Đến nội dung

Hình ảnh

*Đề Chuyên Toán Trần Phú, HP 2008/2009*


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 16 trả lời

#1
L_Euler

L_Euler

    Leonhard Euler

  • Hiệp sỹ
  • 944 Bài viết

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN TRẦN PHÚ


Năm học 2008 - 2009


MÔN THI: TOÁN CHUYÊN

Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề



Phần I: Trắc nghiệm khách quan. ( 2,0 điểm )
1. Điểm M thuộc đường thẳng y = 4x + 5 cách trục hoành một khoảng bằng 3 đơn vị có tọa độ là
A. (1/2; 3).
B. (-2; -3).
C.(-2; 3)
D. (-1/2;-3).
2. Hàm số bậc nhất
$y = (m^2 - 5m + 4)x - 2$ nghịch biến với giá trị nào của m?
A. m>1
B. m<4
C. 1< m <4
D.$1 \le m \le 4$
3. Hình vuông ABCD cạnh a, M là trung điểm của BC, cos AMD bằng
A.3/5
B.$\dfrac{{\sqrt 5 }}{5}$
C. $ \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}$
D. $\sqrt 2$
4.
Tam giác ABC có $B = 45^0 ,C = 30^0$, đường cao AH = a. Khi tam giác ABC quay một vòng quanh cạnh BC cố định tạo nên một khối tròn có diện tích bề mặt là
A.$\pi a^2 \left( {\sqrt 2 + 3} \right)$
B. .$\pi a^2 \left( {\sqrt 2 + \sqrt 3} \right)$
C. .$\pi a^2 \left( {\sqrt 2 + 4} \right)$
D. .$ \pi a^2 \left( {\sqrt 2 + 2} \right)$
5.
$(1 - \sin \alpha )(1 + \sin \alpha )$ bằng
A. $(c{\rm os}^{\rm 2} \alpha {\rm - sin}^{\rm 2} \alpha {\rm + 1)}\dfrac{{{\rm cotg}^{\rm 2} \alpha }}{{\rm 2}}$
B. . $(c{\rm os}^{\rm 2} \alpha {\rm - sin}^{\rm 2} \alpha {\rm + 1)}\dfrac{{{\rm tg}^{\rm 2} \alpha }}{{\rm 2}}$
C.$ ({\rm sin}^{\rm 2} \alpha {\rm - cos}^{\rm 2} \alpha {\rm + 1)}\dfrac{{{\rm cotg}^{\rm 2} \alpha }}{{\rm 2}}$
D. $({\rm sin}^{\rm 2} \alpha {\rm - cos}^{\rm 2} \alpha {\rm + 1)}\dfrac{{{\rm tg}^{\rm 2} \alpha }}{{\rm 2}}$
6. Tìm số nguyên dương n biết ba mệnh đề P, Q, R dưới đây có duy nhất một mệnh đề sai.
P = ì n + 45 là binh phương của một số tự nhiên ì
Q = ì n tận cùng là chữ số 7 ì
R = ì n - 44 là binh phương của một số tự nhiên ì
A. 1987
B. 1980
C. 1977
D. 1970
7. Phương trình $x^4 + 4x^2 - m^2 = 0$ có nhiều nhất bao nhiêu nghiệm?
A.4
B.3
C.2
D. 1
8. Trên nửa đường tròn đường kính AB lấy 2008 điểm phân biệt khác A và B. Số tam giác tù có ba đỉnh là ba điểm trong số các điểm đã cho ( kể cả hai điểm A và B ) nhiều nhất là
A. 1 351 412 113
B. 1 351 412 112
C. 1 351 412 111
D. 1 351 412 110

Phần II: Tự luận (8,0 điểm )
Bài 1: 1,0 điểm.
Cho $A = \dfrac{2}{{2\sqrt[3]{2} + \sqrt[3]{4} + 2}};B = \dfrac{2}{{2\sqrt[3]{2} + \sqrt[3]{4} - 2}}
$ . Tính A - B; B; A + B.
Bài 2: 2,0 điểm.
Cho hệ phương trình:$\left\{ \begin{array}{l} x + y = a - 1 \\x^2 + y^2 = a^2 - 3 \\\end{array} \right.\,\,\,\,\,:D$
Giải hệ phương trình :D khi a = 2.
Tìm giá trị của a để hệ :Rightarrow có nghiệm.
Bài 3: 2,0 điểm
Cho tam giác ABC đều cạnh a. Ứng với điểm Q trên cạnh AC ta lấy điểm P trên tia đối của tia CB sao cho AQ.BP = a^2. Tia AP cắt BQ tại M. Chứng minh MA + MC = MB.
Bài 4: 2,0 điểm
Các đường phân giác trong BE và CF của các góc B và C cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC lần lượt tại M va N. Chứng minh tam giác ABC cân tại A khi EM = FN.
Bài 5: 1,0 điểm
Xét tất cả các đa thức bậc hai $f(x) = ax^2 + bx + c$ sao cho a < b và $f(x) \ge 0$ với mọi x. Hỏi rằng biểu thức $\dfrac{{a + b + c}}{{b - a}}$ có thể nhận giá trị nhỏ nhất là bao nhiêu ?

Hết


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi khongtu093tk: 26-06-2008 - 17:43


#2
Airsupply

Airsupply

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 11 Bài viết
Một trung tâm đào tạo lớn như Hải Phòng mà không nghĩ ra được một cái để thế nào cho hay sao? Thất vọng quá. Toàn đi sao chép. Bài 3 có trong báo THVTT tháng 4/99, bài 4 có trong báo tháng 7/99 còn bài 5 có trong báo tháng 8/99. Nhân tài đâu hết rồi?

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Airsupply: 27-06-2008 - 08:12


#3
L_Euler

L_Euler

    Leonhard Euler

  • Hiệp sỹ
  • 944 Bài viết

Một trung tâm đào tạo lớn như Hải Phòng mà không nghĩ ra được một cái để thế nào cho hay sao? Thất vọng quá. Toàn đi sao chép. Bài 3 có trong báo THVTT tháng 4/99, bài 4 có trong báo tháng 7/99 còn bài 5 có trong báo tháng 8/99. Nhân tài đâu hết r?#8220;i?


Cách đây 1 năm thì phải, thầy CN lớp tui có kể: Từ năm nay mạng lưới chuyên môn của Sở GD Hải Phòng quyết định ngừng chuyện "bịa" ra một đề Toán cho các kì thi HSG Thành phố, tuyển sinh vào THPT NK mà sẽ "lấy" đề trong nhiều quyển sách khác nhau. Rất nhiều năm trước Sở GD HP ra đề thi HSG TP và tuyển sinh NK rất khó, nhưng có lẽ năm nay theo xu hướngd trên nên ra đề có phần hơi "dễ". Mấy năm trước anh thi đề rất phức tạp, nhưng hôm nọ mới đọc đề vào 10 của HP thì mới "choáng", đợt này không ti tỉ 10 điểm thì "hơi phí"!

Theo đó Sở khuyến khích học sinh năng đọc sách, đọc nhiều sách sẽ "trúng tuyển" ( :D ). Anh đoán thế thôi! :D

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi khongtu093tk: 28-06-2008 - 16:17


#4
Sao_bang_lanh_gia

Sao_bang_lanh_gia

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 120 Bài viết
Tôi thấy các bạn chỉ nói phét là giỏi
Thử hỏi bạn bảo tất cả đều ở THTT nhưng giải lại bạn có giải được không
Số báo đã ra từ rất lâu nên có lẽ cũng chẳng ai biết được đâu
CUỘC ĐỜI LÀ VÔ VÀN NHỮNG KHÓ KHĂN
CHÚNG TA CẦN PHẢI BIẾT VƯỢT QUA NHỮNG KHÓ KHĂN ĐÓ CHÍNH TRÊN ĐÔI CHÂN CỦA MÌNH

#5
Airsupply

Airsupply

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 11 Bài viết
Chán chẳng muốn tranh cãi nữa.
Đề thi chuyên Toán mà chẳng có bài số học hay rời rạc nào.
Cấu trúc thì không hay mà để Toán ra cũng như nhà quê.
Hãy nhìn đề của Tổng hợp hay Sư Phạm các bạn cũng sẽ nhận ra sự khác biệt về đẳng cấp.
Nhưng đề năm nay còn đỡ chuối chấm muối hơn đề của các năm trước.

#6
apollo_1994

apollo_1994

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 267 Bài viết
Tuy kém hiểu biết nhưng em cũng xin góp ý thế này: đề thi vào chuyên thì không nên kẹp lẫn cả trắc nghiệm vào đó.

#7
L_Euler

L_Euler

    Leonhard Euler

  • Hiệp sỹ
  • 944 Bài viết

Chán chẳng muốn tranh cãi nữa.
Đề thi chuyên Toán mà chẳng có bài số học hay rời rạc nào.
Cấu trúc thì không hay mà để Toán ra cũng như nhà quê.
Hãy nhìn đề của Tổng hợp hay Sư Phạm các bạn cũng sẽ nhận ra sự khác biệt về đẳng cấp.
Nhưng đề năm nay còn đỡ chuối chấm muối hơn đề của các năm trước.


Đây là một số bài trong đề NK cách đây 2 năm, em làm thử xem sao (đặc biệt là bài hình học phẳng):

http://diendantoanho...showtopic=39278

http://diendantoanho...showtopic=40348

http://diendantoanho...showtopic=40316

bạn apollp_1994 nói có lí lém! Mấy năm gần đây ngay cả đề HSG TP Hải Phòng cũng có những câu Trắc nghiệm!(có lẽ mấy câu này chống điểm liệt!).

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi khongtu093tk: 28-06-2008 - 16:30


#8
Airsupply

Airsupply

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 11 Bài viết

Đây là một số bài trong đề NK cách đây 2 năm, em làm thử xem sao (đặc biệt là bài hình học phẳng):

http://diendantoanho...showtopic=39278

http://diendantoanho...showtopic=40348

http://diendantoanho...showtopic=40316

bạn apollp_1994 nói có lí lém! Mấy năm gần đây ngay cả đề HSG TP Hải Phòng cũng có những câu Trắc nghiệm!(có lẽ mấy câu này chống điểm liệt!).



Hơ hơ, em á. Nhầm hàng rồi đó. Bạn chỉ đáng là học trò tôi thôi.
Những cái đề này Airsupply không bao giờ chấp. Học trò của Airsupply xử lý ngon những bài này nhé.
Trong đề này các bạn để ý sẽ thấy có 3 cái không chặt chẽ trong đề trắc nghiệm. Các bạn có tìm được ra đó là những chỗ nào không?
Ở đây tôi không nói chuyện đề khó hay dễ mà tôi chỉ đề cập đến chuyện đề hay or không hay mà thôi. Đề này theo tôi là không hay vì nó không kiểm tra được 2 mảng rất quan trọng của toán học phổ thông đó là số học và toán rời rạc. Những mảng đó theo tôi là rất tốt để đánh giá được tố chất của một học sinh, bằng chứng là trong các cuộc thi IMO thì số lượng các bài này chiếm khoảng 50% - 70%.
Tôi cũng lấy làm lạ đó là tại sao mọi người cứ đánh giá độ khó dễ của đề thi mà không nghĩ xem cấu trúc của đề thi đã hợp lý chưa? Có phân loại tốt được học sinh hay không nhỉ? Nếu học Toán mà chỉ để làm các bài khó thì không bao giờ tiến xa được đâu. Các bạn đừng bao giờ biến mình thành một người thợ làm Toán, nó không có ích cho các bạn sau này.
Là một người tâm huyết và đã từng vào sinh ra tử với các kỳ thi nên Airsupply chỉ có đôi lời nói lên sự bức xúc vì tình trạng xuống cấp của một trung tâm đào tạo hàng đầu này thôi.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Airsupply: 30-06-2008 - 00:45


#9
L_Euler

L_Euler

    Leonhard Euler

  • Hiệp sỹ
  • 944 Bài viết

Hơ hơ, em á. Nhầm hàng rồi đó. Bạn chỉ đáng là học trò tôi thôi.
Những cái đề này Airsupply không bao giờ chấp. Học trò của Airsupply xử lý ngon những bài này nhé.
Trong đề này các bạn để ý sẽ thấy có 3 cái không chặt chẽ trong đề trắc nghiệm. Các bạn có tìm được ra đó là những chỗ nào không?
Ở đây tôi không nói chuyện đề khó hay dễ mà tôi chỉ đề cập đến chuyện đề hay or không hay mà thôi. Đề này theo tôi là không hay vì nó không kiểm tra được 2 mảng rất quan trọng của toán học phổ thông đó là số học và toán rời rạc. Những mảng đó theo tôi là rất tốt để đánh giá được tố chất của một học sinh, bằng chứng là trong các cuộc thi IMO thì số lượng các bài này chiếm khoảng 50% - 70%.
Tôi cũng lấy làm lạ đó là tại sao mọi người cứ đánh giá độ khó dễ của đề thi mà không nghĩ xem cấu trúc của đề thi đã hợp lý chưa? Có phân loại tốt được học sinh hay không nhỉ? Nếu học Toán mà chỉ để làm các bài khó thì không bao giờ tiến xa được đâu. Các bạn đừng bao giờ biến mình thành một người thợ làm Toán, nó không có ích cho các bạn sau này.
Là một người tâm huyết và đã từng vào sinh ra tử với các kỳ thi nên Airsupply chỉ có đôi lời nói lên sự bức xúc vì tình trạng xuống cấp của một trung tâm đào tạo hàng đầu này thôi.


Em không biết ''Airsupply'' là thầy giáo , em xin lỗi! Quả thật phải thừa nhận rằng các đề HSG HP và đề thi vào NK Toán của HP kể từ trước đến nay ko hề có một câu số học rời rạc nào cả (em có 1 cuốn đề thi NK Trần Phú nhưng các đề ko hề có câu số học), trong khi đó học sinh cấp 2 (chỉ tính HS nội thành của Hải Phòng) thi HSG TP cũng như thi NK thường học rất tốt dạng này. Theo em có lẽ Sở GD HP ra đề như vậy khuyến khích học sinh ngoại thành thi NK (vì học sinh ngoại thành HP thực sự ko có nhiều đk tiếp cận các dạng toán Số học rời rạc vì đây là dạng Toán còn khó). Nhưng thử đến năm lớp 11, 12 thi HSG TP xem, đề chiếm đến 50% các câu hỏi Số học. Lên cấp 3 HS mới thực sự có đk để tiếp cận nhiều.

#10
Airsupply

Airsupply

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 11 Bài viết
Tôi chỉ đưa ra một vài ý kiến như sau:
Thứ nhất:
Thực ra 2 loại toán số học và rời rạc là những loại toán khó, thậm chí có những bài cực khó. Tuy nhiên vẫn có những bài số học không hề khó nếu các bạn nắm vững kiến thức sách giáo khoa. Những bài toán khó dạng này thông thường để phân loại học sinh nên nó có thể là những bài 1 điểm, không ảnh hưởng nhiều đến kết quả vào trường của học sinh.
Thứ hai
Trong quá trình tiếp cận các em học sinh tôi thấy các học sinh (cả nội thành và ngoại thành) gần như không biết gì về tính chia hết, tính đồng dư, phương trình nghiệm nguyên, phân số tối giản... Những kiến thức này các bạn đã được học trong chương trình phổ thông, nhưng phải chăng do cách ra đề mà các bạn đã cố quên đi những kiến thức quan trọng này, đấy là sự nguy hiểm. Các bạn có thể nghĩ vào cấp 3 chúng ta có thể học lại, nhưng chương trình cấp 3 các bạn có 2 năm mà kiến thức thì rất nhiều, liệu các bạn có thể tiêu hóa được hết không? Tại sao chúng ta không học cẩn thận từ các lớp dưới, và đó là nhiệm vụ của các lớp PTCS cơ mà.
Thứ ba
Các bài toán rời rạc có đặc trưng là không dùng công cụ nhiều, như thế rất có lợi cho bạn nào có tố chất tốt, có độ nhạy cảm về toán học. Cái đó nó phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người hơn là những yếu tố về mặt kỹ thuật, do đó nếu thi những loại toán này tôi thấy sẽ công bằng hơn cho các bạn và nó sẽ phân loại học sinh tốt hơn. Kỹ thuật có thể rèn rũa được nhưng tố chất của con người thì đó là sự thiên phú, không phải ai cũng có.

Theo tôi nên chăng chúng ta nên có một số thay đổi nhất định cho đề thi sao cho phù hợp với chương trình của một lớp chuyên:
+ Nên bỏ phần trắc nghiệm khách quan.
+ Nên cho một cấu trúc trước: Ví dụ, câu 1: Số học, Câu 2: Phương trình vô tỉ, Câu 3: Hệ phương trình, Câu 4: Hình học, Câu 5: Bất đẳng thức hoặc rời rạc, ....
+ Các nguồn của bài thi trong đề nên lấy từ nhiều nguồn khác nhau chứ không nên lấy tập trung một chỗ hay ở các số báo gần nhau. Các đề nên có sự modify một chút thì sẽ tốt hơn.
+ Nên ra đề sao cho những học sinh học tốt, nắm vững kiến thức sách giáo khoa có thể đạt được 8 điểm. Điểm 9 - 10 dành cho những học sinh thực sự nổi bật, có năng khiếu thực sự.

Theo tôi việc ra đề thi hay, phân loại tốt học sinh là khó, có thế người ta mới dành cho người làm đề 1 - 2 tuần cách ly để làm ra 1 đề thi chứ không phải chỉ để sưu tập đề như thế này.

#11
L_Euler

L_Euler

    Leonhard Euler

  • Hiệp sỹ
  • 944 Bài viết

Tôi chỉ đưa ra một vài ý kiến như sau:
Thứ nhất:
Thực ra 2 loại toán số học và rời rạc là những loại toán khó, thậm chí có những bài cực khó. Tuy nhiên vẫn có những bài số học không hề khó nếu các bạn nắm vững kiến thức sách giáo khoa. Những bài toán khó dạng này thông thường để phân loại học sinh nên nó có thể là những bài 1 điểm, không ảnh hưởng nhiều đến kết quả vào trường của học sinh.
Thứ hai
Trong quá trình tiếp cận các em học sinh tôi thấy các học sinh (cả nội thành và ngoại thành) gần như không biết gì về tính chia hết, tính đồng dư, phương trình nghiệm nguyên, phân số tối giản... Những kiến thức này các bạn đã được học trong chương trình phổ thông, nhưng phải chăng do cách ra đề mà các bạn đã cố quên đi những kiến thức quan trọng này, đấy là sự nguy hiểm. Các bạn có thể nghĩ vào cấp 3 chúng ta có thể học lại, nhưng chương trình cấp 3 các bạn có 2 năm mà kiến thức thì rất nhiều, liệu các bạn có thể tiêu hóa được hết không? Tại sao chúng ta không học cẩn thận từ các lớp dưới, và đó là nhiệm vụ của các lớp PTCS cơ mà.
Thứ ba
Các bài toán rời rạc có đặc trưng là không dùng công cụ nhiều, như thế rất có lợi cho bạn nào có tố chất tốt, có độ nhạy cảm về toán học. Cái đó nó phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người hơn là những yếu tố về mặt kỹ thuật, do đó nếu thi những loại toán này tôi thấy sẽ công bằng hơn cho các bạn và nó sẽ phân loại học sinh tốt hơn. Kỹ thuật có thể rèn rũa được nhưng tố chất của con người thì đó là sự thiên phú, không phải ai cũng có.

Theo tôi nên chăng chúng ta nên có một số thay đổi nhất định cho đề thi sao cho phù hợp với chương trình của một lớp chuyên:
+ Nên bỏ phần trắc nghiệm khách quan.
+ Nên cho một cấu trúc trước: Ví dụ, câu 1: Số học, Câu 2: Phương trình vô tỉ, Câu 3: Hệ phương trình, Câu 4: Hình học, Câu 5: Bất đẳng thức hoặc rời rạc, ....
+ Các nguồn của bài thi trong đề nên lấy từ nhiều nguồn khác nhau chứ không nên lấy tập trung một chỗ hay ở các số báo gần nhau. Các đề nên có sự modify một chút thì sẽ tốt hơn.
+ Nên ra đề sao cho những học sinh học tốt, nắm vững kiến thức sách giáo khoa có thể đạt được 8 điểm. Điểm 9 - 10 dành cho những học sinh thực sự nổi bật, có năng khiếu thực sự.

Theo tôi việc ra đề thi hay, phân loại tốt học sinh là khó, có thế người ta mới dành cho người làm đề 1 - 2 tuần cách ly để làm ra 1 đề thi chứ không phải chỉ để sưu tập đề như thế này.

Quả thật mấy phần "ra đề" hay "đánh giá đề" thế này em không được rành cho lém. Mong thầy góp ý cho chúng em.

#12
L_Euler

L_Euler

    Leonhard Euler

  • Hiệp sỹ
  • 944 Bài viết

Tuy kém hiểu biết nhưng em cũng xin góp ý thế này: đề thi vào chuyên thì không nên kẹp lẫn cả trắc nghiệm vào đó.

Hải Phòng là thế đấy bạn à, ngay cả đề thi chọn HSG Thành phố còn có trắc nghiệm, chẳng hiểu ra làm sao nữa. Thứ 4 nhày kìa thi Thành phố rồi không biết đề sẽ ra như thếnào, nhưng nghe thầy tớ đi chấm thi mấy năm trước về thì bảo là "đề năm nay ra theo xu hướng dễ, sẽ chọn từ nhiều cuốn sách khác nhau".!!! :D

#13
hongthaidhv

hongthaidhv

    GS-TSKHVMF. Lê Hồng Thái

  • Thành viên
  • 442 Bài viết
nói chung thì mình thấy một TP lớn như HP mà ra đề thi thế lày thì hok ổn chút nào cả. Ai lại đề thi chuyên+HSG mà chen thêm trắc nghiệm vào thì học sinh (suy nghĩ chủ quan của mình) sẽ không còn hứng thú khi nhìn đề. Hốmau mình sẽ post đề thi của KC-ĐHV cho mọi người xem tí nha. Tuy nó không khó nhưng theo mình nó đã có đầy đủ cấu trúc cần có của một bài thi chuyên: cm đẳng thức + bất đẳng thức đại số+ số học + hình học (gồm cm đẳng thức+bất dẳng thức hình học) +một bài hình học tổ hợp(vừa phải)
M.Lê Hồng Thái
La classe des Matériaux Avancés - Groupe des Écoles des Mines (GEM)
Mél: [email protected]
Y!M: turjnto_le
Facebook: http://www.facebook.com/hongthai.le
Télé: +84(0)936 431 156
+84(0) 979 646 777

#14
vuthanhtu_hd

vuthanhtu_hd

    Tiến sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1189 Bài viết
Đề thi chuyên Toán mà có trắc nghiệm thì chẳng thú vị gì cả

Nếu một ngày bạn cảm thấy buồn và muốn khóc,hãy gọi cho tôi nhé.
Tôi không hứa sẽ làm cho bạn cười nhưng có thể tôi sẽ khóc cùng với bạn.
Nếu một ngày bạn muốn chạy chốn tất cả hãy gọi cho tôi.
Tôi không yêu cầu bạn dừng lại nhưng tôi sẽ chạy cùng với bạn.
Và nếu một ngày nào đó bạn không muốn nghe ai nói nữa,hãy gọi cho tôi nhé.
Tôi sẽ đến bên bạn và chỉ im lặng.
Nhưng nếu một ngày bạn gọi đến tôi mà không thấy tôi hồi âm...
Hãy chạy thật nhanh đến bên tôi vì lúc đó tôi mới là người cần bạn.

______________________
__________________________________
Vu Thanh TuUniversity of Engineering & Technology


#15
L_Euler

L_Euler

    Leonhard Euler

  • Hiệp sỹ
  • 944 Bài viết

Đề thi chuyên Toán mà có trắc nghiệm thì chẳng thú vị gì cả

Phần Trắc nghiệm 2 năm gần đây (6 câu - 3 điểm (trên tổng số 10 điểm)) chung cho cả 3 bảng A1 (bảng của HS Chuyên Trần Phú), A (của HS 4 hay 6 trường top gì đó), còn lại là B. Đề trắc nghiệm toàn sao chép mấy bài rời rạc trong cuốn 1001 bài toán sơ cấp (có 2 quyển thượng và hạ), thí sinh nào làm đúng hết TN với 1 cây đầu tự luận (thường là dễ) là đã ăn trọn 6- 6,5 điểm, đủ điểm được giải KK - Ba. Phần Trắc nghiệm đã chiếm một số điểm khá cao trong toàn bộ đề thi, 7 điểm còn lại thì cũng chỉ có đến 3,4 câu hỏi, vì thế cấu trúc đề thi HSG coi như bị phá vỡ do phần tự luận quá ít. Hôm lâu tớ có đọc đề của Hà Tĩnh thấy ngay sự khác biệt, HT ra đề 100% tự luận, đề nói chung là hay (thí sinh học khá có thể được 5, 6 điểm), đề của HP (bảng A) xoáy sâu vào phần lớp 12 quá (4 câu gồm 1 câu câu hỏi phụ của KSHS, câu thứ 2 hầu như cũng quy về KSHS, câu thứ 3 giới hạn (cũng chỉ đến cái dạng đơn giản), câ thứ 3 thì hình không gian, câu thứ 4 thì cũng lại hầu như đưa về KSHS (tìm giá trị nhỏ nhất, hay CM cái BĐT (chri đạo hàm là ra))). Đề không có chiều sâu do không có phần BĐT đại số, phương trình và hệ PT. Đề Chuyên khá khẩm hơn 1 tí là cũgn có Số học Rời ạc, Hình học phẳng, phương trình hệ PT,..... nhưng lại dính cái phần Trắc nghiệm nên tự luận dù ra thế nào cũng chỉ đến từng đó câu, bó hẹp trong khoảng thời gian 150 phút.

Nói chung Hải Phòng mấy năm gần đây ra đề thi TP chuối thật!!! :D Năm nay không biết thế nào, ngày kia thiÃong tớ sẽ tìm đề chuyên post lên, năm nay tớ thi bảng A.

#16
L_Euler

L_Euler

    Leonhard Euler

  • Hiệp sỹ
  • 944 Bài viết
Quên mất, mà cũng phải nói là đề 2 năm nay 100% là lấy trong mấy cuốn sách tham khảo, không hề có sự sáng tạo gì cả (từ đề bảng A1 đến B).

#17
Trịnh Hiền

Trịnh Hiền

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết
Hôm nay search trên google: " Đề thi chuyên toán trần phú" thì hiện ra trang này. Hóa ra cũng có nhiều người quan tâm tới đề thi Trần Phú ra phết! Chắc các bạn đều là học sinh trường Trần Phú. Nói chung là đề thi vào trường không khó bằng đề thi vào ĐHKHTN hay sư phạm nhưng nếu mà khó như ĐHKHTN thì...lớp toán chẳng ai vào. Mà có vào được cũng chỉ một số ít. Phạm vi thi vào chuyên Trần Phú hẹp (tức là chỉ học sinh cấp 2 trong thành phô Hải Phòng), còn trường ĐHKHTN hay sư phạm thì phạm vi cả miền Bắc (tức là rộng hơn) nên đề thi phải khó hơn để phân loại học sinh. Theo tôi nghĩ thì đề thi Trần Phú như vậy là được rồi, tuy vậy nên khó hơn 1 chút (như đề thi các năm 98-99 ...trở về trước tôi thấy còn khó hơn cả bây giờ). Công nhận là nên cho số học hoặc toán rời rạc vào ( Mấy cái đấy khó nhằn lắm! Cấp 2 tôi chưa từng được học). Truyền thống trường Trần Phú là khoảng 10 năm gần đây không cho một bài số học nào, còn hình như trước kia thì có. Nói chung là bài số học chỉ nên cho để ăn điểm 10 thôi, mà cũng không nên quá khó vì như vậy là thiệt cho nhiều bạn không được học từ cấp 2 (như tôi vậy!)




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh