Đến nội dung

Hình ảnh

tìm 1 phương pháp đúng đắn!

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 14 trả lời

#1
vietfrog

vietfrog

    Trung úy

  • Hiệp sỹ
  • 947 Bài viết
Em năm nay học lớp 11, rất yêu thích học toán. Mỗi 1 chuyên đề học, em đều cầy chăm chỉ chuyên đề đó và có thể làm được nhiều bài hay. Thế nhưng cứ sau đó 1 vài chuyên đề là em lại bị mai một kiến thức. Gặp lại bài chuyên đề trước em cảm thấy rất sợ và khó khăn để giải quyết, cho dù là bài không quá khó. Cho em hỏi có phải cách học của em là sai, hay con thiếu sót ở đâu hay không? Làm thế nào để vừa học chắc lai vừa học sâu được các dạng toán?
Mong mọi người góp ý!

Sống trên đời

Cần có một tấm lòng

Để làm gì em biết không?

Để gió cuốn đi...

Chủ đề:BĐT phụ

HOT: CÁCH VẼ HÌNH


#2
nguyen_dung

nguyen_dung

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết
chắc không sai đâu!

#3
vietfrog

vietfrog

    Trung úy

  • Hiệp sỹ
  • 947 Bài viết
em mong mọi người góp ý, chứ không nên phá topic này!

Sống trên đời

Cần có một tấm lòng

Để làm gì em biết không?

Để gió cuốn đi...

Chủ đề:BĐT phụ

HOT: CÁCH VẼ HÌNH


#4
Lê Xuân Trường Giang

Lê Xuân Trường Giang

    Iu HoG mA nhIn ?

  • Thành viên
  • 777 Bài viết

em mong mọi người góp ý, chứ không nên phá topic này!

Em nên sửa lại cách ăn nói đi nha . Em có bít bác nguyen dung đang là giáo viên không ?
Lời nói của 1 người đã, đang giảng dạy mà là vô để phá topic của em à ?
Nên tiếp thu !
Tuổi thanh niên đó là ước mơ. Đó là niềm tin. Đó là sự vươn lên tới chiến công. Đó là trữ tình và lãng mạn. Đó là những kế hoạch lớn lao cho tương lai. Đó là mở đầu của tất cả các viễn cảnh
N.HÍCHMÉT




Khó + Lười = Bất lực

#5
vietfrog

vietfrog

    Trung úy

  • Hiệp sỹ
  • 947 Bài viết

em mong mọi người góp ý, chứ không nên phá topic này!


Vậy cho cháu xin lỗi bác. Bác hãy góp ý nhiều hơn, chi tiết hơn được không??

Sống trên đời

Cần có một tấm lòng

Để làm gì em biết không?

Để gió cuốn đi...

Chủ đề:BĐT phụ

HOT: CÁCH VẼ HÌNH


#6
nguyen_dung

nguyen_dung

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết

Em nên sửa lại cách ăn nói đi nha . Em có bít bác nguyen dung đang là giáo viên không ?
Lời nói của 1 người đã, đang giảng dạy mà là vô để phá topic của em à ?
Nên tiếp thu !


Lạy hồn, tôi đi dạy thì có, chứ làm giáo viên hồi nào trời. Giáo viên nửa mùa thôi :(

Muốn góp ý hả. Tôi thấy đầu tiên nên biết là cậu là người thế nào? Tại sao muốn học toán? Mục đích học tới đâu; và cách học của cậu bắt chước của ai, hay nghe lời khuyên của ai.
Thế giới có hàng tỉ tỉ người, số lượng ADN nhiều vô số kể => rất đa dạng kiểu người. Mỗi người có 1 cách học khác nhau, vì thế có những giáo sư rất hóm hỉnh, và cũng có những giáo sư rất nghiêm.
Có người này người nọ cả; nếu tôi đưa ra lời khuyên chung chung thì không thỏa mãn cậu; còn nếu tôi đưa lời khuyên chi tiết thì có khi lại áp dụng không được vào cậu, hoặc áp dụng sai thì .... không nhẽ tôi bị oan à?
Có người thì ngồi vào bàn ghi ghi chép chép, viết rất nhiều => cũng giỏi.
Có người rất ít ghi chép , chỉ đọc sách + suy nghĩ => cũng giỏi.
Có người thì lên trường lắng nghe thầy cô chăm chỉ => cũng giỏi.
Có người lên trường thì đem theo 1 bộ bài để chơi tiến lên, rất biếng nghe giảng => cũng giỏi.

Thế, cậu muốn học kiểu nào?

#7
vietfrog

vietfrog

    Trung úy

  • Hiệp sỹ
  • 947 Bài viết
lên trường lắng nghe thầy cô chăm chỉ? Có lẽ cháu thuộc kiểu này. Mong bác nhắc nhở!

Sống trên đời

Cần có một tấm lòng

Để làm gì em biết không?

Để gió cuốn đi...

Chủ đề:BĐT phụ

HOT: CÁCH VẼ HÌNH


#8
nguyen_dung

nguyen_dung

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết
Tình hình tuần trước tôi khá bận rộn với 1 vài dự án, giờ hơi hơi rảnh nên tranh thủ nói đôi lời.
Vừa rồi kiểm tra nick Y!H thấy có 1 đống nick add vào, quanh đi quẩn lại vẫn là câu hỏi "Phương pháp học thế nào là đúng?" hoặc "Làm sao học giỏi toán?". Tôi thấy, câu hỏi các bạn đưa ra không đúng trọng tâm, các bạn chưa biết các bạn nên hỏi gì; vì thế, tôi thấy chưa cần phải trả lời câu hỏi đó cho các bạn.
Ngày xưa, tôi cũng như các bạn bây giờ, gặp bài toán nào hay, khó là ôm vào và nghĩ nát óc mà giải cho ra. Giai xong thì thấy phê như cắn hàng trắng ấy, rồi khi tổng kết lại mình đã học được cái gì thì không tổng kết nổi, cái đầu rối như 1 mớ bòng bong.
Thế nên, nếu các bạn thuộc tuýp người : gặp bài nào hay hay, khó khó => giải và khi giải ra thì thấy thích thú vô cùng ( đặc biệt là mấy món bất đẳng thức ) thì các bạn là những người tò mò về toán học, học toán vì đam mê; các bạn học toán để thi vào đại học thì các bạn học toán vì trách nhiệm; các bạn học toán để trở thành nhà toán học sau này thì các bạn đã coi toán là cái cần câu mưu sinh.... Nói thế để biết, mỗi kiểu học sẽ có mỗi phương pháp và cách học khác nhau. Không thể bê kiểu học toán thi học sinh giỏi quốc gia để vận dụng vào việc học ôn thi đại học được, nguy hiểm vô cùng.

Cho nên, các bạn đừng hỏi tôi phương pháp hay sách vở học tập thế nào cho đúng mà phải tự nhận ra mình học toán vì cái gì....Điều này mới quan trọng.


Đấy là tôi nói sơ sơ và gợi ý thôi, chứ học toán có hằng hà vô số kiểu, tôi thì cùi bắp nên lõm bõm biết chút ít thôi.

Tôi nghĩ, bạn nên vào topic này đọc thêm : http://diendantoanho...?showtopic=7834 , nhất là những lời anh kakalot nói. Dù cách đây chừng 5 năm, tôi và anh ấy từng khẩu chiến trên diễn đàn này, nhưng anh ấy vẫn là tiền bối và có những nhận định đúng về toán học.

Thực ra, trong thâm tâm tôi thì hơi phản đối kiểu thi học sinh giỏi quốc gia này; tuy nhiên, đó là cảm tính của tôi. Vì với những trải nghiệm của tôi ( cũng như của nhiều người thành đạt khác ) thì thi quốc gia chỉ là để cho vui.
Lấy ví dụ, thi quốc gia luôn luôn có 1 bài bất đẳng thức. Mà hồi từ lúc tôi học lớp 8 đến hết cấp 3, tôi ghiền giải bất đẳng thức vô cùng. Dù đã thất bại trong 2 lần thi quốc gia, nhưng khi vào đại học thì thầm nhủ rằng "vào đại học giải bất đẳng thức tiếp". Nhưng cho đến nay, tôi thật sự thấy việc giải bất đẳng thức giống như chơi cờ tướng, just for fun; tác dụng hỗ trợ sau này rất ít, nếu không muốn nói là vô bổ.
Hồi tôi mới học lớp 3, lúc đó vẫn còn điện tử 4 nút ( chắc các bạn trẻ bây giờ không biết đó là món gì đâu nhỉ? ). Lúc đó mê chơi điện tử lắm, cứ mỗi ngày cầm 500 đồng ra chơi nửa tiếng. Hồi đó bọn trẻ như tôi mê nhất là mấy món như hái nấm ( mario ) , bắn xe tăng, ninja rùa, contra ..... Hết cấp 1, vào cấp 2, thấy hồi đó mê điện tử thật vô bổ; cấp 2 có niềm đam mê là sách của Vũ Hữu Bình. Từ lớp 8 trở lên thì lại mê bất đẳng thức. Nói chung, hồi cấp 1 mê chơi điện tử đến đâu thì cấp 2+ cấp 3 tôi mê bất đẳng thức đến đó.
Tuy nhiên, khi tôi chăm học, cách nhìn nhận về việc chơi điện tử là vô bổ thì khi tôi lên đại học, cách nhìn nhận về việc giải toán sơ cấp, nhất là bất đẳng thức cũng y chang như vậy. Nghĩa là, giờ tôi thấy bất đẳng thức là vô bổ.
Tất nhiên, nhiều người sẽ phản đối; nhưng khi họ bước qua lứa tuổi đó thì họ sẽ thấy như tôi mà thôi. Gio nhìn lại, toán sơ cấp chỉ đảm nhận vai trò giúp chúng ta thi đến học sinh giỏi quốc gia, cao nữa là quốc tế; còn đích chốt thì là 1 thầy giáo làng, thế thôi.
Nhiều người sẽ không đồng tình với tôi, vì ít ra, cái giải học sinh giỏi quốc gia vẫn rất oách. Ok, tôi đồng ý. Nhưng nếu thế thì ước mơ cuộc đời bạn sẽ đi đến đâu? Cha mẹ bạn có thể tự hào về đứa con đạt giải quốc gia, nhưng rồi bạn sẽ đặt lại mục tiêu thế nào khi vào đại học?
Vậy, đâu là giải pháp? Tôi đến bây giờ nghĩ rằng, nếu bạn có thể giành thời gian học toán để thi quốc gia thì tốt hơn bạn nên dành thời gian đầu tư để có thể đi du học. Điều này hoàn toàn có thể và bình thường, cha mẹ bạn có thể tự hào như thế nào về giải quốc gia thì tôi tin rằng cũng sẽ tự hào như thế về đứa con được đi du học ở những nước phát triển.
Ở lần viết sau, tôi sẽ chỉ cho bạn how, when, where cách kiếm học bổng du học.....

#9
Pham Truong Dinh

Pham Truong Dinh

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 36 Bài viết
Em thấy mình thuộc tuýp ngừoi mê học toán, vì mỗi khi giải ra 1 bài khó em rất khoái chí, có khi bài đó khó wa' mà giải ra còn đem đi khoe, nhưng đồng thời em cũng học toán để thi vào đại học, vì đích ngắm của em là đại học chứ ko phải HSG
Nhưng bây giờ em ko biết phải làm những gì, anh có thể giúp em được ko?
Em thuộc loại người ít ghi chép, chỉ đọc sách, lên trường thì chăm chú nghe thầy cô giảng, về nhà ko cần xem lại bài, vì đã nhớ ngay trên lớp.

#10
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Em thấy mình thuộc tuýp ngừoi mê học toán, vì mỗi khi giải ra 1 bài khó em rất khoái chí, có khi bài đó khó wa' mà giải ra còn đem đi khoe, nhưng đồng thời em cũng học toán để thi vào đại học, vì đích ngắm của em là đại học chứ ko phải HSG
Nhưng bây giờ em ko biết phải làm những gì, anh có thể giúp em được ko?
Em thuộc loại người ít ghi chép, chỉ đọc sách, lên trường thì chăm chú nghe thầy cô giảng, về nhà ko cần xem lại bài, vì đã nhớ ngay trên lớp.

Nếu em yêu toán thì nên là một con người nhiều ghi chép, nhiều đọc sách, lên lớp chăm chú nghe thầy cô giảng,... Nói chung nên là con người cần cù, biết đam mê toán học.
Mục đích học toán của em là đại học thì chưa đủ, tốt nhất hãy biến mục đích đó thành lớn lao hơn, chẳng hạn như muốn mình trở thành nhà toán học nổi tiếng. Nói chung, bây giờ, tốt nhất, em phải mở rộng kiến thức toán học của chính mình, từ cái đam mê sẽ dẫn đến con đường toán học vĩ đại. Nhưng cũng đừng quên học các môn khác nữa nhé!

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#11
Hoang Le Kien

Hoang Le Kien

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 18 Bài viết

Nếu em yêu toán thì nên là một con người nhiều ghi chép, nhiều đọc sách, lên lớp chăm chú nghe thầy cô giảng,... Nói chung nên là con người cần cù, biết đam mê toán học.
Mục đích học toán của em là đại học thì chưa đủ, tốt nhất hãy biến mục đích đó thành lớn lao hơn, chẳng hạn như muốn mình trở thành nhà toán học nổi tiếng. Nói chung, bây giờ, tốt nhất, em phải mở rộng kiến thức toán học của chính mình, từ cái đam mê sẽ dẫn đến con đường toán học vĩ đại. Nhưng cũng đừng quên học các môn khác nữa nhé!

Néu nói như bạn Phạm Quang toàn thì hóa ra toán là một môn học nhàm chán! Với kiểu học toán như vậy thì nền toán học nước ta khó mà phát triển được vì toán là một môn học liên quan đến nhiều thứ trong cuộc sống nên học toán cần phải có cả 1 bộ óc vừa sáng tạo vừa ứng dụng thực tế. Chứ chỉ ghi chép với nghe giảng thì mời chỉ được 30% thôi.
Mình học toán không phải xuất sắc nhưng cũng được. Những bài mà GV giao mình giải được rồi thì còn cố tìm thêm cách khác, đôi khi còn dựa vào đó sáng tạo thêm bài mới ( đến nỗi ... tắc tị!) và mình thấy học kiểu đó khá hay. Mình cũng hay đọc sách về các danh nhân ( nhất là mấy ông thuộc lĩnh vực vật lý và toán học) Dọc mấy loại sách đó cũng giúp ta nhiều trong cách học

#12
nguyen_dung

nguyen_dung

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết
Ý kiến 2 bạn trên tốt hết, không phản đối!

#13
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết
Nếu vẫn nói về cách học toán, thì sau mỗi bài toán, bạn nên cố gáng tìm hiểu xem có thể rút ra cái phương pháp giải chung cho bài toán đó không, rồi từ đó mở rộng bài toán hay tìm thêm các cách mới như bạn nói. Bạn cũng có thể tìm thêm các cuốn sách nói về vẻ đẹp hay sự lí thú của Toán học để hiểu thêm về khoa học này. Tóm lại có rất nhiều cách để học toán, bạn nên tìm hiểu xem cách nào phù hợp với bạn nhất.

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#14
vietfrog

vietfrog

    Trung úy

  • Hiệp sỹ
  • 947 Bài viết
Cảm ơn mọi người rất nhiều!

Sống trên đời

Cần có một tấm lòng

Để làm gì em biết không?

Để gió cuốn đi...

Chủ đề:BĐT phụ

HOT: CÁCH VẼ HÌNH


#15
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Đúng là mỗi người có một nhận định và cách học khác nhau về Toán. Đối với tôi học Toán và làm Toán trước tiên là một niềm đam mê, sau nữa là "tập thể dục" cho não! Tìm được một lời giải hay cho một bài toán khó là một niềm vui khó tả. Phát triển từ một bài toán đơn giản thành một "lý thuyết" thú vị của riêng mình (chỉ cần riêng bản thân thôi!) đã thấy sung sướng biết bao! Bên cạnh đó Toán học không hề "vô dụng" như ta tưởng. Rèn luyện tư duy Toán học rất có ích trong cuộc sống, nó giúp ta tiếp cận và xử lý vấn đề một cách linh hoạt hơn. Đối với "dân kỹ thuật", Toán học là nền tảng cho mọi công việc nghiên cứu sáng tạo khoa học kỹ thuật. Một ví dụ không xa lạ gì trong cuộc sống là: Một anh thợ điện, đấu 2 công tắc cho một bóng đèn cầu thang sao cho trước khi lên ta bật đèn ở công tắc dưới, lên xong ta tắt đèn ở công tắc phía trên, bằng kiến thức đơn giản anh ta hiểu rằng cần 2 công tắc 3 cực (COM, NO, NC) là đấu thực hiện được (thực ra là dùng mạch logic - Toán học). Anh ta thấy nguyên lý tắt bật 1 đèn bằng 2 công tắc rất đơn giản và thú vị, bây giờ lại muốn 3 công tắc cùng điều khiển một bóng đèn, thì anh ấy phải làm thế nào? Nếu chỉ là một thợ điện bình thường -> bó tay! Không ngờ anh ấy lại rất giỏi Toán. Với cây bút và tờ giấy, anh ấy lập bảng trị chân lý đầu vào và ra, sau khi khai triển và rút gọn hàm logic, anh ấy tìm được 1 nghiệm :D là dùng đến 3 "công tắc 3 cực kép" mắc theo kiểu hoán vị là OK!
:)
Nếu anh thợ điện đó là... một kỹ sư lập trình TĐH, anh ấy lại không muốn phải dùng tay để bật tắt công tắc nữa (lười) Anh ấy sẽ viết một thuật toán điều khiển tắt mở tự động. Thuật toán được đó xây dựng từ đâu? bằng công cụ gì? Chưa cần nói đến nền tảng của chương trình dựa vào Toán học mà chỉ cần đến tư duy Toán học linh hoạt thôi anh ấy đã biết phải bắt đầu bằng cái gì...

Tản mạn một chút như vậy để thấy rằng, mọi thứ trong cuộc sống ít nhiều đều liên quan đến Toán học. Nếu bạn biết cách nhìn nhận mọi vấn đề, sự việc dưới góc độ Toán học thì bạn sẽ luôn chủ động ứng phó hay tìm ra lời giải hợp lý nhất.

Xác định rõ mục tiêu học Toán để thi học sinh giỏi, hay để thi Đại học là vấn đề cần thiết. Nhưng cho dù mục tiêu của bạn là gì thì khi học Toán bạn phải có niềm đam mê hứng thú và luôn luôn tìm tòi các mối liên hệ giữa những mảng chương trình đã được học với nhau (không nên thấy dễ bỏ qua hoặc thấy khó nản) thì mới giỏi được!

Hy vọng mỗi người trong chúng ta đã biết cách tìm cho mình một phương pháp học Toán phù hợp.
Thân!




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh