Đến nội dung

Hình ảnh

PT, HPT và hệ bất phương trình

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
mybubulov3

mybubulov3

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 80 Bài viết
Bài 1: Giải hệ bất phương trình: $\left\{\begin{array}{l}(x+y-z)(y+z-x) \geqslant 0\\(y+z-x)(z+x-y) \geqslant 0\\(z+x-y)(x+y-z) \geqslant 0\\\end{array}\right.$.
Bài 2: Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{array}{l}x^2(y+1)=z\\y^2(z+1)=x\\z^2(x+1)=y\\\end{array}\right.$.
Bài 3: Giải phương trình: $\sqrt{x+y+z}=\sqrt{x}-\sqrt{y}+\sqrt{z}$.
Một vài bài phương trình, hệ phương trình và hệ bất phương trình :P.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi mybubulov3: 21-03-2011 - 18:05


#2
NguyThang khtn

NguyThang khtn

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1468 Bài viết

Bài 1: Giải hệ bất phương trình: $\left\{\begin{array}{l}(x+y-z)(y+z-x) \geqslant 0\\(y+z-x)(z+x-y) \geqslant 0\\(z+x-y)(x+y-z) \geqslant 0\\\end{array}\right.$.
Bài 2: Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{array}{l}x^2(y+1)=z\\y^2(z+1)=x\\z^2(x+1)=y\\\end{array}\right.$.
Bài 3: Giải phương trình: $\sqrt{x+y+z}=\sqrt{x}-\sqrt{y}+\sqrt{z}$.
Một vài bài phương trình, hệ phương trình và hệ bất phương trình :P.

Bài 3:
cứ bình phương là ra!

It is difficult to say what is impossible, for the dream of yesterday is the hope of today and the reality of tomorrow

 


#3
mybubulov3

mybubulov3

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 80 Bài viết

Bài 3:
cứ bình phương là ra!

Bạn bình phương thử xem! :P

#4
Phạm Hữu Bảo Chung

Phạm Hữu Bảo Chung

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1360 Bài viết

Bài 1: Giải hệ bất phương trình: $\left\{\begin{array}{l}(x+y-z)(y+z-x) \geqslant 0\\(y+z-x)(z+x-y) \geqslant 0\\(z+x-y)(x+y-z) \geqslant 0\\\end{array}\right.$.
Bài 2: Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{array}{l}x^2(y+1)=z\\y^2(z+1)=x\\z^2(x+1)=y\\\end{array}\right.$.
Bài 3: Giải phương trình: $\sqrt{x+y+z}=\sqrt{x}-\sqrt{y}+\sqrt{z}$.
Một vài bài phương trình, hệ phương trình và hệ bất phương trình :P.

Bài 2 : ĐK : $ x,y,z \geq 0$ hoặc $x,y,z < -1$
Dễ thấy hệ có nghiệm (x;y;z) = (0;0;0)
* Với x > 0 . Không mất tính tổng quát , giả sử : $ x = max_{x;y;z}$. Do đó : $ x \geq y;z$
- Do $ x \geq y \Rightarrow y^2(z+1) \geq z^2(x+1) $. Mặt khác $ x \geq z \Rightarrow x + 1 \geq z + 1$. Do vậy , ta luôn có : $ z^2( x + 1 ) \geq z^2( z + 1 ) \Rightarrow y^2(z+1) \geq z^2( z + 1 ) \Rightarrow y^2 \geq z^2 $ (do z + 1 > 0 ) $\Rightarrow y \geq z $
- Do $ x \geq z \Rightarrow y^2(z+1) \geq x^2(y+1) $. Mặt khác $ y \geq z \Rightarrow y + 1 \geq z + 1$. Do vậy , ta luôn có : $ x^2( y + 1 ) \geq x^2( z + 1 ) \Rightarrow y^2(z+1) \geq z^2( z + 1 ) \Rightarrow y^2 \geq x^2 $ (do x + 1 > 0 ) $\Rightarrow y \geq x $
Vậy $ y = max_{x;y;z}$. Vậy x = y . Khi đó lần lượt ta sẽ có : x = z ; y = z $ \Rightarrow x = y = z$
* Tương tự với trường hợp còn lại ( $ x;y;z < -1$ - chú ý đổi dấu dó $ x + 1 , y + 1 , z + 1 < 0 $)
Từ đó giải phương trình nhận được rồi kết luận !!!!

Thế giới này trở nên bị tổn thương quá nhiều không phải bởi vì sự hung bạo của những kẻ xấu xa mà chính bởi vì sự im lặng của những người tử tế :)

#5
cuongquep

cuongquep

    Đại Tướng

  • Thành viên
  • 170 Bài viết

Bài 1: Giải hệ bất phương trình: $\left\{\begin{array}{l}(x+y-z)(y+z-x) \geqslant 0\\(y+z-x)(z+x-y) \geqslant 0\\(z+x-y)(x+y-z) \geqslant 0\\\end{array}\right.$.
Bài 2: Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{array}{l}x^2(y+1)=z\\y^2(z+1)=x\\z^2(x+1)=y\\\end{array}\right.$.
Bài 3: Giải phương trình: $\sqrt{x+y+z}=\sqrt{x}-\sqrt{y}+\sqrt{z}$.
Một vài bài phương trình, hệ phương trình và hệ bất phương trình :infty.

lâu ngày mới trở lại làm bài thử coi
1
(x+y-z)(y+z-x)=$y^2$-$x^2$-$z^2$
(y+z-x)(z+x-y)=$z^2$-$x^2$-$y^2$
(z+x-y)(x+y-z)=$x^2$-$y^2$-$z^2$
cộng vế theo vế
:Rightarrow -($x^2-y^2-z^2$):infty 0
:Leftrightarrow x=y=z=0

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi cuongquep: 22-03-2011 - 08:01

VIỆT NAM CƯỠI RỒNG BAY TRONG GIÓ
TRUNG QUỐC CƯỠI CHÓ SỦA GÂU GÂU


#6
Phạm Hữu Bảo Chung

Phạm Hữu Bảo Chung

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1360 Bài viết

Lâu ngày mới trở lại làm bài thử coi
1
$(x+y-z)(y+z-x)=y^2-x^2-z^2$
$(y+z-x)(z+x-y)=z^2-x^2-y^2$
$(z+x-y)(x+y-z)=x^2-y^2-z^2$
Cộng vế theo vế
$ \Rightarrow -(x^2-y^2-z^2\geq 0 $
$ \Leftrightarrow x=y=z=0 $


Không hiểu ! Đâu có Hằng đẳng thức : $ (x+y-z)(y+z-x)=y^2-x^2-z^2$ đâu ? Chỉ có :
$ (x+y-z)(y+z-x)= y^2 - ( z - x )^2 $ thôi ! Mà cái Suy luận cuối cũng sao sao ấy ? Cường coi lại hen !!
P/S : Dùng latex thì dùng một thẻ cũng được , không cần dùng
$ x^2 $ + $ y^2 $ + $ z^2 $
( nghĩa là mỗi biểu thức một dấu latex)
mà có thể sử dụng luôn dấu latex cho một dãy các biểu thức :
$ x^2 + y^2 + z^2 $


Thế giới này trở nên bị tổn thương quá nhiều không phải bởi vì sự hung bạo của những kẻ xấu xa mà chính bởi vì sự im lặng của những người tử tế :)

#7
mybubulov3

mybubulov3

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 80 Bài viết
Thêm nữa nè:
Bài 4: Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{array}{l}2x^2-y^2=1\\xy+x^2=2\\\end{array}\right.$.
Bài 5: Cho phương trình: $(x+m-2)[x^2+2(m+2)x+4m-8]=0$. Tìm tất cả các giá trị của $m$ để phương trình trên có 2 nghiệm dương và 1 nghiệm âm.

#8
Lê Xuân Trường Giang

Lê Xuân Trường Giang

    Iu HoG mA nhIn ?

  • Thành viên
  • 777 Bài viết

Thêm nữa nè:
Bài 4: Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{array}{l}2x^2-y^2=1\\xy+x^2=2\\\end{array}\right.$.

Nhận xét :$y=0$ không là nghiệm . Chia 4 vế 2 pt trong hệ cho ${y^2}$
$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2{\left( {\dfrac{x}{y}} \right)^2} - 1 = \dfrac{1}{{{y^2}}}\\\dfrac{x}{y} + \dfrac{{{x^2}}}{{{y^2}}} = \dfrac{2}{{{y^2}}}\end{array} \right.$
Đặt $\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{x}{y} = a\\\dfrac{1}{{{y^2}}} = b;\left( {b > 0} \right)\end{array} \right.$
$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2{a^2} - 1 = b\\a + {a^2} = b\end{array} \right.$
Hệ này đơn giản rồi !
Tuổi thanh niên đó là ước mơ. Đó là niềm tin. Đó là sự vươn lên tới chiến công. Đó là trữ tình và lãng mạn. Đó là những kế hoạch lớn lao cho tương lai. Đó là mở đầu của tất cả các viễn cảnh
N.HÍCHMÉT




Khó + Lười = Bất lực

#9
Phạm Hữu Bảo Chung

Phạm Hữu Bảo Chung

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1360 Bài viết

Thêm nữa nè:
Bài 4: Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{array}{l}2x^2-y^2=1\\xy+x^2=2\\\end{array}\right.$.
Bài 5: Cho phương trình: $(x+m-2)[x^2+2(m+2)x+4m-8]=0$. Tìm tất cả các giá trị của $m$ để phương trình trên có 2 nghiệm dương và 1 nghiệm âm.

Bài 5 : Nghe sai sai sao ấy , mọi người bổ sung nhé :
Dễ thấy phương trình có một nghiệm : $ x_0 = 2 - m$. Do phương trình không có nghiệm bằng 0 , do vậy : $ m \neq 2 $.
* Giả sử nghiệm này âm :
$ \Rightarrow 2 - m < 0 \Rightarrow 2 < m$
Xét phương trình $ x^2+2(m+2)x+4m-8=0$ có biệt thức $ \Delta'_x = ( m + 2 )^2 - ( 4m - 8) = m^2 + 4m + 4 - 4m + 8 = m^2 + 12 > 0 $
Vậy phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt . Theo hệ thức Viét , ta có :
$ x_1.x_2 = 4m - 8 $
Do nghiệm $ x_0$ âm nên Hai nghiệm $x_1;x_2 > 0 \Rightarrow x_1.x_2 = 4m - 8 > 0 \Rightarrow m > 2$ ( vô lý )
Vậy nghiệm $ x_0 = 2 - m > 0 \Rightarrow m < 2$
Ta có : Phương trình $ x^2+2(m+2)x+4m-8=0$ có hai nghiệm :
$ x_{1,2} = - ( m + 2 ) \pm \sqrt{m^2 + 12}$
Dễ thấy nghiệm
$ \sqrt{m^2 + 12} - ( m + 2 ) > - \sqrt{m^2 + 12} - ( m + 2 ) \Rightarrow \sqrt{m^2 + 12} - ( m + 2 ) > 0 \Rightarrow \sqrt{m^2 + 12} > m + 2 $
- Với $ m \leq -2$ (tm).
- Với $ m > -2 $ $ \Rightarrow m^2 + 12 > m^2 + 4m + 4 \Rightarrow 4m + 4 < 12 \Rightarrow m < 2 ( tm )$.
Xét $ - \sqrt{m^2 + 12} - ( m + 2 ) < 0 \Rightarrow - ( m + 2 ) < \sqrt{m^2 + 12} $
( tương tự như trên )
Vậy pt có hai nghiệm dương, một nghiệm âm với mọi m < 2

Thế giới này trở nên bị tổn thương quá nhiều không phải bởi vì sự hung bạo của những kẻ xấu xa mà chính bởi vì sự im lặng của những người tử tế :)




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh