Đến nội dung

Hình ảnh

Số nguyên tố

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 9 trả lời

#1
viet_tranmaininh

viet_tranmaininh

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết
Đề bài: Chứng minh có vô số số nguyên tố có dạng 2pn +1 với p là số nguyên tố lẻ bất kì.

#2
Nguyễn Văn Bảo Kiên

Nguyễn Văn Bảo Kiên

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 170 Bài viết
2pn là số chẵn +1= lẻ
:pi có vô số nguyên tố

Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác.



Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng



......................................VMF........................................


#3
viet_tranmaininh

viet_tranmaininh

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết

2pn là số chẵn +1= lẻ
:pi có vô số nguyên tố

Hix. Chắc gì số lẻ là số nguyên tố . Lỡ trong k số lẻ chỉ có 3 số nguyên tố thôi thì sao !

#4
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Đề bài: Chứng minh có vô số số nguyên tố có dạng 2pn +1 với p là số nguyên tố lẻ bất kì.

Đây là bài toán mình đã post cách đây khá lâu. Tối mình sẽ post lời giải :pi
P/s: lời giải không đơn giản như pantorres nghĩ đâu.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi xusinst: 17-08-2011 - 17:28


#5
tuan101293

tuan101293

    Trung úy

  • Thành viên
  • 999 Bài viết

Đề bài: Chứng minh có vô số số nguyên tố có dạng 2pn +1 với p là số nguyên tố lẻ bất kì.

Xét với số p tùy ý thuộc P, lấy m tùy ý mà (m-1) ko chia hết cho p
xét q thuộc P mà $q|\dfrac{m^p-1}{m-1}$
ta có $(\dfrac{m^p-1}{m-1},m-1)=1$ nên p là cấp của m modulo q hay
$p|q-1$ hay $q=k_m*p+1$
đpcm

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tuan101293: 17-08-2011 - 23:02

KT-PT


Do unto others as you would have them do unto you.


#6
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Đề bài: Chứng minh có vô số số nguyên tố có dạng 2pn +1 với p là số nguyên tố lẻ bất kì.

Giải:
Trước hết ta chứng minh bổ đề sau: "p là số nguyên tố lẻ thì ước nguyên tố của $a^p - 1$ (a>1) hoặc là ước của a - 1 hoặc có dạng 2pn+1"
Gọi q là ước nguyên tố của $a^p - 1$.
Nếu q=2 thì $a - 1 = a^{q - 1} - 1 \vdots q \Rightarrow q|a - 1$.
Xét q > 2, gọi d là số mũ nhỏ nhất sao cho $a^d \vdots q$
Giả sử $p = dk + r,\,\,0 \le r < d$. Khi đó:
$a^p - 1 = a^r \left( {a^{dk} - 1} \right) + a^r - 1 \vdots q \Rightarrow a^r - 1 \vdots q \Rightarrow r = 0$
Vậy $p \vdots d$ do đó d=1 hoặc d=p.
+ Nếu d=1 thì $a - 1 \vdots q$
+ Nếu d=p thì $a^{q - 1} - 1 \vdots q \Rightarrow q - 1 \vdots d = p$
Vì q lẻ nên $q - 1 \vdots 2p$. Vậy q=2pn+1.
Trở lại bài toán.
p là số nguyên tố lẻ thì ước nguyên tố của $2^p - 1$ phải có dạng 2np+1 vài khi đó a - 1=1.
Ta giả sử chỉ có hữu hạn số nguyên tố dạng 2pn + 1 là $q_1 ,q_2 ,...,q_r $
Xét ước nguyên tố lẻ q của $\dfrac{{a^p - 1}}{{a - 1}},\,\,a = pq_1 q_2 ...q_r $
Nếu q| a - 1 thì do $q|\dfrac{{a^p - 1}}{{a - 1}} = \left( {a^{p - 1} - 1} \right) + \left( {a^{p - 2} - 1} \right) + ... + \left( {a - 1} \right) + p$ nên $q|p \Rightarrow q = p \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}p|a \\ p|a - 1 \\ \end{array} \right.$. Vô lý.
Vậy theo bổ đề thì q có dạng 2pn + 1. Nhưng rõ ràng $q \ne q_i ,\,\,i = 1,2,...,r$. Vô lý.
Vậy có vô số số nguyên tố dạng 2pn + 1. (đpcm)

Toàn: Cách của xusinst hình như cũng tương tự với cách của anh tuan101293 mà!

#7
Nguyễn Văn Bảo Kiên

Nguyễn Văn Bảo Kiên

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 170 Bài viết

Hix. Chắc gì số lẻ là số nguyên tố . Lỡ trong k số lẻ chỉ có 3 số nguyên tố thôi thì sao !

ý mình ko phải vậy đâu
Ý mình là các số nguyên tố khác 2 đều là số lẻ mà

Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác.



Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng



......................................VMF........................................


#8
viet_tranmaininh

viet_tranmaininh

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết

Xét với số p tùy ý thuộc P, lấy m tùy ý mà (m-1) ko chia hết cho p
xét q thuộc P mà $q|\dfrac{m^p-1}{m-1}$
ta có $(\dfrac{m^p-1}{m-1},m-1)=1$ nên p là cấp của m modulo p hay
$p|q-1$ hay $q=k_m*p+1$
đpcm

sao $p|q-1$ đựoc nhỉ?

#9
tuan101293

tuan101293

    Trung úy

  • Thành viên
  • 999 Bài viết

sao $p|q-1$ đựoc nhỉ?

mình đánh nhầm p với q
p là cấp của m modulo q nên p|q-1
********
chú ý ở đầu ta xài bổ đề
$(\dfrac{a^n-b^n}{a-b},a-b)=(a-b,n)$

KT-PT


Do unto others as you would have them do unto you.


#10
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Bạn xem lại phần này, nếu $ q|(a-1) $ , ta có $ (\dfrac{a^p-1}{a-1};a-1) =1 $
nên $ q $ không thể chia hết $ \dfrac{a^p-1}{a-1} $

Bạn xem lại bài giải của mình thật kỹ trước khi thắc mắc nhé! Mình không có nhiều thời gian để giải thích những cái đã có và không phải là vấn đề để thắc mắc.
Thân!




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh