Đến nội dung

Hình ảnh

Kì thi olympic bất đẳng thức vic 2009

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 15 trả lời

#1
VIF

VIF

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết
Trong thời gian vừa qua, DDBDTVN đã nhận được sự quan tâm ủng hộ của các bạn. Tuy nhiên không ít bạn phàn nàn về diễn đàn như: tên miền quá dài, thiếu một số chức năng và loading vào forum chậm, đôi khi loading không vào được forum,.... Vâng, chúng tôi rất chân thành cảm ơn các ý kiến của các bạn và để khắc phục tất cả những điều đó, chúng tôi đã cố gắng hoàn thành sớm phiên bản 2 năm 2009 của DDBDTVN và đến này đã hoàn tất. Nay chúng tôi xin thông báo chính thức đến các bạn, DDBDTVN chuyển về http://www.vimf.co.cc (ngắn gọn), các chức năng up file, avatar đã khá đầy đủ, forum loading nhanh và không xảyra tình trangjloading không vào được forum nên các bạn có thể yên tâm với mỗi bài viết của mình,.... Nhìn chung, forum VIMF đã khá giống với Mathlink (chưa thật sự giống lắm). Một lần nữa xin gửi lời cảm ơn đến các bạn và mong các bạn tiếp tục ủng hộ DDBDTVN phiên bản 2 http://www.vimf.co.cc.

ĐỀ THI VIC VÒNG 1


Bài 1. Cho các số thực không âm $a,b,c$ sao cho $ab + bc + ca = 1$. Chứng minh rằng

$\dfrac{{3ab + 1}}{{a + b}} + \dfrac{{3bc + 1}}{{b + c}} + \dfrac{{3ca + 1}}{{c + a}} \ge 4$

Bài 2. Cho các số thực không âm a,b,c sao cho $a \ge b \ge c$. Chứng minh rằng

$\dfrac{{{a^3}b}}{{{b^2} - bc + {c^2}}} + \dfrac{{{b^3}c}}{{{c^2} - ca + {a^2}}} + \dfrac{{{c^3}a}}{{{a^2} - ab + {b^2}}} \ge ab + bc + ca$


Bài 3. Cho các số thực $x,y,z$ sao cho $xyz = 1$. Chứng minh rằng

$\dfrac{{3 - x}}{{{{\left( {1 + x} \right)}^2}}} + \dfrac{{3 - y}}{{{{\left( {1 + y} \right)}^2}}} + \dfrac{{3 - z}}{{{{\left( {1 + z} \right)}^2}}} + \dfrac{{16}}{{\left( {1 + x} \right)\left( {1 + y} \right)\left( {1 + z} \right)}} \ge \dfrac{{47}}{{16}}$

Bài 4. Cho các số thực phân biệt a,b,c và số thực bất kì k∈[0;1]. Chứng minh rằng

$\dfrac{{a\left( {a + kb} \right)}}{{{{\left( {a - b} \right)}^2}}} + \dfrac{{b\left( {b + kc} \right)}}{{{{\left( {b - c} \right)}^2}}} + \dfrac{{c\left( {c + ka} \right)}}{{{{\left( {c - a} \right)}^2}}} \ge \dfrac{7}{8}$

Bài 5. Cho $A, B, C$ là 3 góc của một tam giác nhọn. Tìm giá trị nhỏ nhất của

$2tanA+9tanB+17tanC$

Bài 6. Cho các số thực không âm a,b,c. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức

$P = \left( {ab + bc + ca} \right)\left( {\dfrac{1}{{{{\left( {2a - b} \right)}^2}}} + \dfrac{1}{{{{\left( {2b - c} \right)}^2}}} + \dfrac{1}{{{{\left( {2c - a} \right)}^2}}}} \right)$

Bài 7. Cho $x,y,z$ là độ dài 3 cạnh của một tam giác có diện tích $S$, và các dương $a,b,c$ sao cho $4xyz = {a^2}x + {b^2}y + {c^2}z + abc$. Chứng minh rằng

${a^2} + {b^2} + {c^2} \ge 4\sqrt 3 S$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tuan101293: 08-07-2009 - 08:41


#2
huyetdao_tama

huyetdao_tama

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 47 Bài viết
Thế seo đã thấy file đáp án này trên mathscope nhỉ???

File gửi kèm



#3
tuan101293

tuan101293

    Trung úy

  • Thành viên
  • 999 Bài viết
Lời giải bài cuối đặt $\dfrac{a}{2\sqrt{yz}}=sin(\dfrac{A}{2})$,... là thiếu chính xác.nhỡ trong 3 số a,b,c có 1 số âm thì sao???

KT-PT


Do unto others as you would have them do unto you.


#4
Toanlc_gift

Toanlc_gift

    Sĩ quan

  • Hiệp sỹ
  • 315 Bài viết
post luôn đề vòng 2 ở đây vậy:

ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÒNG 2


Bài 1. Cho các số thực dương $a,b,c$ sao cho $a + b + c \ge 3$. Chứng minh rằng

$\dfrac{{{a^3} - {a^2}}}{{{{(a + b)}^2}}} + \dfrac{{{b^3} - {b^2}}}{{{{(b + c)}^2}}} + \dfrac{{{c^3} - {c^2}}}{{{{(c + a)}^2}}} \ge 0$


Bài 2. Bài 2. Cho các số thực không âm $a,b,c$ sao cho $a+b+c=1$. Tìm giá trị lớn nhất của

$P(a,b,c)=(a^3+b^3 )(b^3+c^3 )(c^3+a^3)$


Bài 3. Cho các số thực bất kì $a,b,c$. Chứng minh rằng

$\left( {3 + {a^2}} \right)\left( {3 + {b^2}} \right)\left( {3 + {c^2}} \right) \ge 4{\left( {a + b + c + 1} \right)^2}$


Bài 4. Cho các số thực bất kì $a,b,c$. Chứng minh rằng

$\dfrac{1}{{{{\left( {3a - b} \right)}^2}}} + \dfrac{1}{{{{\left( {3b - c} \right)}^2}}} + \dfrac{1}{{{{\left( {3c - a} \right)}^2}}} \ge \dfrac{{21}}{{26({a^2} + {b^2} + {c^2})}}$


Bài 5. Cho các số thực $a,b,c$ thỏa mãn

$\dfrac{1}{{{a^2} + 8}} + \dfrac{1}{{{b^2} + 8}} + \dfrac{1}{{{c^2} + 8}} = \dfrac{1}{3}$

Tìm giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của $a + b + c$

Bài 6. Cho các số thực phân biệt $a,b,c$. Chứng minh rằng ta luôn có

$\left( {{a^2}{b^2} + {b^2}{c^2} + {c^2}{a^2}} \right)\left( {\dfrac{1}{{{{\left( {a - b} \right)}^4}}} + \dfrac{1}{{{{\left( {b - c} \right)}^4}}} + \dfrac{1}{{{{\left( {c - a} \right)}^4}}}} \right) \ge \dfrac{{33}}{{16}}$


Bài 7. Cho tam giác $ABC$ nội tiếp trong đường tròn $\left( {O,{\rm{ }}R} \right)$ có $\widehat{BAC} = {45^0}$. Giả sử $AH$ là đường cao của tam giác. $BO,{\rm{ }}CO{\rm{ }}$ lần lượt cắt các cạnh $AC,{\rm{ }}AB{\rm{ }}$ tại $D$ và $E$, $HO$ cắt $DE$ tại $K$. Chứng minh rằng $cos(B - C) \le \dfrac{{HK}}{R} \le 1$

=.=


#5
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Các đề toán là khá hay nhưng nếu thực lòng thì tôi nghĩ là hơi đơn điệu. Bất đẳng thức phải rộng hơn nhiều chứ đâu chỉ quanh quẩn mấy bài toán như vậy.

Tôi rất mong nhóm Mod đầu tư và tìm kiếm thêm để cùng mở rộng các chủ đề của bất đẳng thức, gắn liền với các trào lưu chung, đừng bó hẹp trong bất đẳng thức đại số 3 biến như vậy.

#6
VIF

VIF

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết

Các đề toán là khá hay nhưng nếu thực lòng thì tôi nghĩ là hơi đơn điệu. Bất đẳng thức phải rộng hơn nhiều chứ đâu chỉ quanh quẩn mấy bài toán như vậy.

Tôi rất mong nhóm Mod đầu tư và tìm kiếm thêm để cùng mở rộng các chủ đề của bất đẳng thức, gắn liền với các trào lưu chung, đừng bó hẹp trong bất đẳng thức đại số 3 biến như vậy.

cám ơn thầy đã cho ý kiến
thứ nhất, em thấy nhiều đề thi thường gắn liền với bất đẳng thức đại số 3 biến bởi tính linh hoạt và đẹp đẽ của nó (bởi nó hoán vị a,b,c)
thứ 2, các bài toán nhiều biến thường thì là mở rộng của các bài 3 biến, hoặc có những bài nhiều biến thì chỉ cần xét vài trường hợp là đưa về chứng minh lại 3 biến
thứ 3, việc sáng tác những bài nhiều biến là rất khó (3 biến là đã khó khăn rồi). Mà hiện nay bất đẳng thức thì có khá nhiều nên như PKH đã nói việc sáng tác được một bất đẳng thức đã khó thì việc sáng tác được một bất đẳng thức hay và thú vị càng khó hơn nhiều. Em cũng phải chật vật lắm mới chọn ra được 14 bài toán này đấy
cuối cùng, có gì sai xót thì cũng là do cá nhân, mong mọi người thông cảm và đóng góp ý kiến. chẳng hạn như ý kiến của bạn nào đó về bài 7 thì mình xin ghi nhận do sơ xuất khi mình bị ảnh hưởng của một bài IMO (mình muốn tạo ra một bài toán khác), bài 7 phải thêm một dữ kiện nữa là a,b,c>0. Và mấy ngày trước có bạn đã nhắc nhở mình về bài 3 vòng 1 và thiếu điều kiện x,y,z khác -1. Tất cả những ý kiến đó mình đều rất chân thành cảm ơn và rút kinh nghiệm

#7
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Trong 1 kỳ thi TST có nhiều phần: ĐS, Tổ hợp, Hình học, Số học nên ra 1 bài 3 biến không sao. Nhưng cứ xem IMO, nói chung họ ra cách năm đấy: 3 biến, n biến, 3 biến.

Các bạn nên nhờ thêm Phạm Kim Hùng, Võ Quốc Bá Cẩn ... tham gia làm đề. Và đề là phải do nhiều người làm, cân nhắc, thảo luận. Đưa cả bất đẳng thức hình học, tổ hợp, số học vào cho nó phong phú. Nếu không thì thành diễn đàn bất đẳng thức đại số 3 biến à?

Nếu các bạn cần, tôi cũng có thể đóng góp 1 số bài.

#8
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Thử 1 bài của Phạm Kim Hùng nè:

Cho trước số nguyên dương n. $ x_1, x_2, ..., x_n $ là các số thực có tổng bằng 0. Tìm max của
$ \dfrac{|x_1|+...|x_n|}{x_1^2+...+x_n^2+1} $

Hay một bài toán tối ưu tổ hợp

(APMC 2001). Let n>10 be natural number. Find the largest possible number of subsets of {1, 2, ... , 2n} each with n elements such that the intersection of any three distinct subsets has at most one element.

Rồi các bài toán bất đẳng thức liên quan đến đạo hàm, tích phân, đa thức Chebysev ... rất đa dạng.

Vì đây là cuộc thi không giới hạn thời gian nên mình cứ thoải mái mà ra đề, cốt để mọi người biết thêm về bất đẳng thức chứ không phải đánh đố gì cả.

#9
chuyentoan

chuyentoan

    None

  • Hiệp sỹ
  • 1650 Bài viết
Còn có rất nhiều dạnh BĐT, có thể là kết hợp với Rời rạc, số học, hình học.
The only way to learn mathematics is to do mathematics

#10
VIF

VIF

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết

Thử 1 bài của Phạm Kim Hùng nè:

Cho trước số nguyên dương n. $ x_1, x_2, ..., x_n $ là các số thực có tổng bằng 0. Tìm max của
$ \dfrac{|x_1|+...|x_n|}{x_1^2+...+x_n^2+1} $

Hay một bài toán tối ưu tổ hợp

(APMC 2001). Let n>10 be natural number. Find the largest possible number of subsets of {1, 2, ... , 2n} each with n elements such that the intersection of any three distinct subsets has at most one element.

Rồi các bài toán bất đẳng thức liên quan đến đạo hàm, tích phân, đa thức Chebysev ... rất đa dạng.

Vì đây là cuộc thi không giới hạn thời gian nên mình cứ thoải mái mà ra đề, cốt để mọi người biết thêm về bất đẳng thức chứ không phải đánh đố gì cả.

tiếc quá, trước khi diễn ra cuộc thi này em đã thông báo nhiều cho anh Cẩn nhưng anh ấy không chịu giúp. Nếu thầy ngõ lời sớm hơn thì chắc em không phải đau đầu như thế này. Mà cuộc thi chỉ có 2 vòng thôi nên bây giờ không thể tổ chức lại được. cũng may VIC có anh Phạm Sinh Tân trợ giúp một ít. Thôi thì lỡ rồi, em nghĩ khi nào kỉ niếm năm DDBDTVN sẽ tổ chức tiếp một test nữa khi ấy mong nhờ thầy phụ giúp một tay vậy, bởi bọn em thì thường quen với bất đẳng thức 3 biến (classic), bất đẳng thức hình học thì còn có thể chứ bất đẳng thức số học, tích phân, đa thức,... thì thật khó để sáng tác mới

#11
Toanlc_gift

Toanlc_gift

    Sĩ quan

  • Hiệp sỹ
  • 315 Bài viết
theo em nghĩ thì chỉ nên sử dụng bđt đại số 3 biến bình thường là đc vì đây là kì thi bđt không chỉ dành riêng cho cấp từ THPT trở lên mà còn dành cho cả học sinh THCS,những dạng như tổ hợp,rời rạc nếu đưa ra liệu có còn công bằng với cấp THCS nữa không?
ở bđt đại số 3 biến thì học sinh có thể thỏa sức tư duy và sáng tạo,nâng cao một số kĩ năng như khả năng biến đổi đa thức bậc cao,luyện óc quan sát...,trong bđt 3 biến cũng có rất nhiều những bài toán khó,thậm chí còn khó hơn những bđt đại số tổ hợp hay rời rạc,ngoài ra hình thức phát biểu đẹp,không khó nhìn và cồng kềnh cũng tạo cho người giải sự hứng thú khi giải,đó cũng là một số lý do mà học sinh chỉ thích học bđt đại số với 3 biến không thôi.
Vì vậy theo em nghĩ thì nếu như mà muốn đưa những dạng bđt đại số tổ hợp hay rời rạc vào thì chỉ nên cho cùng lắm là 1,2 bài thôi,còn lại bđt 3 biến vẫn là chủ đạo.
--------------------------------------
hix,vít văn lủng củng quá :(

=.=


#12
Hero Math

Hero Math

    Anh hùng của diễn đàn .

  • Thành viên
  • 237 Bài viết
Nhưng anh Toan_gift ơi, những bài BĐT này ko hề phù hợp với bọn em mà ,khá khó , chắc mấy bài này lại dùng S.O.S , dồn biến,... đó là cấp 3 rồi, dù chúng em có biết nhưng cũng ko giỏi cái đó anh ạ. Theo em ý kiến của thầy Dũng là đúng , tuy nhiên BĐT 3 biến cũng rất sáng tạo và ko hề cũ. Vậy thì đề thi cứ cho cả BĐT tổ hợp,BĐT số học ... nhưng BĐT đại số 3 biến thì cho nhiều bài hơn.

#13
VIF

VIF

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết

Nhưng anh Toan_gift ơi, những bài BĐT này ko hề phù hợp với bọn em mà ,khá khó , chắc mấy bài này lại dùng S.O.S , dồn biến,... đó là cấp 3 rồi, dù chúng em có biết nhưng cũng ko giỏi cái đó anh ạ. Theo em ý kiến của thầy Dũng là đúng , tuy nhiên BĐT 3 biến cũng rất sáng tạo và ko hề cũ. Vậy thì đề thi cứ cho cả BĐT tổ hợp,BĐT số học ... nhưng BĐT đại số 3 biến thì cho nhiều bài hơn.

bạn nói khó cũng không phải khó. Nhìn vào đề thì có cảm giác khó nhưng thực chất lời giải khá đơn giản, nhiều bài chỉ đơn giản với AM-GM, có bài biến đổi đơn giản. Nói chung làm đề này mình rất ít phải dùng đến SOS, MV,...
bạn thử nhìn lại đề vòng 1 bài 2 xem, đây là 1 bất đẳng thức dễ nhưng các bạn gửi tới lời giải quá khó để chấm (khai triển quá dài mà cũng quá tắt khiến mình không biết kiểm tra thế nào đây)
bạn nào có biết lệnh nào của Mable có thể kiểm chứng 2 biểu thức có bằng nhau ko chỉ mình với

#14
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Được rồi, lần sau tôi sẽ giúp các bạn.

Về việc xây dựng forum, có lẽ phải chờ thêm 1 thời gian nữa, vì bây giờ thực sự là tôi đang quá bận.

Tôi có 1 ý kiến thế này:

1) Nên chia thành 2 cấp, Junior và Senior. Chứ bắt các em THCS làm các bài toán ở trên là không hợp lý chút nào.

Các bài toán nên đa dạng, cố gắng đưa các bài toán có ý nghĩa thực tế (cực trị, tối ưu).

2) Nên ra nhiều bài, nhiều thể loại nhưng chỉ chấm 10 lời giải tốt nhất của 1 cá nhân. Cách này giải quyết được vấn đề sở trường, sở đoản của từng người. Mục đích của cuộc thi đâu phải là tìm ra người giỏi BDT nhất. Mục đích của cuộc thi là để mọi người Enjoy proving inequalities.

3) Cẩn thích thi nên không thích ra đề. Yên tâm, lần sau tôi sẽ nhờ cụ Vasc, ông Gil, cậu Harazi ... bên Mathlinks giúp.

Lần sau sẽ ra vài bài cho Cẩn bí chơi :).

#15
VIF

VIF

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết
có vẻ như chia làm 2 dề Junior và Senior giống với THTT thì phải nhưng mà em thấy cũng đúng bởi nhiều bạn kiêu ca đề khó. Nhưng lại vấp phải một vấn đề nữa là có không ít các bạn THCS mà rất giỏi BĐT có khi còn hơn của THPT ấy chứ , Vì thế nếu đưa họ sang thi Junior thì hơi bất công cho 1 số bạn

#16
thegioitoanhoc

thegioitoanhoc

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 77 Bài viết
THCS vẫn dc phép giải phần của THPT mà !!!




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh