Đến nội dung

Hình ảnh

Các bài toán chứng minh 2 đường thẳng vuông góc


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
Phương Chi

Phương Chi

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết
Bài 1: Cho hình thang vuông ABCD ( $\angle A = \angle D= 90^o$) có CD = 2AB. Gọi H là chân vuông góc hạ từ D xuống AC và M là trung điểm của HC. CMR DM :( BM
Bài 2: Cho tam giác cân ABC, gọi H là trung điểm của đấy BC và E là hình chiếu của H trên AC. Gọi O là trung điểm của HE. CMR: AO :D BE.
Bài 3: Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn tâm O. Gọi E là giao điểm của 2 cạnh đối AD và BC, gọi F là giao điểm 2 cạnh đối DC và AB. CMR: các tia phân giác trong của E và F vuông góc với nhau.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 28-08-2011 - 20:48

Never drop out!

#2
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5020 Bài viết
Bài 1:
Hình đã gửi
Lấy E là trung điểm DC thì ABED là hình chữ nhật; ME//DH.
$\dfrac{HD}{HM}=2\dfrac{HD}{HC}=2\dfrac{DA}{DC}=\dfrac{EB}{ED}$
$\Rightarrow \vartriangle BED \sim \vartriangle DHM(c.g.c)$
$\Rightarrow \angle DBE=\angle HDM=\angle DME \Rightarrow BDEM:tgnt \Rightarrow \angle BMD=\angle BED=90^o$
Suy ra đpcm.

Bài 2:
Hình đã gửi
Lấy G là trung điểm EC. Suy ra HG//BE.
Dễ thấy GO :geq AH và HE :D AG nên O là trực tâm :( AHG :D AO :Leftrightarrow HG :D đpcm.

Bài 3:
Hình đã gửi
Phân giác góc E cắt AC, BD thứ tự tại G và H.
Dễ thấy :geq GFH cân tại F. Mà FI là đường phân giác nên cũng là đường cao
$\Rightarrow FI \bot GH \Rightarrow Q.E.D$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 28-08-2011 - 21:11

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#3
Phương Chi

Phương Chi

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết
Bài 4: Cho hình chữ nhật ABCD. Trên tia AD và BC lần lượt lấy 2 điểm F và E sao cho DF=CE=DC. Trên tia DC lấy điểm H sao cho CH=CB. CMR: AE :perp FH
Bài 5: Cho hình chữ nhật ABCD và H là hình chiếu của B trên AC. Gọi M là trung diểm AH. K là trung điểm CD.
CMR : BM :perp MK
Bài 6: Đường tròn tâm O nội tiếp trong tam giác ABC. Gọi M, N lần lượt là hai tiếp điểm của đường tròn đo với 2 cạnh AB, AC. Tia MN cắt phân giác của goc B tại P. CMR: BP :perp CP

Bài 7: Cho đường tròn đường kính AB. Hai đt đi qua P ở ngoài đường tròn tiếp xúc với đường tròn đa cho tại C và D. Gọi Q là giao điểm của AC với BD. Chứng minh PQ :perp AB


Mod: Bạn đừng tạo nhiều topic có cùng nội dung và nội dung "na ná" nhau. Gộp chúng lại để tiết kiệm diễn đàn chứ bạn :perp

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 30-08-2011 - 16:20

Never drop out!

#4
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5020 Bài viết
Bài 4:
Hình đã gửi
$\vartriangle EAF=\vartriangle FDH(c.g.c) \Rightarrow \angle FAG=\angle FHD=\angle GFE$
$\Rightarrow \angle FGA=90^o \Rightarrow Q.E.D$

Bài 5:
Hình đã gửi
Lấy N là trung điểm BH nên MN là đường trung bình :perp HBA
$\Rightarrow MN//AB;MN=\dfrac{1}{2}AB=\dfrac{1}{2}CD=KC \Rightarrow$ MNCK là hình bình hành.
Dễ thấy N là trực tâm :Rightarrow BMC $\Rightarrow CN \bot BM \Rightarrow Q.E.D$

Bài 6:
Hình đã gửi
Xét TH $AC \le BC$. TH còn lại cm tương tự.
Gọi H,I thứ tự là trung điểm AC,BC. Gọi P' là giao điểm của IH và BO. Ta cm M,N,P' thẳng hàng.
Thật vậy, ta có:
$\angle IBP'=\angle ABP'=\angle BP'I \Rightarrow $ :Rightarrow BIP' cân tại I $\Rightarrow IP'=IB=\dfrac{1}{2}BC$
$\Rightarrow P'H=P'I-HI=\dfrac{BC-AC}{2}$
$HN=CN-CH=\dfrac{CA+CB-AB}{2}-\dfrac{CA}{2}=P'H \Rightarrow$ :Rightarrow P'HN cân tại N.
$\Rightarrow \angle HNP'=\dfrac{180^o-\angle NHP'}{2}=\dfrac{180^o-\angle NAM}{2}=\angle ANM$(do :perp AMN cân tại A)
$\Rightarrow \overline{M;N;P'} \Rightarrow P \equiv P'$
:perp :perp BPC có PI là trung tuyến ứng BC và $PI=\dfrac{1}{2}BC \Rightarrow$ :perp BPC vuông tại P.
Suy ra đpcm.

Bài 7:
Hình đã gửi
Gọi giao điểm của AD,BC là R.
Gọi P' là trung điểm của QR. Ta cm P :perp P'.
Thật vậy, P là giao điểm của tiếp tuyến tại D và C.
Lại có:
Để ý RDCQ là tgnt.
$\angle P'CO=180^o-\angle P'CQ-\angle ACO=180^o-\angle P'QC-\angle OAC=90^o$
nên P'C là tiếp tuyến của (O).
Tương tự, P'D là tiếp tuyến của (O). Vậy P :perp P'.
Hơn nữa, B là trực tâm tam giác AQR nên AB :perp RQ :perp đpcm.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 30-08-2011 - 20:56

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#5
Phương Chi

Phương Chi

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết
ok, thanks!
Never drop out!

#6
Kirigaya Kazuto

Kirigaya Kazuto

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết

Có thể giải bằng cách của lớp 8 giúp được không?? Thanks trước!!



#7
Kirigaya Kazuto

Kirigaya Kazuto

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết

Giải bằng cách của lớp 8 giúp với được không? :(



#8
Kirigaya Kazuto

Kirigaya Kazuto

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết

Vẽ thêm nhiều quá!






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh