Đến nội dung

Hình ảnh

Chọn đội tuyển 11 chuyên Lê Quý Đôn BRVT


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
MathsPro

MathsPro

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết

File gửi kèm  chon_doi_11_nam_2008.doc   39.5K   19 Số lần tảiMấy bạn vô thử sức nào!!!
File gửi kèm  chon_doi_11_nam_2008.doc   39.5K   19 Số lần tải



#2
MathsPro

MathsPro

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết
Mấy bạn vô thử sức
File gửi kèm  chon_doi_11_nam_2008.doc   39.5K   97 Số lần tải

#3
quangvinht2

quangvinht2

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 53 Bài viết
Đề thi chọn đội tuyển toán lớp 11 Trường Chuyên Lê Quý Đôn (BR-VT) ngày 15-08-2008
Bài 1 (1,5 điểm) Giải hệ phương trình $ \left:{\begin{array}{l}5x^{3}-3y^{3}=2\\2x^{3}-xy=1\end{array}\right. $
Bài 2 (2 điểm) Cho dãy số xác định bởi $ u_{1}=1; u_{n+1}= \dfrac{3 u_{n}+ \sqrt{5u_{n}^{2}+4} }{2} $
Chứng minh $u_{n}$ là số nguyên và tìm công thức tính theo n.
Bài 3. (1,5 điểm) Tìm tất cả các hàm số f: R-->R thỏa mãn:
f(f(x-y))=f(x-y)+f(xy)-xy với mọi x, y
Bài 4. (2 điểm) Cho a, b, c là các số dương tùy ý. Chứng minh rằng
$(1+ \dfrac{a}{b})(1+ \dfrac{b}{c})(1+ \dfrac{c}{a}) \geq 2(1+ \dfrac{6 \sqrt{3(a^{2}+b^{2}+c^{2})} }{a+b+c}) $
Bài 5. (2 điểm) Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O). Điểm M thay đổi trên cạnh BC. Đường tròn đường kính AM lần lượt cắt các đường thẳng AB, AC tại các điểm D, E khác điểm A. Gọi I là giao điểm của DE và BC còn H là hình chiếu của M lên AI.
1. Chứng minh rằng khi M là chân đường cao kẻ từ A của tam giác ABC thì H nằm trên đường tròn (O).
2. Tìm tất cả điểm M trên cạnh BC sao cho H nằm trên đường tròn (O).
Bài 6. (1 điểm) Trên mặt phẳng tọa độ Descartes Oxy, người ta đánh số thứ tự tất cả các điểm có tọa độ nguyên theo quy tắc xoắn ốc như sau:
1 --> (0, 0); 2 --> (0, 1); 3 --> (1, 1); 4 --> (1, 0); 5 --> (1, -1); 6 --> (0, -1); 7 --> (-1, -1); 8 --> (-1, 0); …
Hỏi theo quy tắc trên thì số 2008 được đánh thứ tự cho điểm nào và điểm (20, 11) được đánh số bao nhiêu?

#4
mai quoc thang

mai quoc thang

    Thắng yêu Dung

  • Thành viên
  • 251 Bài viết
Bài 2: Ta có $\ u_{n+2}-3u_{n+1}+u_{n}=0$ với n nguyên dương ( dễ chứng minh ) .
Có: $\ u_{1}=1;u_{2}=3;u_{3}=8$ .... từ đó có $\ u_{n}$ nguyên với mọi n .
CT tính u_{n} theo n : $\ u_{n}=\dfrac{\sqrt{5}}{5}((\dfrac{3+\sqrt{5}}{2})^{n}-(\dfrac{3-\sqrt{5}}{2})^{n})$ với mọi n nguyên dương .




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh