Đến nội dung

Hình ảnh

bài toán thi vào 10


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
kingyo

kingyo

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 120 Bài viết
Cho tam giác đều ABC có đường ca AH, M là điểm bất kì trên cạnh BC( M ko trùng vs B và M ko trùng vs C ). Gọi P,Q theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ M đến AB và AC, O là trung điểm AM. CMR:
a) Các điểm A,P,M,H,Q cùng nằm trên 1 đường tròn.
b) Tứ giác OPHQ là hình gì?
c) Xác định vị trí của M trên cạnh BC để đoạn PQ có độ dài nhỏ nhất.

cái này thì mình làm câu a rồi
câu b ko bik làm nên chưa xem đến câu c.

#2
Phạm Hữu Bảo Chung

Phạm Hữu Bảo Chung

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1360 Bài viết
Mình mới làm được câu b thôi nhé :
Ta có : trong tam giác vuông AMQ Do O là trung điểm AM nên $OQ = \dfrac{1}{2}AM$
Xét tam giác vuông APM , lập luận tương tự , ta có $OP=\dfrac{1}{2}AM$.
Gọi giao điểm của PM và AH là E . Ta có : Góc PEH = góc AEM ( đối đỉnh ) , góc HAM = góc HPM ( tứ giác APHM nội tiếp theo câu a ) => Tam giác PHE đồng dạng với tam giác AME =>
$ \dfrac{PH}{AM} = \dfrac{EH}{EM}$. Xét tam giác vuông BPM có góc B = 60 độ => Góc PMB = 30 độ . => Trong tam giác vuông HEM thì $ \dfrac{EH}{EM} = \dfrac{1}{2} => \dfrac{PH}{AM} = \dfrac{1}{2} $ .
Tương tự xét tam giác HQC đồng dạng với tam giác AMC ( có góc C chung và góc MAQ = góc MHQ ( do tứ giác HAQM nội tiếp ở câu a))=> $ \dfrac{QH}{AM} = \dfrac{QC}{MC}$
Xét tam giác vuông MQC có góc C = 60 độ => Góc QMC = 30 độ . => Trong tam giác vuông QMC thì $ \dfrac{QC}{MC} = \dfrac{1}{2} => \dfrac{QH}{AM} = \dfrac{1}{2})$
=> PH = QH = QO = PO => Tứ giác OPHQ là hình thoi .

Thế giới này trở nên bị tổn thương quá nhiều không phải bởi vì sự hung bạo của những kẻ xấu xa mà chính bởi vì sự im lặng của những người tử tế :)

#3
kingyo

kingyo

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 120 Bài viết

Mình mới làm được câu b thôi nhé :
Ta có : trong tam giác vuông AMQ Do O là trung điểm AM nên $OQ = \dfrac{1}{2}AM$
Xét tam giác vuông APM , lập luận tương tự , ta có $OP=\dfrac{1}{2}AM$.
Gọi giao điểm của PM và AH là E . Ta có : Góc PEH = góc AEM ( đối đỉnh ) , góc HAM = góc HPM ( tứ giác APHM nội tiếp theo câu a ) => Tam giác PHE đồng dạng với tam giác AME =>
$ \dfrac{PH}{AM} = \dfrac{EH}{EM}$. Xét tam giác vuông BPM có góc B = 60 độ => Góc PMB = 30 độ . => Trong tam giác vuông HEM thì $ \dfrac{EH}{EM} = \dfrac{1}{2} => \dfrac{PH}{AM} = \dfrac{1}{2} $ .
Tương tự xét tam giác HQC đồng dạng với tam giác AMC ( có góc C chung và góc MAQ = góc MHQ ( do tứ giác HAQM nội tiếp ở câu a))=> $ \dfrac{QH}{AM} = \dfrac{QC}{MC}$
Xét tam giác vuông MQC có góc C = 60 độ => Góc QMC = 30 độ . => Trong tam giác vuông QMC thì $ \dfrac{QC}{MC} = \dfrac{1}{2} => \dfrac{QH}{AM} = \dfrac{1}{2})$
=> PH = QH = QO = PO => Tứ giác OPHQ là hình thoi .

bài làm của bạn hình như có 1 số trục trặc
cái chỗ 2 góc mà bạn nói dối đỉnh đó là 1 mà
mà cái đó có liên quan j`
đoạn dưới có 1 số chỗ ko dc rõ lắm vd trong việc cm tam giác HQC đồng dạng vs tam giác AMC
mà thui đoạn dưới mình chỉnh sửa lại chút ít thì cũng hỉu
cảm ơn bạn nhìu
bạn nào bik làm câu c thì giải giúp mình nhá
thanks!

#4
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5019 Bài viết
câu c đâu có khó:
Vẽ J là giao điểm của OH và PQ. => J là trung điểm của QP.
$PQ = 2.PJ = 2.PH.\sin (60^ \circ ) = PH.\sqrt 3 $
Mà PH=OH=1/2*AM nên
$PQ = \dfrac{{AM\sqrt 3 }}{2} \geqslant \dfrac{{AH\sqrt 3 }}{2}:const \Rightarrow PQ_{\min } = \dfrac{{AH\sqrt 3 }}{2} \Leftrightarrow AM \equiv AH \Leftrightarrow M \equiv H$
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#5
Phạm Hữu Bảo Chung

Phạm Hữu Bảo Chung

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1360 Bài viết

bài làm của bạn hình như có 1 số trục trặc
cái chỗ 2 góc mà bạn nói dối đỉnh đó là 1 mà
mà cái đó có liên quan j`
đoạn dưới có 1 số chỗ ko dc rõ lắm vd trong việc cm tam giác HQC đồng dạng vs tam giác AMC
mà thui đoạn dưới mình chỉnh sửa lại chút ít thì cũng hỉu
cảm ơn bạn nhìu
bạn nào bik làm câu c thì giải giúp mình nhá
thanks!

Tại vì khi làm mình chỉ nhìn hình thôi , không có làm nháp trước . Còn hai tam giác đó đồng dạng với nhau thì chỗ mở ngoặc mình có giải thích do góc C chung và góc gì gì đó nữa đó . Thanks vì bạn đã nêu ý kiến để mình học hỏi thêm .

Thế giới này trở nên bị tổn thương quá nhiều không phải bởi vì sự hung bạo của những kẻ xấu xa mà chính bởi vì sự im lặng của những người tử tế :)




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh