Đến nội dung

Hình ảnh

Toán Quy Nạp


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 9 trả lời

#1
live4vn

live4vn

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết
Các bác em mới vào diễn đàn,nhờ cái bác cho em đề mí bài toán quy nạp nghen! thanks các bác nhìu

#2
vietkhoa

vietkhoa

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 644 Bài viết
Một ví dụ đơn giản nhất: Tính tổng $1^2+2^2+3^2+...+n^2$ bằng phương pháp quy nạp.
Diễn đàn Toán đã quay trở lại!!!Hoan hô!!!

#3
thaithuan_GC

thaithuan_GC

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
Bạn phải cho công thức để cm = quy nạp chứ :
$1^2 + 2^2 + 3^2 + .. + n^2 = \dfrac{n(n+1)(2n+1)}{6} $
$1^3 + 2^3 + 3^3 +.... + n^3 = \dfrac {n^2 . (n+1)^2}{4}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi thaithuan_GC: 27-04-2007 - 21:05


#4
Sk8ter-boi

Sk8ter-boi

    (~.~)rubby(^.^)

  • Thành viên
  • 427 Bài viết
ồ , ko nhất thiết phải cho chứ :) !!
hãy cùng xem :
muốn tính tổng $\sum\limits_{i=1}^{n} i^2$ , tạm thời chưa tìm ra 1 cách biến đổi nào , hãy cùng khảo sát thử vài giá trị
$n=1;2;3;4... $
$ \sum\limits_{i=1}^{n} i=1,3,6,10,15...$
$\sum\limits_{i=1}^{n} i^2 = 1,5,14,30;55...$
với suy nghĩ tự nhiên rằng , 2 tổng trên , bằng 1 cách nào đó có thể biểu diễn dưới đa thức biến n , thiết lập thương
$n=1;2;3;4;5;...$
$\dfrac{\sum\limits_{i=1}^{n} i}{\sum\limits_{i=1}^{n} i^2}=1;\dfrac{5}{3};\dfrac{7}{3};\dfrac{9}{3};\dfrac{11}{3} ...$
từ đây có thể đoán đc công thức rồi , bây giờ mới là nhiệm vụ của quy nạp !!! Khi ta ko xác định đc rõ ràng 1 công thức hay tính chất nào đó , quy nạp là phương pháp rất hữu hiệu vì nó theo đúng 1 suy nghĩ tự nhiên :D

i love 9C -- i luv u :x .... we'll never fall apart , but shine forever

9C - HN ams

#5
hungnd

hungnd

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 585 Bài viết
Một ví dụ khá đơn giản đó là :
Chứng minh rằng mọi số nguyên dương lớn hơn 1 đều có ít nhất một ước nguyên tố :)

#6
dtdong91

dtdong91

    Tiến sĩ diễn đàn toán

  • Hiệp sỹ
  • 1791 Bài viết
Cái này hơi hiển nhiến
nếu nó là SNt thì ước NT là chính nó
Còn nếu nó là hợp số thì gọi p là 1 ước của nó
=> theo q/nạp p có ước NT => dpcm
:)
12A1-THPT PHAN BỘI CHÂU-TP VINH-NGHỆ AN

SẼ LUÔN LUÔN Ở BÊN BẠN

#7
MyLoveIs4Ever

MyLoveIs4Ever

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 441 Bài viết
Bác Đông CM sao hiển nhiên wá:
Với n=2 do 2 là nguyên tố nên đúng
Với n>2 giả sử đúng với mọi số nguyên <n .Ta cm nó đúng với n
Nếu n ngưyên tồ thì n chia hết cho n thì bổ đề đúng Nếu n là hợp số thì n=ab.Nếu a>n thì b>=1 ta có n>n.1=n mâu thuẫn => 1<a<n theo giả thuyết quy nạp thì a chia hết cho p nguyên tố

#8
dtdong91

dtdong91

    Tiến sĩ diễn đàn toán

  • Hiệp sỹ
  • 1791 Bài viết
Hix cách chú Dũng với cách tui giống nhau cả mà :)
CHo bài khác nhé
CM $ 1+\dfrac{1}{\sqrt{2}}+\dfrac{1}{\sqrt{3}}+...+\dfrac{1}{\sqrt{n}} \leq 2\sqrt{n}$
12A1-THPT PHAN BỘI CHÂU-TP VINH-NGHỆ AN

SẼ LUÔN LUÔN Ở BÊN BẠN

#9
ttbytm261

ttbytm261

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 37 Bài viết
Thêm nữa
CMr với mọi số tự nhiên n$\geq $2, ta có đẳng thức
$ \alpha^{n} $-$ \beta^{n} $=($ \alpha $-$ \beta $)($ \alpha^{n-1} $+$ \alpha^{n-2} $$ \beta$+...+$ \alpha $$ \beta^{n-2} $+$ \beta^{n-1} $)

#10
vietkhoa

vietkhoa

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 644 Bài viết
Cái này hoàn toàn có thể chứng minh bằng một cách thủ công vì nó là hằng đẳng thức, cũng là hằng đẳng thức đáng nhớ trong lớp 8. Ngoài ra còn cái này:
$a^n+b^n=(a+b)(a^{n-1}-a^{n-2}b+a^{n-3}b^2-...-ab^{n-2}+b^{n-1})$(chú ý n lẻ)
Và cả khai triển Newton cũng có thể chứng minh bằng quy nạp, nhưng sẽ không tự nhiên...:D

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vietkhoa: 12-05-2007 - 18:30

Diễn đàn Toán đã quay trở lại!!!Hoan hô!!!




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh