Đến nội dung

Hình ảnh

Buồn ơi buồn đến bao giờ

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
supermember

supermember

    Đại úy

  • Hiệp sỹ
  • 1646 Bài viết

Bài toán :

Cho số nguyên dương $n$ thỏa mãn :

Tổng tất cả các ước số nguyên dương của $n$ bằng $2n \ + \ 1$

Chứng minh rằng :

$n$ là $1$ số chính phương lẻ







$1$ ngày không có em
Khi bạn là người yêu Toán, hãy chấp nhận rằng bạn sẽ buồn nhiều hơn vui :)

#2
gadget

gadget

    forever and one,i will miss you

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Bài này kô ai giải à :lol:
Mình mới chứng minh được mỗi phần n là số chính phương còn n lẻ thì... :lol: ???
la vieillesse est une île entourée par la mort

#3
Mashimaru

Mashimaru

    Thượng sĩ

  • Hiệp sỹ
  • 264 Bài viết
Các anh ơi, liệu có số nào như thế ko ạ???

Với đoạn code này:

program prime;
uses crt;
var i,n:longint;
function sigma(n:longint):longint;
var i,k:integer;
begin
k:=0;
for i:=1 to n do
if (n mod i = 0) then k:=k+i;
sigma:=k;
end;
begin
clrscr;
writeln('n='); readln(n);
for i:=1 to n do
if (sigma(i)=2*i+1) then writeln(i);
readln;
end.

Em kiểm tra được là đến $n=10^9$ thì vẫn không có số nào thỏa điều kiện ấy hết ạ!
Và như thế, hạnh phúc thật giản dị, nhưng đó là điều giản dị mà chỉ những người thực sự giàu có trong tâm hồn mới sở hữu được.

#4
gadget

gadget

    forever and one,i will miss you

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Cách giải của anh với bài này như sau :
Biểu diễn :$n=2^m.p_1^{k_1}...p_m^{k_m}$
Do đó hàm tổng các ước $\sigma(n)=(2^{m+1}-1) \dfrac{p_1^{k_1+1}-1}{p_1-1} ... \dfrac{p_m^{k_m+1}-1}{p_1-1}=2^{m+1}p_1^{k_1}..p_m^{k_m}+1 $ là số lẻ
1.Ta chứng minh$ k_i$ đều chẵn
Nếu tồn tại $k_i$ lẻ thì $ k_i+1$ chẵn đương nhiên
$\dfrac{p_i^{k_i+1}-1}{p_i-1} $ chẵn .nên $\sigma(n)$ chẵn trái với giả thiết .
Từ đây ta có được $2^{m+1}a^2 \equiv -1 (mod 2^{m+1}-1)$
$\Leftrightarrow a^2 \equiv -1 (mod 2^{m+1}-1) \Leftrightarrow $ -1 là số chính phương mod $p ( \forall p|2^{m+1}-1)$
Nếu m lẻ thì $3|2^{m+1}-1 $ mà $-1$ kô phải số chính phương mod 3 nên m phải chẵn
Do đó n phải là số chính phương.
2.Ta chứng minh n lẻ..... :D
Giả sử $m>0$ thì $2^{m+1}-1$ có dạng 4k+3
do đó nó phải tồn tại 1 ước nguyên tố p dạng $4k+3$(chứng minh cái này đơn giản nhỉ :D)
(-1) không phải số chính phương mod p với p=4k+3
vô lí :D
vậy m=0
nên n lẻ :D
Vậy n chính phương và lẻ :(

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi gadget: 21-09-2008 - 11:06

la vieillesse est une île entourée par la mort

#5
Mashimaru

Mashimaru

    Thượng sĩ

  • Hiệp sỹ
  • 264 Bài viết
Vâng, cách giải của em cũng giống anh đấy ạ. Nhưng vấn đề là liệu có tồn tại số nào thỏa điều kiện đề bài đưa ra ko??? Em nghĩ rằng nếu ko có số nào như vậy thì chẳng lẽ những gì chúng ta đang chứng minh có khi nào là vô ích sao ạ???
Và như thế, hạnh phúc thật giản dị, nhưng đó là điều giản dị mà chỉ những người thực sự giàu có trong tâm hồn mới sở hữu được.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh