Đến nội dung

Hình ảnh

Mỗi ngày một chút

* * * * * 12 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 297 trả lời

#201
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Bài 88 : Giải hệ phương trình :
$ b ) \left\{\begin{matrix} {x^2+y^2=1 }\\{125y^5-125y^3+6\sqrt{15} =0 } \end{matrix}\right. $

Gợi ý:
Cách 1: * Thế $x$ từ phương trình thứ nhất vào phương trình thứ hai ta được ${x^4}{y^6} = \dfrac{{{{4.3}^3}}}{{{5^5}}}$.
* Áp dụng BĐT AM-GM cho các số $\dfrac{3}{2}{x^2};\dfrac{3}{2}{x^2};{y^2};{y^2};{y^2} \Rightarrow \dfrac{3}{2}{x^2} = {y^2}$ thay vào phương trình thứ nhất.

Cách 2: Đặt $t = \dfrac{{\sqrt {15} }}{5}y$ ta được phương trình ẩn $t$.

Kết luận: Hệ phương trình có nghiệm là $\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{{\sqrt {10} }}{5};\dfrac{{\sqrt {15} }}{5}} \right);\,\left( { - \dfrac{{\sqrt {10} }}{5};\dfrac{{\sqrt {15} }}{5}} \right)$

#202
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết
Bài 93. Giải phương trình
$$\sqrt{x-1}+\sqrt{x-3}=\sqrt{(2x-3)^2+2x-2}$$

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#203
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết

Bài này em nghĩ đưa về rút gọn tổng sau:
$$P_{n}=\sum\limits_{k=1}^{n}\dfrac{1}{\sin{2^{k}x}}$$
Nhưng em chưa có ý tưởng để rút gọn tổng $P_{n}$ :closedeyes:

Theo yêu cầu của dark templar mình post lời giải bài 89.
Bài 89: Cho $x \ne k\dfrac{\pi }{{{2^{n + 1}}}},\,\,k \in N,\,n \in {N^ + }$. Tính ${S_n} = \sum\limits_{i = 1}^n {\dfrac{{{2^i}}}{{tg\left( {{2^i}x} \right)\sin \left( {{2^i}x} \right)}}} $
Giải:

Ta có đẳng thức: ${T_n} = \sum\limits_{i = 1}^n {\dfrac{1}{{\sin \left( {{2^i}x} \right)}}} = \cot gx - \cot g\left( {{2^n}x} \right)$

Nhận xét: ${\left[ {\dfrac{1}{{\sin \left( {{2^k}x} \right)}}} \right]^\prime } = \dfrac{{ - {2^k}}}{{tg\left( {{2^k}x} \right)\sin \left( {{2^k}x} \right)}}$. Vậy ${S_n} = - {\left( {{T_n}} \right)^\prime }$

Suy ra ${S_n} = \sum\limits_{i = 1}^n {\dfrac{{{2^i}}}{{tg\left( {{2^i}x} \right)\sin \left( {{2^i}x} \right)}}} = - {\left[ {\cot gx - \cot g\left( {{2^n}x} \right)} \right]^\prime } = \dfrac{1}{{{{\sin }^2}x}} - \dfrac{{{2^n}}}{{{{\sin }^2}\left( {{2^n}x} \right)}}$

Anh thấy đó,cái quan trọng là em không biết rút gọn tổng $P_{n}=\sum\limits_{k=1}^{n}\dfrac{1}{\sin{(2^{k}x)}}$ như thế nào đấy anh ạ :icon3:

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dark templar: 08-10-2011 - 17:48

"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#204
Nguyễn Hoàng Lâm

Nguyễn Hoàng Lâm

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 312 Bài viết
Bài 94 : Cho đa thức $ f(x)=x^3-3x-1 $ có 3 nghiêm $ a,b,c $ . Hãy tính :

$ S = \dfrac{1+a}{1-a}+\dfrac{1+b}{1-b}+\dfrac{1+c}{1-c} $


Đôi khi ta mất niềm tin để rồi lại tin vào điều đó một cách mạnh mẽ hơn .


#205
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Bài 94 : Cho đa thức $ f(x)=x^3-3x-1 $ có 3 nghiêm $ a,b,c $ . Hãy tính :

$ S = \dfrac{1+a}{1-a}+\dfrac{1+b}{1-b}+\dfrac{1+c}{1-c} $



Ta có: $S = \dfrac{{\left( {1 + a} \right)\left( {1 - b} \right)\left( {1 - c} \right) + \left( {1 + b} \right)\left( {1 - a} \right)\left( {1 - c} \right) + \left( {1 + c} \right)\left( {1 - a} \right)\left( {1 - b} \right)}}{{\left( {1 - a} \right)\left( {1 - b} \right)\left( {1 - c} \right)}}$

=.......=

$ = \dfrac{{3 - \left( {a + b + c} \right) - \left( {ab + bc + ca} \right) + 3abc}}{{1 - \left( {a + b + c} \right) + \left( {ab + bc + ca} \right) - abc}}$

Theo Viete, ta có: $\left\{ \begin{array}{l}
a + b + c = 0\\
ab + bc + ca = - 3\\
abc = 1
\end{array} \right. \Rightarrow S = \dfrac{{3 + 3 + 3}}{{1 - 3 - 1}} = - 3$

#206
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết
Bài 93 có vẻ hard đó.
Bài 95. Giải hệ phương trình
$$\left\{ \begin{matrix} &{{x}^{10}}+{{x}^{2}}{{y}^{2}}(x+{{y}^{2}})=3 \\ & {{y}^{10}}+\dfrac{{{y}^{6}}}{{{x}^{4}}}+\dfrac{{{y}^{2}}}{{{x}^{2}}}=\dfrac{3}{{{x}^{5}}} \\ \end{matrix} \right.$$

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#207
Nguyễn Hoàng Lâm

Nguyễn Hoàng Lâm

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 312 Bài viết
Bài 96 : Giải hệ phương trình sau :
$ \left\{\begin{matrix} { x+\dfrac{3x-y}{x^2+y^2}=3} \\ {y-\dfrac{x+3y}{x^2+y^2}=0 } \end{matrix}\right. $

Đôi khi ta mất niềm tin để rồi lại tin vào điều đó một cách mạnh mẽ hơn .


#208
Didier

Didier

    đẹp zai có một ko hai

  • Thành viên
  • 403 Bài viết

pt $ \Leftrightarrow 2^{x}=7^{y}+1$
$ 7^{y}\equiv 1(mod3)$
$ \Leftrightarrow 7^{y}+1\equiv 2(mod3)$
$ \Leftrightarrow 2^{x}\equiv 2(mod3)$
$ \Leftrightarrow x=1$


Bài 90 : Giải phương trình nghiệm nguyên :
$ 2^{x}-1=7^{y} $

quả thật lời giải trên cuả mình sơ suất quá
$ x=0$$ y$ không có nghiệm
$ x=1$ thì $ y=0$
từ pt $ 2^{x}=7^{y}+1$
ta có $ x\geq 2$ thì $ 2^{x }\vdots 4\Rightarrow 7^{y}+1\vdots 4$
lại có $ 7^{y}\equiv (-1)^{y}(mod4)$
$ \Rightarrow 7^{y}+1\equiv (-1)^{y}+1(mod4)\Rightarrow$ y lẻ
$ y=2t+1(t\geq 0,t\in \mathbb{N})$
nếu$ x=3\Rightarrow y=1$
nếu $ x\geq 4\Rightarrow 2^{y}\vdots 16\Rightarrow 7^{y}+1\vdots 16$
mà $ 7^{y}+1=7^{2t+1}+1=49^{t}7\equiv 7(mod16)\Rightarrow 7^{y}+1\equiv 8(mod16)\not\equiv 0(mod16)\Rightarrow$ vô lí
vậy pt trên chỉ có nghiệm $ (x,y)=(1,0)=(3,1)$


#209
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Bài 96 : Giải hệ phương trình sau :
$ \left\{\begin{matrix} { x+\dfrac{3x-y}{x^2+y^2}=3} \\ {y-\dfrac{x+3y}{x^2+y^2}=0 } \end{matrix}\right. $ (1)


$\left( 1 \right) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
xy + \dfrac{{3xy - {y^2}}}{{{x^2} + {y^2}}} = 3y\,\,\,\,\,\,\,(2)\\
xy - \dfrac{{{x^2} + 3xy}}{{{x^2} + {y^2}}} = 0\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(3)
\end{array} \right.$

$(2) + (3) \Rightarrow 2xy - 1 = 3y \Rightarrow x = \dfrac{3}{2} + \dfrac{1}{{2y}}$ thay vào một trong hai phương trình của hệ rồi giải.

Kết luận: Hệ phương trình có nghiệm là $\left( {x;y} \right) = \left( {2;1} \right),\,\,\,\left( {1; - 1} \right)$.

Có thể giải theo số phức: Đặt $z = x + yi$. Nhân phương trình thứ hai với $i$ rồi cộng hai vế phương trình của hệ ta được phương trình bậc 2 theo $z$.

#210
thangthan

thangthan

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 92 Bài viết

Bài toán 80 : Cho tập $ S= {P_1;P_2;p_3;...;P_k} $ gồm $ k $số nguyên tố phân biệt, và $f (x)$
là đa thức với hệ số nguyên sao cho với mọi số nguyên dương $n$ đều tồn tại $P_i$
trong $S$ sao cho $P_i | f (n)$ . Chứng minh rằng tồn tại $i$ sao cho $P_i | f (n),n \forall N^*$ .


Giả sử ko phải thế,suy ra với mỗi số $p_i$ đều tồn tại $n_i$ mà $f(n_i)$ ko chia hết cho $p_i$.
Áp dụng định lý thặng dư Trung Hoa thì tồn tại n mà $f(n)=f(n_i) (mod p_i)$ với mọi i từ 1 đến k.Suy ra $f(n)$ ko chia hết cho $p_i$ với mọi i,vô lý.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi thangthan: 15-10-2011 - 09:42


#211
thangthan

thangthan

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 92 Bài viết


Bài 17: Thay $ y=0 $ , ta có: $ f(x).f(0)=f(x) \Rightarrow f(x)=0 $ hoặc $ f(0)=1 $
TH $ f(0) =1 $ , Ta thay $ x=0 $ vào hàm ta được $ f(y)=f(y) $ nghĩa là f đơn ánh .
Lại có :
$ f(x).f(y)=f(y).f(x)=f(y+xf(y)) \Rightarrow f(y+xf(y))=f(x+yf(x)) $ Do hàm f đơn ánh nên suy ra:
$ y+xf(y)=x+yf(x) \Leftrightarrow (1-f(y))x=y(1-f(x)) $ , suy ra $ x|1-f(x) $ hoặc $ 1-f(x)|x $
TH: $ 1-f(x)|x \Rightarrow f(x)$ có dạng $ ax+1(a>0) $
TH $ x|1-f(x) \Rightarrow 1-f(x)=x^kQ(x) (k \geq 2, Q(x) \neq 0) $ suy ra:
$ x^{k-1}Q(x)=y^{k-1}Q(y) $ (Vô lí )
Thử lại thấy 2 đa thức $ f(x)=0 $ và $ f(x)=ax +1(a>0) $ Đều thỏa mãn.
$ \Rightarrow dpcm $
P/s : Bài viết còn nhiều sai sót mong mọi người góp ý .

Bài này bạn giải gần như sai toàn bộ!
Thứ nhất:Tập các số thực dương ko chứa số 0 mà bạn thay số 0 vào.
Thứ 2:f ở đây là 1 hàm số chứ ko phải là đa thức.
Mình xin giải lại như sau:
Nếu tồn tại $x>0$ mà $f(x)<1$.Xét$ y=\dfrac{x}{1-f(x)}$ thì từ pt suy ra f(x)=1,vô lý
Vậy $f(x)\geq 1$ với mọi x>0.suy ra $f(x+yf(x))\geq f(x)$ với mọi x,y>0.Suy ra f là hàm ko giảm.
1) Nếu tồn tại a mà $f(a)=1$.Thay $x=y=a$ vào pt ban đầu ta có $f(2a)=1$,suy ra $f(2^na)=1$ với mọi n.
Mà f ko giảm nên$ f(x)=1$ với mọi x.
2)Nếu $f(x)>1$ với mọi x,suy ra f là hàm tăng thực sự.
Đảo x,y cho nhau trong pt suy ra $f(x+yf(x))=f(y+xf(y))$ suy ra $x+yf(x)=y+xf(y)$ với mọi $x,y$.
Suy ra $g(x)=\dfrac{f(x)-1}{x}=c$ là 1 hằng số.Thử lại suy ra $c=1$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi thangthan: 15-10-2011 - 10:06


#212
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết
Bài 97: Xác định tất cả các hàm số $f:R \to R$ thỏa mãn:
$$\left\{ \begin{array}{l}
f\left( {2x} \right) = f\left( {\sin \left( {\dfrac{{\pi x}}{2} + \dfrac{{\pi y}}{2}} \right)} \right) + f\left( {\sin \left( {\dfrac{{\pi x}}{2} - \dfrac{{\pi y}}{2}} \right)} \right)\\
f\left( {{x^2} - {y^2}} \right) = \left( {x + y} \right)f\left( {x - y} \right) + \left( {x - y} \right)f\left( {x + y} \right)\,
\end{array} \right.\,\,\,\forall x,y \in R$$

#213
thangthan

thangthan

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 92 Bài viết
Bài 97 có vấn đề gì chăng?Chỉ cần điều kiện thứ nhất là có thể giải được rồi.Thật vậy:
Cho $x=y=0$ suy ra $f(0)=0.$
Cho $x=y$ suy ra $f(2x)=f(sin\pi x) (1)$
Cho $x=0,y$ bởi 2y suy ra $f(sin \pi y)+f(sin(-\pi y)=0$.Kết hợp (1) suy ra f là hàm lẻ.
Cho x thuộc R,thay y bởi 2-x suy ra $f(2x)=f(\pi)+f(\pi x-\pi)=-f(sin\pi x)$
Kết hợp (1) suy ra f(x)=0 với mọi x

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi thangthan: 16-10-2011 - 15:39


#214
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Bài 97 có vấn đề gì chăng?Chỉ cần điều kiện thứ nhất là có thể giải được rồi.Thật vậy:
Cho $x=y=0$ suy ra $f(0)=0.$
Cho $x=y$ suy ra $f(2x)=f(sin\pi x) (1)$
Cho $x=0,y$ bởi 2y suy ra $f(sin \pi y)+f(sin(-\pi y)=0$.Kết hợp (1) suy ra f là hàm lẻ.
Cho x thuộc R,thay y bởi 2-x suy ra $f(2x)=f(\pi)+f(\pi x-\pi)=-f(sin\pi x)$
Kết hợp (1) suy ra f(x)=0 với mọi x


Bài này không có vấn đề gì đâu bạn. Mặc dù kết quả của bạn là đúng nhưng cách lập luận không chính xác. Hàm $f$ không thể là hàm lẻ.

#215
thangthan

thangthan

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 92 Bài viết
Sao laị ko phải hàm lẻ?Ở cái chỗ kết hợp (1) ta suy ra $f(2y)+f(-2y)=0$ với mọi y đấy thôi.

#216
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Sao laị ko phải hàm lẻ?Ở cái chỗ kết hợp (1) ta suy ra $f(2y)+f(-2y)=0$ với mọi y đấy thôi.


Thì bạn xem lại lời giải đi chứ. Bạn đã nhầm ở đâu đó.

#217
thangthan

thangthan

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 92 Bài viết
Mình ko thấy nhầm ở đâu cả.Nếu bạn thấy thì chỉ giúp mình.Thank.

#218
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Bài 66:
Cho $a,b,c,d \in \left[ {0,1} \right]$ .
Tìm Min:
$P = (1 - a)(1 - b)(1 - c)(1 - d) + a + b + c + d$


Ta sẽ chứng minh $P = \left( {1 - a} \right)\left( {1 - b} \right)\left( {1 - c} \right)\left( {1 - d} \right) + a + b + c + d \ge 1$

Thật vậy, cố định $b,c,d$ xét hàm bậc nhất:
$$f\left( a \right) = \left( {1 - a} \right)\left( {1 - b} \right)\left( {1 - c} \right)\left( {1 - d} \right) + a + b + c + d - 1\,\,,\,\,\forall a \in \left[ {0;1} \right]$$

$$f\left( 1 \right) = b + c + d \ge 0$$

$$f\left( 0 \right) = \left( {1 - b} \right)\left( {1 - c} \right)\left( {1 - d} \right) + b + c + d - 1$$

Cố định $c,d$ xét:
$$f\left( b \right) = \left( {1 - b} \right)\left( {1 - c} \right)\left( {1 - d} \right) + b + c + d - 1\,,\,\,\,\forall b \in \left[ {0;1} \right]$$

$$f\left( 1 \right) = c + d \ge 0$$

$$f\left( 0 \right) = \left( {1 - c} \right)\left( {1 - d} \right) + c + d - 1 = cd \ge 0$$

$$ \Rightarrow f\left( b \right) \ge 0\,\,\forall b \in \left[ {0;1} \right] \Rightarrow f\left( a \right) \ge 0\,\,\,\forall a \in \left[ {0;1} \right]$$

hay $P \ge 1$. Vậy $\mathop {\min }\limits_{\left[ {0;1} \right]} P = 1 \Leftrightarrow a = b = c = d = 0$.

#219
Nguyễn Hoàng Lâm

Nguyễn Hoàng Lâm

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 312 Bài viết
Bài 98 : Giải hệ phương trình :
$ \left\{\begin{matrix} { 27x^3y^3+125=9y^3} \\ { 45x^2y+75x=6y^2 } \end{matrix}\right. $

Đôi khi ta mất niềm tin để rồi lại tin vào điều đó một cách mạnh mẽ hơn .


#220
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Bài 98 : Giải hệ phương trình :
$ \left\{\begin{matrix} { 27x^3y^3+125=9y^3} \\ { 45x^2y+75x=6y^2 } \end{matrix}\right. $ (1)


$y=0$ không là nghiệm. Khi đó xét $y \ne 0$

$$\left( 1 \right) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
27{x^3} + \dfrac{{125}}{{{y^3}}} = 9\\
45\dfrac{{{x^2}}}{y} + 75\dfrac{x}{{{y^2}}} = 6
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{\left( {3x} \right)^3} + {\left( {\dfrac{5}{y}} \right)^3} = 9\\
3x.\dfrac{5}{y}\left( {3x + \dfrac{5}{y}} \right) = 6
\end{array} \right.\,\,\,\,\,\left( 2 \right)$$

Đặt: $$u = 3x + \dfrac{5}{y},\,\,v = 3x.\dfrac{5}{y} \Rightarrow \left( 2 \right) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{u^3} - 3uv = 9\\
uv = 6
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{u^3} = 27\\
uv = 6
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
u = 3\\
v = 2
\end{array} \right.$$

Khi đó: $$\left\{ \begin{array}{l}
3x + \dfrac{5}{y} = 3\\
3x.\dfrac{5}{y} = 2
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
3x = 2\\
\dfrac{5}{y} = 1
\end{array} \right.\\
\left\{ \begin{array}{l}
3x = 1\\
\dfrac{5}{y} = 2
\end{array} \right.
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
x = \dfrac{2}{3}\\
y = 5
\end{array} \right.\\
\left\{ \begin{array}{l}
x = \dfrac{1}{3}\\
y = \dfrac{5}{2}
\end{array} \right.
\end{array} \right.$$

Vậy HPT đã cho có nghiệm $\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{2}{3};5} \right),\,\,\left( {\dfrac{1}{3};\dfrac{5}{2}} \right)$.




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh