Đến nội dung

Hình ảnh

Làm thế nào để soạn giáo án tốt?

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết
Quang Nam Gửi vào: Oct 10 2004, 08:53 PM

chao cac ban !
minh la sinh vien toan sap ra truong ,minh muon hoi cac ban lam the nao de co the soan giao an mot cach tot nhat tranh chep y het nhu trong sach thiet ke bai giang bay gio.
Rat mong duoc su gop y cua cac ban



Vietcantho Gửi vào: Oct 19 2004, 08:37 PM

Theo kinh nghiệm của bản thân mình thì thế này: Trước tiên bạn xác định xem mình sẽ dạy học trò của mình theo phương pháp nào ? Nếu là phương pháp truyền thống thì không phải lo lắng gì hết, trong bài soạn chỉ cần đặt được vấn đề cho kiến thức mới là đạt, và chú ý không nên sữa lại nội dung bài học trong sách giáo khoa nếu chưa thật sự hiểu nó.
Nếu là dạy theo hướng học sinh tự khám phá thì bạn nên tham khảo thêm tài liệu Dimension of learning cua một tác giả nước ngoài. Va theo mình từng trải thì dạy theo phương pháp này khá mất thời gian và đòi hỏi phải soạn giáo án rất công phu và trình độ của học sinh phải hơi khá một chút thì mới làm được. Nhưng không phải nội dung nào trong sách giáo khoa phổ thông cũng soạn bài được theo hướng này mà chỉ có một số bài học mà thôi. Chúc bạn thành công !

Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#2
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết
Sao mai Gửi vào: Oct 19 2004, 10:24 PM


TÌM HIỂU CÔNG TÁC SOẠN BÀI



Tâm lý được hình thành và phát triển bằng hoạt động. Nhưng học sinh thường có thói quen là thụ động rất ít hoạt động. Vì vậy yêu cầu về tính hoạt động phải được quán triệt ngay trong giờ học. Nội dung dạy học chỉ trở thành hoạt động khi nào người thầy biết chỉ đạo hướng dẫn học sinh tìm kiếm khám phá ra các hoạt động còn ẩn tàng trong từng kiến thức cụ thể. Vì vậy người thầy phải biết khai thác các hoạt động. Nhằm khai thác hoạt động của nội dung dạy học, có 4 nguyên tắc(Xem Phương pháp dạy học, Nguyễn Bá Kim):
1/ Rèn luyện cho học sinh những hoạt động và hoạt động thành phần tương thích với mục đích và nội dung dạy học
2/Nâng cao tính tự giác , tích cực của hoạt động nhờ tạo động cơ và hướng đích.
3/Nhấn mạnh những kiến thức, đặc biệt là những kiến thức phương pháp, kể cả những kiến thức cần thiết để hoạt động lẫn những kiến thức đạt được trong hoạt động.
4/Phân bậc hoạt động là cơ sở cho việc điều khiển, chỉ đạo hoạt động của học sinh.

Soạn bài là một công việc hết sức quan trọng. Nhìn vào bài soạn ta có thể biết được toàn bộ kế hoạch, các bước, các khâu của cả quá trình dạy học của thầy và trò trong một tiết lên lớp nhằm đạt mục đích, yêu cầu của bài dạy.Soạn bài chu đáo cẩn thận, có nhiều công sức đầu tư suy nghĩ thì càng giúp cho người thầy làm chủ được tiết học, môn học. Trong bài soạn, mục đích, nội dung, phương pháp phải được dự kiến sắp đặt và tuân thủ từng bước tiến hành. Người thầy phải đề xuất được các tình huống, hoạt động nhằm phát huy tính tự giác tích cực hoạt động của học sinh.
quá trình soạn bài thực sự là một quá trình lao động trí óc vất vả và thể rõ ý thức, tinh thần trách nhiệm cũng như lương tâm nghề nghiệp của người thầy đối với tương lai của thế hệ trẻ. Ở một bài soạn không chỉ nói lên sự đầu tư công sức, nghiên cứu khoa học mà còn thể hiện những lao động sáng tạo của thầy, những tâm đắc đối với bài dạy và nhiều kinh nghiệm quý báu đúc rút từ nhiều năm trước.

Như vậy một bài soạn cần xác định rõ 3 yếu tố: mục đích, nội dung, phương pháp. Bài dạy lý thuyết khác với dạy bài tập. Dạy lý thuyết, nếu có thể đưa ra những hoạt động cụ thể hướng dẫn học sinh tự tìm đến những kiến thức mới. Hoạt động có thể là các câu hỏi dẫn dắt hoặc yêu cầu học sinh giải một bài toán cụ thể có liên quan đến kiến thức mới. Giải xong bài toán cũng là lúc học sinh tìm ra kiến thức và thầy giáo chỉ còn hợp thức hóa và chính xác hóa kiến thức mà học sinh vừa tìm được. Giờ bài tập cần tạo điều kiện cho học sinh làm việc được càng nhiều càng tốt. Tâm lý học sinh là rất thích tự mình tìm được lời giải; nó như là một sự động viên về tinh thần cũng như một sự khẳng định năng lực của mình. Thầy giáo cần tạo cho học sinh được hưởng niềm vui trong học tập ấy. Vì vậy cần chú đến sự phân hóa trong các giờ dạy...

Mọi người cho ý kiến tiếp nhé!
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#3
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết
Vietcantho Gửi vào: Oct 22 2004, 07:51 PM

Xin chào các bạn !

Mình thấy bạn Sao mai trình bày lý thuyết môn Phương pháp giảng dạy toán cũng đầy đủ lắm rồi, nên mình thử đưa ra một vài bài toán thực tế để các bạn đón xem mình muốn dạy kiến thức mới nào cho học sinh của mình: 1) Thông báo Công ty xây dựng THÀNH CÔNG thân mời các bạn thiết kế một nhà giữ xe cho sân vận động cần thơ. Vậy các em hãy tự thành lập nhóm và làm mô hình nhà xe. Mỗi nhóm không quá 6 em, mỗi nhóm chỉ làm một mô hình và nhóm nào làm tốt sẽ được điểm thưởng. 2) Một cửa hàng bán sữa nọ hứa sẽ thưởng công cho nhân viên nào đếm được số lon sữa tồn khô một cách nhanh nhất. Biết rằng các lon sữa được chất thành hình tam giác có dạng:
o
o o
o o o
o o o o.
Các em hãy chỉ cách để các nhân viên đếm được số lon sữa nhanh nhất nhé.



manh0510 Gửi vào: Oct 22 2004, 10:47 PM

Theo mình thì khi soạn giáo án ta nên làm các bước như sau Mong mọi người cùng đóng góp ý kiến

1_Xác định xem trình độ học sinh như thế nào => Cách dạy

2_Xác định xem nội dung mới có liên quan gì đến các kiến thức cũ không

3_Trong giáo án
+ Nên dạy theo sườn SGK
+ Nên dùng phương pháp suy diễn để gợi mở các vấn đề mới ( Nếu có thể ) (Vì trong SGK chỉ là công bố kiến thức => Chứng minh )
+ Nên lấy các ví dụ trong SGK để củng cố bài dạy vì các ví dụ đó rất hay và bao quán gần như là hết các kiến thức mới học



hoa_sữa Gửi vào: Oct 23 2004, 08:25 PM

Theo em thì phải nắm chắc nội dung cần phải chuyển tải đến học sinh đã.Sau đó phải dựa trên tình hình thực tế:
+. Đối tượng học sinh của lớp mình dạy.
+. Phương tiện dạy học.
+. Soạn bài thật kĩ
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#4
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết
LacLac Gửi vào: Oct 30 2004, 04:37 PM

....
theo ý mình thì công tác dạy học nên chú trọng tính hiệu quả, đừng quá nặng về hình thức. Các loại sổ sách, giáo án này nọ chủ yếu là phục vụ cho công tác quản lí nhiều hơn là cho dạy học.

Có vị cho rằng "soạn bài trước khi lên lớp" là giáo viên xem qua bài và đề ra kế họach dạy học, có thể chỉ là trong tư tưởng chứ không cần thể hiện ra giấy.

Nếu làm vậy thì rất khó kiểm tra, không biết ai làm tốt, ai lười. Bởi vì cách đánh của mình vẫn còn dựa vào các tiêu chí hình thức.

Nhưng dù sao cũng đừng quá cường điệu công tác soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học, ... . Giáo viên rất mệt vì mấy việc như vậy, họ không còn sức lực để nghĩ ra những chuyện khác hay hơn.

Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#5
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết
Vietcantho Gửi vào: Oct 30 2004, 07:57 PM

Mình thì nghĩ rằng giáo án cũng hơi quan trọng trong dạy học, nhưng nó cũng không quá quan trọng đến nỗi thiếu nó thì thầy giáo không hoàn thành nhiệm vụ. Và thật ra thì giáo án nó quan trọng trong các cuộc thi mà thôi, nhưng không phải soạn được một giáo án tốt thì học sinh có thể hiểu bài và có thể hiểu những gì mình muốn dạy. Và giáo án đúng là nó thể hiện trình độ của giáo viên trong đó thật, và những giáo viên có thật nhiều kinh nghiệm thì mới dự kiến được các câu trả lời, các vấn đề vướng mắc của học sinh.



hoaxuongrong Gửi vào: Nov 2 2004, 07:27 PM

Mình nghĩ rằng tổng hợp tất cả các ý kiến của các bạn trên đây thì sẽ cho ra 1 câu trả lời gần như ý muốn.Điều này cũng đồng nghĩa rằng nó không hoàn toàn là đầy đủ.Mình đang học môn phương pháp giảng dạy và soạn giáo án được thầy đánh giá là công việc khó,đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao của Sinh viên tụi mình,nhưng minh nghĩ không thể nào dạy theo giáo an đã soạn sẵn ,bởi vì chắc chắn sẽ có tình huống làm cho bài dạy của mình đi chệch hướng với những gì đã soạn sẵn .Điều quan trọng là cố gắng điều khiển buổi học ,không nên để mất tinh thần nhất la SV đi thực tập hay GV mới ra trường
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#6
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết
Sao mai Gửi vào: Nov 2 2004, 07:57 PM

Những khó khăn trong giờ lên lớp của sinh viên Sư Phạm
(Theo : Phạm Hồng Quang_Tạp chí nghiên cứu giáo dục)



1/ Quá lệ thuộc vào bài soạn, nội dung giảng dạy rời rạc do SV chưa được luyện tập nhiều, chưa biết phối hợp nhịp nhàng các thao tác sư phạm. Chẳng hạn: giữa trình bày bảng, đọc cho học sinh ghi và lời nói của GV chưa ăn khớp khiến học sinh không nắm được nội dung bài một cách hệ thống.
2/Chưa gây được trạng thái tâm lý cần thiết trước khi giảng bài mới, do quan niệm sai về việc chuẩn bị, sắp xếp đầu giờ, cho là hình thức, máy móc, không liên quan đến nội dung bài học mới. Mặt khác, các thao tác chưa trở thành kỹ xảo, gây tâm trạng chán ngắt, thất vọng ở sinh viên.
3/Năng lực diễn đạt yếu, nội dung bài học thiếu logic, hệ thống.Các thao tác SP, kỹ nang thực hành của sinh viên khi đi thực tập ở PTTH vẫn là sự mô phỏng của GV hướng dẫn thực tập sư phạm. Đáng lưu ý là, SV thực tập cố gắng làm theo GV hướng dẫn, còn kiến thức môn học PPDH thì vận dụng không nhiều....

Như vậy là: Sinh viên chưa làm chủ được tiết học, chưa bao quát hết học sinh, việc vận dụng các phương pháp chưa thích hợp, chưa phân loại được các hoạt động, phân bố thời gian hợp lý, vùa thiếu lại vừa thừa, thiếu các khâu củng cố, nhất là mục đích, yêu cầu còn chung chung, nội dung bài học còn nghèo nàn...
Dĩ nhiên không phải tất cả các sinh viên đều như vậy. Nhưng thiết nghĩ, làm theo người khác, có giỏi lắm thì cũng gần bằng người ta thôi. Dù là sinh viên thực tập, cũng đừng ngại ngùng thể hiện bản sắc riêng của mình, đùng để thành con rối, ai bảo sao làm vậy. Tôi nghĩ, các thầy cô hướng dẫn sẽ đánh cao sự sáng tạo và sự tự tin, khiêm tốn học hỏi của bạn.

Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#7
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết
hoa_sữa Gửi vào: Nov 2 2004, 07:58 PM

QUOTE (Vietcantho @ Oct 30 2004, 07:57 PM)
Mình thì nghĩ rằng giáo án cũng hơi quan trọng trong dạy học, nhưng nó cũng không quá quan trọng đến nỗi thiếu nó thì thầy giáo không hoàn thành nhiệm vụ. Và thật ra thì giáo án nó quan trọng trong các cuộc thi mà thôi, nhưng không phải soạn được một giáo án tốt thì học sinh có thể hiểu bài và có thể hiểu những gì mình muốn dạy. Và giáo án đúng là nó thể hiện trình độ của giáo viên trong đó thật, và những giáo viên có thật nhiều kinh nghiệm thì mới dự kiến được các câu trả lời, các vấn đề vướng mắc của học sinh.



Hoa sữa không đồng ý với bạn ở điểm này .Việc chuẩn bị giáo án tốt là việc làm bắt buộc của người thầy có trách nhiệm . Nhưng phải hiểu thế nào là chẩn bị giáo án tốt. Giáo án tôt là giáo án phải nằm sâu trong đầu của người thầy , không phải là giáo án hình thức mang tính đối phó,giáo án để thanh tra hay ban giám hiệu kiểm tra< đương nhiên được cả hai thì thật hoàn hảo>. Dạy chay , soan nháp là việc làm rất vô trách nhiệm với học sinh và với chinh bản thân của người thầy ,nó làm mất đi niềm đam mê sáng tạo trong dạy và học < Người thầy luôn tự chống chế rằng tôi vẫn chuyển tải hết kiến thức,không có gì sai sot và học sinh của tôi vẫn hiểu bài>. Mong các thầy cô đừng giận em ạ.
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#8
marguerite

marguerite

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 18 Bài viết
Thực ra,chuẩn bị cho bài lên lớp chỉ cần 1-2 loại: phiếu dạy của GV và phiếu học cho học sinh. Phiếu dạy cho GV chỉ cần dàn ý bài học. Phiếu học của học sinh là nhiệm vụ mà học sinh cần hoàn thành. Thường thì GV chỉ cần dàn ý bài dạy thôi, ai mà soạn đủ các loại câu cần nói ra thì có mà .... ko bình thường. Hỏi gì, trong trường hợp nào cần hỏi là do hoàn cảnh. Hôm nào "sang"(nói theo kiểu anh Tràng), thì có thêm phiếu học cho học sinh (các nhiệm vụ được phân loại theo chủ đề lý thuyết, củng cố lý thuyết, luyện tập từ dễ đến cơ bản, khó, các câu hỏi và bài tập mở... ); khi đó học sinh sẽ chủ động hơn trong việc học và mỗi em có thể tự khai thác bài học theo trình độ. Giáo viên chủ động tiếp cận từng em, hướng dẫn hoạt động chung và cá biệt. Marg mới ... tưởng tượng thế thôi, chưa làm thật bao giờ. Mà không biết có nên như vậy không nhỉ? :Leftrightarrow
Khi em sống ngang tàng, cao thượng,
Em thấy mình như trời cao,
Cánh chim anh không bao giờ bay hết.
Nhưng nếu em sống yếu mềm, hèn nhát,
Em chỉ là ngọn cỏ dưới chân anh...

#9
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết

Thực ra,chuẩn bị cho bài lên lớp chỉ cần 1-2 loại: phiếu dạy của GV và phiếu học cho học sinh. Phiếu dạy cho GV chỉ cần dàn ý bài học. Phiếu học của học sinh là nhiệm vụ mà học sinh cần hoàn thành. Thường thì GV chỉ cần dàn ý bài dạy thôi, ai mà soạn đủ các loại câu cần nói ra thì có mà .... ko bình thường. Hỏi gì, trong trường hợp nào cần hỏi là do hoàn cảnh. Hôm nào "sang"(nói theo kiểu anh Tràng), thì có thêm phiếu học cho học sinh (các nhiệm vụ được phân loại theo chủ đề lý thuyết, củng cố lý thuyết, luyện tập từ dễ đến cơ bản, khó, các câu hỏi và bài tập mở... ); khi đó học sinh sẽ chủ động hơn trong việc học và mỗi em có thể tự khai thác bài học theo trình độ. Giáo viên chủ động tiếp cận từng em, hướng dẫn hoạt động chung và cá biệt. Marg mới ... tưởng tượng thế thôi, chưa làm thật bao giờ. Mà không biết có nên như vậy không nhỉ? :Leftrightarrow


Mình nghĩ chẳng cần phiếu gì cả, nhất là với học sinh cấp 3, trừ khi muốn làm thực nghiệm hay tiết kiệm công sức chép đề bài tập cho học trò.
Ngày nay, nhiều người ưa thích "kế hoạch dạy học" hơn "giáo án". "Kế hoạch dạy học" mềm dẻo hơn, phù hợp hơn với việc dạy học. Trong kế hoạch dạy học, người ta dự kiến các tình huống có thể xảy ra và biện pháp để giải quyết. Việc xây dựng hệ thống câu hỏi (các ý cần hỏi) là cần thíêt, nhưng không cần phải chính xác từng câu từng chữ các phương án trả lời của học sinh vì làm sao mà biết trước diễn biến lớp học sẽ thế nào. Giáo viên cũng cần chuẩn bị nhiều phương án để không bị sốc, chôn chân khi học sinh đưa ra 1 lời giải mới hoặc không hiểu bài.
Để có một tiết dạy hiệu quả, cần chuẩn bị kế hoạch dạy học khá kỹ chứ không chỉ đơn thuần là mở sách hướng dẫn hay vẽ ra 2 phiếu..., có khi mất cả mấy buổi cho 1 kế hoạch 1 trang A4.
Marg vẫn còn đang tiếp cận với dạy học từ trường sư phạm, có thể sẽ có nhiều ý tưởng hay. Mình khuyên một điều chân thực: hãy viết lại những ý tưởng ấy trong giấy! Sau này đọc lại sẽ thấy hữu ích bởi khi thực dạy rồi sẽ thấy có nhiều vấn đề, và có khi quên hẳn những ý tưởng đã từng nghĩ đến khi còn là giáo sinh. Lúc ấy hãy mở lại nhật ký để nhắc nhở bản thân thay đổi về cách dạy, ít thực dụng hơn.
Mình thích bài trả lời của hoa sữa. Em này không rõ đã đi học sư phạm hay chưa, nhưng khá yêu nghề gõ đầu trẻ và nhiều lúc gửi cho mình những ý tưởng khá hay. Đã lâu lắm rồi không thấy em ấy đăng nhập vào diễn đàn.
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh