Đến nội dung

Hình ảnh

Cùng học chính tả!

* * * - - 2 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 42 trả lời

#21
Khách- Khách quen_*

Khách- Khách quen_*
  • Khách
Tôi có thắc mắc về 2 thành ngữ mà bạn vovo đã nêu:

1. "Tai vách mạch dừng/rừng": từ trước đến nay tôi vẫn nghĩ là "rừng" nhưng cũng thấy nó không có nghĩa gì rõ ràng lắm; tuy vậy, nếu là "dừng" thì ý nghĩa cũng mù mờ không kém.
Xin bạn giải thích giúp "tai vách mạch dừng" có ý nghĩa gì (nguồn gốc của nó, chứ còn nghĩa bóng trong thành ngữ thì có lẽ mọi người đều hiểu)

2. "Vụng chèo khéo trống/chống": tôi đã từng được nghe giải thích theo nghĩa "trống chèo" như bạn đã nói, nhưng tôi không cho là cách giải thích đó hợp lý hơn, bởi vì "chèo chống" đã là một từ ghép phổ biến liên quan đến việc điều khiển thuyền đò, và việc nó được tách ra để lập thành thành ngữ cũng tự nhiên. Nếu nói phải là "vụng chèo khéo đẩy" thì hơi gượng ép (có ai nói "chèo đẩy" bao giờ?). Về thành ngữ này, tôi cho là hai cách dùng trống/chống cũng như cách giải thích tương ứng là có sức thuyết phục ngang nhau (hay yếu ngang nhau), và không nên dùng làm thí dụ cho việc viết sai chính tả tiếng Việt (bad example :()

#22
KKLove

KKLove

    Lính mới

  • Thành viên
  • 0 Bài viết
TAI VÁCH MẠCH DỪNG



Với thành ngữ ìtai vách mạch dừng”, nhân dân ta nhắc nhở nhau hãy cẩn thận hơn trong nói năng, kẻo những câu chuyện bí mật, những nỗi niềm riêng tư có thể có người biết được và bị lan truyền đến tai nhiều người.

Ở đây tai vách mạch dừng
Những điều bí mật xin đừng ba hoa

(Ca dao)

Ở đây tai vách mạch dừng
Thấy ai người cũ cũng đừng nhìn chi

(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Thành ngữ ìtai vách mạch dừng” có hai vế: tai vách - mạch dừng. Ở vế thứ nhất, "vách" là bức tường ngăn cách các buồng hoặc bao kín xung quanh ngôi nhà. Nói "tai vách" là cách nói theo phép nhân hóa, gán cho "vách" những đặc tính của con người, vách cũng có tai như người vậy. Ở vế thứ hai, "dừng" là những thanh tre nhỏ đan ken vào nhau tạo thành "xương vách" để trát bùn ở ngoài. Khi nói đến "mạch dừng" là nói tới sự hiển nhiên, có thật: dừng thì có khe, có mạch. Tuy nhiên, ìmạch” ở đây còn hàm chứa một ý nghĩa nào đó nữa. Phải chăng ìmạch dừng” gợi lên ý nghĩa ìlan truyền theo dây chuyền”. Sự kết hợp hai vế thành ìtai vách mạch dừng” cho ta thấy được cái nghĩa đen của thành ngữ này là ìvách có tai, dừng có mạch”. Từ nghĩa đen này, chúng ta dễ dàng nhận thấy nghĩa bóng của thành ngữ này: ìdễ lộ bí mật, dễ bị lan truyền”.

(Vietmass)

Về câu thứ 2 tôi chưa tìm được giải đáp chính xác nhưng theo tôi nghĩ có thể chúng ta:
1. Ở miền Nam đặc biệt là miền Tây Nam Bộ, phát âm tr và ch ko phân biệt.
2. Chèo/trống liên quan đến tuồng chèo, còn chèo/chống gợi nhớ đến chèo "xuồng".
Thông tin này có thể giúp ta hiểu thêm:

TRỐNG ĐẾ: loại trống nhỏ kích thước không thống nhất. Mặt trống căng, tiếng đanh và vang, đánh bằng hai dùi. TĐ có vai trò quan trọng trong sân khấu chèo và là một nhạc cụ không thể thiếu được trong các buổi diễn ("phi trống bất thành chèo" hay "vụng chèo khéo trống").

Tuy nhiên, điều đáng mừng là dù viết sai câu nguyên gốc của nó, ý chính của hai câu tục ngữ trên vẫn thường được giữ nguyên.

Còn Phong mãn lầu thì dù tôi ko hiểu nhiều lắm nhưng cũng biết Phong=gió, mãn=đầy đủ, lầu=tòa nhà cao.
Vậy có thể hiểu là tòa nhà đầy (nắng và) gió chăng? Thể hiện cái gì đó rất phóng khoáng, lồng lộng.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi KKLove: 16-11-2006 - 12:29

Love you, not your dog.

#23
Khách- vobe_*

Khách- vobe_*
  • Khách
Thành ngữ "tai vách mạch dừng" được hiểu như sau:
"Vách" ở đây là bức tường của ngôi nhà... tranh( ngày xưa không có nhà gạch như bây giờ). Cấu tạo của nó bao gồm những thanh tre đan ken vào nhau tạo thành "xương vách", tiếp đó là lớp bùn trát ở bên ngoài.
"Dừng" chính là những thanh tre kia, mà thanh tre thì như mọi người đã biết, bên trong của nó rỗng. Điều này làm người ta liên tưởng đến cái "mạch"... Nói vài lời vậy thôi.
P/S: "Vụng chèo khéo trống" chính là tên gốc. Khi nghe xong giải thích mà bạn không thấy nó thuyết phục, thì có lẽ là do trình độ của người giải thích là kém cỏi vậy.

#24
Khách- vobe_*

Khách- vobe_*
  • Khách
Oh, không để ý rằng đã có người giải thích rồi. Như vậy càng thêm tính thuyết phục.

#25
Khách- Khách quen_*

Khách- Khách quen_*
  • Khách
Xin cảm ơn bạn KKLove và vobe đã giải thích cặn kẽ. Trong câu "tai vách mạch dừng" thì "vách" đi chung với "dừng" (xương vách) có vẻ hợp lý hơn là "rừng". Tuy vậy thói quen sử dụng không nhất thiết phản ánh tính hợp lý này. Dùng google search, tôi tìm được:

"tai vách mạch dừng": 32 kết quả.

"tai vách mạch rừng": 1520 kết quả.

Nếu nói về số lượng sử dụng thì "rừng" đã áp đảo "dừng". Đó là chưa nói đến có những cách giải thích khác nghe cũng có lý như:
http://vi.wiktionary...i_vác...ch_rừng

tai vách mạch rừng
Do câu thành ngữ.
Rừng có mạch vách có tai.
Nghĩa là kín như rừng cũng có những lối đi nhỏ. (mạch) người ta có thể biết được, kín như vách, người ta cũng có thể nghe được.


Tôi cho rằng những trường hợp như thế này không thể quyết đoán cách nào là đúng tuyệt đối, mà chỉ có thể nói "hợp lý hơn", đa phần còn phụ thuộc vào chủ quan của từng người.

Tôi rất ủng hộ bạn vovo về việc nêu lên các lỗi chính tả về lẫn lộn hỏi ngã, phụ âm "ch", "tr", "l", "n"... Nhưng trong một số trường hợp, không nên và không thể áp đặt "viết thế này là đúng, thế kia là sai", nhất là khi nó liên quan đến các thành ngữ, do tính biến chuyển của ngôn ngữ qua thời gian và các vùng miền khác nhau. Cách tốt nhất là ta chấp nhận có nhiều biến thể của cùng một thành ngữ, dùng cách nào cũng được, quan trọng nhất là giữ được ý chính của nó như bạn KKLove đã nêu trên (nhưng chỉ có thể gọi là dị bản chứ không thể gọi là sai)

Trường hợp "trống/chống" cũng tương tự: chừng nào ý chính còn được giữ nguyên và mỗi cách giải thích đều có tính hợp lý của nó thì không thể phán xét cách nào là đúng và cách khác với nó là sai được.

#26
Khách- Guest_*

Khách- Guest_*
  • Khách

Về thành ngữ này, tôi cho là hai cách dùng trống/chống cũng như cách giải thích tương ứng là có sức thuyết phục ngang nhau (hay yếu ngang nhau), và không nên dùng làm thí dụ cho việc viết sai chính tả tiếng Việt (bad example )

Dĩ nhiên phải có sức thuyết phục, phải nghe có lí thế nào đó nó mới tồn tại. Thậm chí còn có sức thuyết phục hơn nữa kia: chống làm liên tưởng đến chống chế vốn là điều người nói thực muốn ngụ ý khi dẫn câu thành ngữ này. Vì vậy ta thường nghe vụng chèo khéo chống , hiếm khi nghe .. trống . Trong lúc câu này nguyên là vụng chèo khéo trống , vốn xuất phát từ vùng đồng bằng Bắc bộ, quê hương của chèo. Đi dần vào Nam, người binh dân ở đây mấy ai biết trống với chèo? Và họ tự động sửa lại chống/chèo. Dị bản này nghe lại có lí hơn, dần lấn át cả bản gốc. Nếu dung Google mà search, chăc tỉ lệ 99.99% là chèo :D
Có thể đây là bad ex thực, vì trên đây cũng chỉ là những suy luận có lí , chưa phải là những chứng cứ xác thực gì. Điều mà tôi muốn nói là thực sự có những cách viết, cách dung từ không đúng, chẵng qua được nhiều người dùng lâu dần thành quen.
Đồng ý trong một số trường hợp không nên và không thể áp đặt "viết thế này là đúng, thế kia là sai” , nhưng nói chung thì nên có ý thức về điều này, để tâm tìm hiểu, không thể xuề xòa cách nào cũng được, quan trọng nhất là giữ được ý chính của nó . Nói Lúa tốt xem biên, người hiền xem tướng hay nói [/i] Lụa tốt .. [/i] thì cũng chẵng ai hiểu sai ý người nói, nhưng ở đây có cách dung đúng có cách dung sai, không thể đánh đồng làm một. Tránh tình trạng ‘ để lâu cứt trâu hóa bùn’, phải chấp nhận những cách dùng sai do đã quá phổ biến, không sửa được nữa.

-------------------
Cách dùng i/y
Trích ‘Quy định về chính tả tiếng Việt ’ của Bộ GD và UBKHXH ngày 30/11/1980
(dẫn theo Mai Ngọc Chữ vá các tác giả khác, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, nxb ĐH&GDCN, H, 1981)
Các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i, trừ uy (như: duy, tuy, quy...), ví dụ: kì dị, lí trí, mĩ vị... Chú ý: i hoặc y đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen cũ, ví dụ: ý nghĩa, y tế, ỉ eo, ầm ĩ, im, yêu...

Cách viết hoa
Trích Dự thảo về viết hoa và phiên chuyển tiếng nước ngoài trong văn bản của Bộ Nội Vụ (nguồn: ngonngu.net)

Điều 8. Viết hoa tên các cơ quan, tổ chức

Tên các cơ quan, tổ chức được quy định viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết chỉ chức năng, nhiệm vụ tạo thành tên riêng của cơ quan, tổ chức.

Ví dụ: Chính phủ Việt Nam, Quốc hội Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Đài Truyền hình Hà Nội, Văn phòng trung ương, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, nước Cộng hoà Nam Phi, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, v. v…

Điều 9. Tên các huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự,... được quy định viết hoa chữ cái đầu tiên của tên gọi. Ví dụ: huân chương Độc lập, Sao vàng, Cờ đỏ, Lênin, Hồ Chí Minh; huân chương Quân công, Chiến công, Kháng chiến, Chiến sĩ vẻ vang; Kỷ niệm chương; Tổ quốc ghi công; Bảng vàng danh dự; giải thưởng Nhà nước; danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lao động, vv…
Điều 10. Tên chức vụ, học vị chung không viết hoa, ví dụ: tổng thống, chủ tịch, tổng bí thư, đại sứ, thái thú, tổng đốc, tiến sĩ, cử nhân, viện sĩ,... (trừ một số trường hợp đặc biệt vì mục đích tu từ, ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp,…)

#27
Khách- Guest_*

Khách- Guest_*
  • Khách

Còn nữa đấy bác vovo ơi! Tôi thấy nhiều người còn viết là khuyếch/huyênh/quyềnh... nữa đấy. Bác bảo thế có được không?

ơ thế viết như vậy là sai à. Thế viết kiểu gì mới đúng nhỉ? Trước giờ mình toàn viết thế!!!

#28
Khách- Guest_*

Khách- Guest_*
  • Khách

ơ thế viết như vậy là sai à. Thế viết kiểu gì mới đúng nhỉ? Trước giờ mình toàn viết thế!!!

Thế thì bạn viết sai rồi, phải bỏ chữ y đi: khuếch, huênh, tuếch,...

#29
neverstop

neverstop

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 261 Bài viết
Cám ơn các bạn rất nhiều. Đọc chủ đề này mới thấy nhiều chỗ bản thân mình dùng từ chưa đúng.
Tiếng Việt thú vị thật.
Download phần mềm miễn phí: http://rilwis.tk

#30
be2yes

be2yes

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 18 Bài viết
Chả phải chỉ dân Toán mới viết chính tả không đúng. Ngay cả mấy vị phóng viên báo chí ngày ngày tiếp xúc với mấy con chữ cũng còn sai đầy ra. Thế mới biết chính tả thật nan giải. Có thể xem trong đây:

http://www9.ttvnol.c...chi/692260.ttvn

Một kết luận được tác giả mục này rút ra, đó là cũng cần phải hoạc được toán thì mới viết đúng "chính tả" được.
Chí lí thay!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi be2yes: 13-03-2007 - 11:24

Ngồi buồn mà trách ông Xanh
Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười.
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo!

#31
nguyen_hung

nguyen_hung

    Đại lãn

  • Thành viên
  • 299 Bài viết

ơ thế viết như vậy là sai à. Thế viết kiểu gì mới đúng nhỉ? Trước giờ mình toàn viết thế!!!


Thế thì bạn viết sai rồi, phải bỏ chữ y đi: khuếch, huênh, tuếch,...


Bác có thể trích dẫn sách nào bảo viết thế này đúng, thế kia sai không ? Chứ nói mà không có trích dẫn làm căn cứ thì cảm tính quá.

#32
find

find

    Lính mới

  • Thành viên
  • 0 Bài viết

Thế thì bạn viết sai rồi, phải bỏ chữ y đi: khuếch, huênh, tuếch,...

Bác có thể trích dẫn sách nào bảo viết thế này đúng, thế kia sai không ? Chứ nói mà không có trích dẫn làm căn cứ thì cảm tính quá.


Chú nguyenhung này chắc ngày lớp 1 lười học lắm hả? Ai lại đi hỏi cái câu dở hơi như thế chứ

#33
L_Euler

L_Euler

    Leonhard Euler

  • Hiệp sỹ
  • 944 Bài viết
Hơ, em tra từ điển giải thích thành ngữ thấy "Vụng chèo khéo chống" chứ chẳng thấy "Vụng chèo khéo trống" ở chỗ nào cả, các bác xem lại xem!!! :)

#34
nguyen_hung

nguyen_hung

    Đại lãn

  • Thành viên
  • 299 Bài viết

Chú nguyenhung này chắc ngày lớp 1 lười học lắm hả? Ai lại đi hỏi cái câu dở hơi như thế chứ

Bác này hỏi hay! Lớp 1 lười thì làm sao mà lên đây biết gõ tiếng Việt được nhỉ :D Quan trọng là, mình là dân khoa học, nói có sách mách có chứng, thế thôi. Em nói ở trên rồi, em kô kết luận đúng hay sai, chỉ nói là nói mà không dẫn chứng thì cảm tính thôi.

#35
nguyen_hung

nguyen_hung

    Đại lãn

  • Thành viên
  • 299 Bài viết

Hơ, em tra từ điển giải thích thành ngữ thấy "Vụng chèo khéo chống" chứ chẳng thấy "Vụng chèo khéo trống" ở chỗ nào cả, các bác xem lại xem!!! :D

Vụng chèo khéo chống là đúng rồi. chèo là chèo thuyền, chống cũng là chống ghe luôn. Ở vùng sông nước, nếu nước không chảy siết, đáy sông không quá sâu, thì người ta có thể dùng một cây sào chống xuống đáy sông, thậm chí là đáy hồ, để đấy thuyền đi.
@Admin: Bác admin nào rảnh làm ơn cấu hình lại khung soạn thảo cho font size to hơn một chút đựơc không ? Font size nhỏ quá em đánh dấu sai nhiều khi không thấy mà sửa lại. Cám ơn trước.

#36
American

American

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết

lu2-2010-1476779092296.jpgVà cuối cùng là: Vụng chèo khéo TRỐNG chứ không phải CHỐNG như nhiều người thường nghĩ.

 

Bạn nói có vẻ có lý một nửa. Sao lại nói một nửa? Một nửa là Trống. Còn nửa kia thì sai, vì đối với Trống, thì chỉ có thể là Hát, hay Đàn mà thôi. Không có Chèo. Chèo là phạm vi to rộng hơn, bao gồm cả Hát, Đàn, và Trống. Đối lại với Chèo, thì là Tuồng, chứ không phải Trống. Muốn đối với Trống, thì phải là Kèn. Có câu thành ngữ: không kèn không trống, bạn có biết không?
 
Đúng chính tả, và đúng ý nghĩa phải là Chèo và Chống. Người làm nghề sông nước, ai mà chẳng quen thuộc Chèo và Chống? Chèo là xài mái chèo để đẩy thuyền đi, thường ở chỗ nước sâu. Chống là xài sào để đẩy thuyền đi, thường là ở chỗ nước cạn. Câu Vụng Chèo Khéo Chống để nói người làm việc tuy không rành nghề lắm, nhưng còn có thể làm được việc, bằng cách không rành nghề lắm. Khi chèo không giỏi, thì chống sào. Nếu chống mà không xong, té ngã xuống nước, thì chỉ còn cách lội nước mà đẩy thuyền thôi.
 
Bạn là người thành thị, không phải người miền sông nước, nên mới không biết tục ngữ này.


#37
American

American

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết

Cách dùng i/y
Trích ‘Quy định về chính tả tiếng Việt ’ của Bộ GD và UBKHXH ngày 30/11/1980
(dẫn theo Mai Ngọc Chữ vá các tác giả khác, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, nxb ĐH&GDCN, H, 1981)
Các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i, trừ uy (như: duy, tuy, quy...), ví dụ: kì dị, lí trí, mĩ vị... Chú ý: i hoặc y đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen cũ, ví dụ: ý nghĩa, y tế, ỉ eo, ầm ĩ, im, yêu...
++++++++++++++++++

Đây là cách viết mới.

 
Tôi học lớp 1 từ khi chính phủ mới về tiếp quản thủ đô. Lúc ấy, các chữ có âm i thì đều viết là y, ví dụ: ngành Y, môn Vật Lý, Kỹ thuật, cái Ky đựng đất, mê ly, cái ly, cu Tý sinh năm Tý. Trong sách Văn từ thời Pháp, còn có bài viết về trường Mỹ Lý nữa. Trường này có thật cho đến nay. Đế quốc Mỹ cũng là có thật, nhưng đổi tên là nước Mỹ.
 
Bây giờ, bộ Giáo Dục mới ra cách viết mới, thì mọi người phải theo thôi. Mấy năm nữa, có thể Bộ Giáo Dục lại ra luật viết mới, thì chúng ta lại viết lại như cũ.
 


#38
American

American

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết

- Dang rộng cánh tay: không phải "giang"
+++++++++++++++++++++

Giang mới đúng. Dang là ngọng.
 
Giang tay giơ chân, chứ không phải dang tay dơ chân.
 
Người Hà Nội mới nói ngọng nhiều mặc dàu Cha Ông họ không bị ngọng. Ngọng gì? Ngọng tất cả các phụ âm uốn lưỡi. Bà con hãy coi những cặp đôi uốn lưỡi nhiều và không uốn lưỡi sau đây:
Gi/D, R/D, Tr/Ch, L/N, S/X


#39
American

American

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết

-Dàn và giàn: ta viết "giàn mướp, giàn bầu" nhưng viết "dàn máy tính, dàn cầu thủ trẻ"...
"Giàn giụa" chứ không phải "dàn dụa", tuy nhiên từ này dùng sai đến mức thành phổ thông mất rồi. Các bác "Từ Điển" có lẽ phải cho thêm nó vào cho nó hợp thời thế.
++++++++++++++++++

Theo Wiktionary tiếng Anh, thì Giàn và Dàn, giọng Hà Nội đều là D, giọng Huế và Sài Gòn đều là Gi.
 
Theo tôi, thì giọng Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An đều là Gi. Tôi gốc người Ninh Bình, lớn lên ở Hà Nội, và sau đó thì ở Mỹ. Vì vậy, giọng nói tôi không phải giọng Hà Nội mới bây giờ. Cách viết chính tả của tôi là Hà Nội trước năm 1980.


#40
American

American

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết

- Chí và Trí:
Trí trong trí tuệ, trí thức, dân trí, trí tưởng tượng,...
Chí trong chí khí,chí phải, chí lí,...
Nói thêm: trí thức, tri thức và kiến thức cần phân biệt. "Trí thức": người làm việc bằng đầu óc, "tri thức": sự hiểu biết chung mang tính khái quát về mọi mặt của xã hội; khi "tri thức" vào đầu ta và "ở lại, sinh sôi" thì nó thành "kiến thức" (của ta). Vì vậy những câu như: Anh nay ra dáng tri thức lắm/ Cậu này giỏi, tri thức đầy mình đều sai cả.
+++++++++++++++++++++++

Trí 知 và Chí 志 là âm Hán Việt, mặc dàu tiếng Mandarin thì đều là âm Tr cả.
 
trí thức, tri thức và kiến thức đều xài chữ Trí 知 này cả. Tiếng Việt thì là hiểu biết.
hùng tâm tráng chí thì xài chữ Chí 志.
 
Chúng ta đều biết chữ Nho mà người Việt không học, thì nói sai loạn cả. Vì thế, tôi không thể bàn sai đúng ở đây.
******************

- Chuyền và truyền:
Chuyền trong chuyền tay nhau quyển sách, chim chuyền cành, dây chuyền công nghiệp, sự di chuyển mang tính "hữu hình", cụ thể.
Truyền trong truyền thụ, truyền tin, truyền nhiệt, "vô hình", trừu tượng.

- Chuyện và truyện:
Ta "nói" : câu chuyện, chuyện kể (rằng) nhưng viết mẩu truyện , quyển truyện.

*******************

Chuyền/Truyền, và Chuyện/Truyện đều là tiếng Việt, và 2 âm Hán Việt của cùng 1 chữ 傳.
Truyền thống, thì chữ 傳 đọc âm Ch, nhưng Truyện, thì chữ 傳 đọc âm Tr.
 
Không biết Chuyền và Chuyện cổ xưa có nguồn gốc Hán Việt hay không, nhưng có chỗ chúng có vẻ như từ Hán Việt mà ra. Dầu sao, nó cũng có ý nghĩa khác đi.
 
Chuyền tay, nhưng sao lại Truyền miệng?
Ví dụ "lắm chuyện" thì tiếng Tàu là "đa sự 多事" chứ không phải "đa truyện."
 

 






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh