Đến nội dung

Hình ảnh

Toán quỹ tích


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
nguyenbao8ekyanh

nguyenbao8ekyanh

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 18 Bài viết
Cho hình vuông ABCD có tâm O , vẽ đường d quay quanh O cắt 2 cạnh AD và BC lần lượt ở E và F ( E,F không trùng các đỉnh hình vuông). Từ E và F lần lượt vẽ các đường thẳng song song với BD và AC cắt nhau ở I.
a) Tìm quỹ tích của điểm I.
b) Từ I vẽ đường vuông góc với EF tại H. Chứng tỏ rằng H thuộc đường tròn cố định và đường IH đi qua điểm cố định.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Phạm Hữu Bảo Chung: 11-08-2011 - 08:36

Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao


#2
Hưng Phạm

Hưng Phạm

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 32 Bài viết

Cho hình vuông ABCD có tâm O, vẽ đường d quay quanh O cắt 2 cạnh AD và BC lần lượt ở E và F (E,F không trùng các đỉnh hình vuông).Từ E và F lần lượt vẽ các đường thẳng song song với BD và AC cắt nhau ở I.
a) Tìm quỹ tích của điểm I.
b) Từ I vẽ đường vuông góc với EF tại H.Chứng tỏ rằng H thuộc đường tròn cố định và đường IH đi qua điểm cố định.

Hình gửi kèm

  • Untitled.png
  • Untitled1.png

Nếu chúng ta biết rằng chúng ta đang làm gì, thì công việc đó đã không còn được gọi là nghiên cứu

#3
nguyenbao8ekyanh

nguyenbao8ekyanh

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 18 Bài viết
có cách nào giải hay ko (theo cách của cấp 2 đó)
cảm ơn Hưng Phạm đã giải giúp mình bài này
nhưng mình ko hiểu vì mình chưa học đến

Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao


#4
Hưng Phạm

Hưng Phạm

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 32 Bài viết

Cho hình vuông ABCD có tâm O , vẽ đường d quay quanh O cắt 2 cạnh AD và BC lần lượt ở E và F ( E,F không trùng các đỉnh hình vuông).Từ E và F lần lượt vẽ các đường thẳng song song với BD và AC cắt nhau ở I.
a) Tìm quỹ tích của điểm I.
b) Từ I vẽ đường vuông góc với EF tại H.Chứng tỏ rằng H thuộc đường tròn cố định và đường IH đi qua điểm cố định.

a) Bài toán quĩ tích gồm 4 phần:
* Bài toán thuận: Cho hình vuông ABCD có tâm O, vẽ đường d quay quanh O cắt 2 cạnh AD và BC lần lượt ở E và F (E,F không trùng các đỉnh hình vuông). Từ E vẽ đường thẳng song song với BD cắt AB ở I.
Ta đi chứng minh: IF // AC
Chứng Minh: O là tâm đối xứng của hình vuông => O là trung điểm EF
Và BD là đường trung trực của IF (do IF⊥ BD: trục đối xứng của hình vuông ABCD)
=> OI = OF = OE => ∆IEF vuông tại I => IF // AC
* Bài toán đảo: Cho hình vuông ABCD có tâm O, lấy I trên đoạn AB (không trùng A, B). Qua I vẽ 2 đường thẳng song song với BD, AC lần lượt cắt AD, BC tại E, F.
Ta đi chứng minh: O ϵ EF
Chứng Minh: BD là đường trung trực của IF (do IF⊥ BD: trục đối xứng của hình vuông ABCD) => OI = OF
AC là đường trung trực của IE (do IE⊥AC: trục đối xứng của hình vuông ABCD) => OI = OE
=> OI = OF = OE <=> O là tâm đường tròn ngoại tiếp ∆IEF (vuông tại I) => O là trung điểm EF
=> O ϵ EF
* Giới hạn: (d) → AC <=> I → A và (d) → BD <=> I → B
Vậy I chạy trên khoảng AB
* Kết luận: {I} = (AB)
b) AEHI nội tiếp (đường tròn đường kính IE) => góc(IAH) = góc(HEI)
Và BFHI nội tiếp (đường tròn đường kính IF) => góc(IBH) = góc(HFI)
=> ∆HAB ~ ∆IEF => ∆HAB vuông tại H => H thuộc đường tròn đường kính AB
Gọi G = IH ∩ (M; AB/2) , với M là trung điểm AB
góc(OHG) = 90 => OG là đường kính của (M; AB/2)
=> AOBG là chữ nhật (tứ giác nội tiếp có 2 đường chéo là 2 đường kính)
Do OA = OB => AOBG là hình vuông => G cố định (do 3 đỉnh A,B,O cố định)
Vậy IH luôn đi qua điểm G cố định

Hình gửi kèm

  • Untitled.png

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hưng Phạm: 08-08-2011 - 18:12

Nếu chúng ta biết rằng chúng ta đang làm gì, thì công việc đó đã không còn được gọi là nghiên cứu




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh