

Em cũng đồng ý với anh Tig Messi đấy; tốt nhất cứ cố gắng giật nhìu giải cao làm kỉ niệm rồi nghiên cứu toán học thoai :(

#60
TIG Messi

TIG Messi

    ^_^ Need + Enough = Success ^_^

  • Thành viên
  • 368 Bài viết

Nói ngắn gọn hơn tí (nói dài thì ngại đọc :lol:)
  - Học Toán để rèn tư duy học các môn KHTN khác, vì vậy học Toán là rất cần thiết.
  - Thời THPT cố gắng đạt giải QG,QT để có một kỷ niệm với thời THPT, hay cũng là khẳng định sự tiến bộ của mình.
  - Còn học Toán xong ra dạy Toán cũng có sao? Người dạy Toán là người chỉ đường tư duy cho các thế hệ sau, đâu có xấu? Theo Ký thuật cũng tốt cả.
Nói chung cái gì cũng có lợi và cũng có cái hay riêng của nó, tùy người đam mê cái gì thôi...

Em cũng đồng ý với anh Tig Messi đấy; tốt nhất cứ cố gắng giật nhìu giải cao làm kỉ niệm rồi nghiên cứu toán học thoai :D

Sặc sặc, nghiên cứu Toán học hử, thế thì anh không đủ khả năng đâu :lol:
Còn học PT thì đương nhiên phải có kỷ niệm gì đó chứ!




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh