Đến nội dung

Hình ảnh

Viết phương trình đường tròn (C) thỏa mãn (C) tiếp xúc trục hoành tại A(6;0) và qua B(9;9)

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 13 trả lời

#1
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết
Viết phương trình đường tròn (C) thỏa mãn (C) tiếp xúc trục hoành tại A(6;0) và qua B(9;9)

P/S: mọi người trình bày rõ dùm nhé :icon6: mình đang học cách trình bày phần này

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#2
vietfrog

vietfrog

    Trung úy

  • Hiệp sỹ
  • 947 Bài viết

Viết phương trình đường tròn © thỏa mãn © tiếp xúc trục hoành tại A(6;0) và qua B(9;9)

Bài này anh làm thế này.
Gọi $I(a;b)$ là tâm đường tròn $(C )$.
Theo bài $( C)$ tiếp xúc $Ox$ tại $A(6;0)$ nên thấy ngay $I \in d:x = 6$.
Mặt khác $B$ nằm trên đường tròn $(C )$ nên $I$ sẽ nằm trên trung trực của $AB$.
Ta có: pt trung trực $AB:x + 3y - 21 = 0$
Như vậy tìm được $I\left( {6;5} \right);R = 5$
Vậy: $\left( C \right):{\left( {x - 6} \right)^2} + {\left( {y - 5} \right)^2} = 25$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vietfrog: 17-03-2012 - 19:21

Sống trên đời

Cần có một tấm lòng

Để làm gì em biết không?

Để gió cuốn đi...

Chủ đề:BĐT phụ

HOT: CÁCH VẼ HÌNH


#3
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết
Cho (C) : $x^2+y^2-2x-6y-15-0$, (C'): $x^2+y^2-2y-8=0$
Chứng minh 2 đường tròn cắt nhạu tại 2 điểm phân biệt A,B. Viết phương trình đường thẳng AB

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#4
tieulyly1995

tieulyly1995

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 435 Bài viết

Cho © : $x^2+y^2-2x-6y-15=0$, (C'): $x^2+y^2-2y-8=0$
Chứng minh 2 đường tròn cắt nhạu tại 2 điểm phân biệt A,B. Viết phương trình đường thẳng AB

Ta thấy :
(C) có tâm $I(1;3)$ , bán kính $R_{1}=5$
(C') có tâm $I'(0;1)$, bán kính $R_{2}=3$
Nhận thấy : $II'< R_{1}+R_{2}$ (vì $\sqrt{5}< 8$)
suy ra (C) và (C') cắt nhau tại 2 điểm phân biệt A,B
Do đó :
tọa độ của A, B thỏa mãn PT (C) và ( C')
Lấy 2PT trừ cho nhau ta được đường thẳng đi qua hai điểm A,B là :
$2x+4y+7=0$

#5
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết
Cho tam giác ABC có $A(-1;1); B(-2;0);C(2;2)$ Viết phương trình đường thẳng cách đều các đỉnh của tam giác ABC.

:wacko: Làm 1 hồi chả ra cái gì hết.

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#6
hoangtrong2305

hoangtrong2305

    Trảm phong minh chủ

  • Phó Quản lý Toán Ứng dụ
  • 861 Bài viết

Cho tam giác ABC có $A(-1;1); B(-2;0);C(2;2)$ Viết phương trình đường thẳng cách đều các đỉnh của tam giác ABC.


Đường thẳng mà cách đều các đỉnh chắc có đường trung bình thui, cho nên bài này thực chất kêu mình viết phương trình 3 đường trung bình

Gọi $I$ là trung điểm $AB$ thì $I(-\frac{1}{2};-\frac{1}{2})$

Gọi $K$ là trung điểm $BC$ thì $K(2;1)$

Gọi $L$ là trung điểm $CA$ thì $L(\frac{3}{2};\frac{1}{2})$

Tới đây lập pt dễ rồi :D

Toán học là ông vua của mọi ngành khoa học.

Albert Einstein

(1879-1955)

Hình đã gửi


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Click xem Đạo hàm, Tích phân ứng dụng được gì?

và khám phá những ứng dụng trong cuộc sống


#7
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết
Cho tam giác ABC có diện tích bằng $\frac {3}{2}$. A(2;-3); B(3;-2), trọng tâm G $\in d$ 3x-y-8=0. Tính bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC
Làm hoài không raHình đã gửi

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#8
Mylovemath

Mylovemath

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 225 Bài viết

Cho tam giác ABC có diện tích bằng $\frac {3}{2}$. A(2;-3); B(3;-2), trọng tâm G $\in d$ 3x-y-8=0. Tính bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC
Làm hoài không raHình đã gửi


Mình làm bài này đến cả chục lần rồi :) :(

http://diendantoanho...showtopic=71857
i LOVE u

""Yêu hay sao mà Nhìn ""

#9
tieulyly1995

tieulyly1995

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 435 Bài viết

Cho tam giác ABC có diện tích bằng $\frac {3}{2}$. A(2;-3); B(3;-2), trọng tâm G $\in d$ 3x-y-8=0. Tính bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC


Sơ lược cách giải :
:nav: Từ tọa độ các điểm $A,B$ viết được PT đường thẳng $AB$ và độ dài đoạn $AB$
:nav: Có diện tích tính được độ dài đường cao $CH$, từ đó ta có một PT biểu diễn mối quan hệ $x_{C}; y_{C}$ thông qua công thức tính khoảng cách từ $C$ đến đường thẳng $AB$
:nav: lại có $3x_{G}-y_{G}=8$, thay $x_{G} = \frac{x_{A}+x_{B}+x_{C}}{3}; y_{G} = \frac{y_{A}+y_{B}+y_{C}}{3}$ ta được một PT nữa biểu diễn mối quan hệ $x_{C}; y_{C}$
:nav: giải hệ tính được tọa độ điểm $C$
:nav: áp dụng công thức $S= p.r$ ta tính được bán kính đường tròn nội tiếp tam giác $ABC$

#10
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết
Cho $(C): (x-1)^2+(y+2)^2=9$, (d) x+y+m=0
Tìm m trên (d) có duy nhất điểm A sao cho từ đó kẻ được 2 tiếp tuyến với (C) và 2 tiếp tuyến đó vuông góc với nhau.

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#11
Mylovemath

Mylovemath

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 225 Bài viết

Sơ lược cách giải :
:nav: Từ tọa độ các điểm $A,B$ viết được PT đường thẳng $AB$ và độ dài đoạn $AB$
:nav: Có diện tích tính được độ dài đường cao $CH$, từ đó ta có một PT biểu diễn mối quan hệ $x_{C}; y_{C}$ thông qua công thức tính khoảng cách từ $C$ đến đường thẳng $AB$
:nav: lại có $3x_{G}-y_{G}=8$, thay $x_{G} = \frac{x_{A}+x_{B}+x_{C}}{3}; y_{G} = \frac{y_{A}+y_{B}+y_{C}}{3}$ ta được một PT nữa biểu diễn mối quan hệ $x_{C}; y_{C}$
:nav: giải hệ tính được tọa độ điểm $C$
:nav: áp dụng công thức $S= p.r$ ta tính được bán kính đường tròn nội tiếp tam giác $ABC$


Bài này được giải quá nhiều lần trên diễn đàn rồi chị không nhất thiết phải giải lại thêm phát nữa đâu :P

Và em giải bài này chuẩn ra là 7 lần ở VMF rồi :wacko:

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mylovemath: 06-05-2012 - 11:43

i LOVE u

""Yêu hay sao mà Nhìn ""

#12
vuhoanganh96

vuhoanganh96

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 19 Bài viết

Cho $©: (x-1)^2+(y+2)^2=9$, (d) x+y+m=0
Tìm m trên (d) có duy nhất điểm A sao cho từ đó kẻ được 2 tiếp tuyến với © và 2 tiếp tuyến đó vuông góc với nhau.

I(1;-2) R=3
gọi d cắt © tại M,N. Có AMIN là h.vuông =>AI=3$\sqrt{2}$
=> A thuộc (I;3$\sqrt{2}$) cố định => A là duy nhất khi d là đt tiếp tuyến vs (I;3$\sqrt{2}$) tại A
d(I,d)=AI=3$\sqrt{2}$
giải ra ta đc m
shift mode 3 ==
reset restart all

#13
Mylovemath

Mylovemath

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 225 Bài viết

I(1;-2) R=3
gọi d cắt © tại M,N. Có AMIN là h.vuông =>AI=3$\sqrt{2}$
=> A thuộc (I;3$\sqrt{2}$) cố định => A là duy nhất khi d là đt tiếp tuyến vs (I;3$\sqrt{2}$) tại A
d(I,d)=AI=3$\sqrt{2}$
giải ra ta đc m


làm cụ thể hơn đi bạn ơi

Vì $AI=\sqrt{18}$ nên $\sqrt{(x-1)^2 + (y+2)^2}=\sqrt{18}$

Hay $x^2+y^2-2x+2y-13=0$

Mà $A$ thuộc $(d)$ nữa nên kết hợp với phương trình đường thẳng $(d)$ ta có hệ:

$\left\{\begin{matrix} x^2+y^2-2x+2y-13=0\\ x+y+m=0 \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x^2+y^2-2x+2y-13=0\\ x=-m-y \end{matrix}\right.$

Từ đó có 1 pt bậc 2 ẩn $y$ : $2y^2 + (2m+4)y +2m+ m^2 -13=0$ $(1)$

Vì đề bài yêu cầu có duy nhất 1 điểm $A$ thỏa mãn kẻ được 2 tiếp tuyến vuông góc với nhau nên pt (1) sẽ chỉ có 1 nghiệm duy nhất

Từ đây bài toán trở thành tìm $m$ để phương trình $(1)$ có 1 nghiệm duy nhất :icon6: bạn tự giải nhé
i LOVE u

""Yêu hay sao mà Nhìn ""

#14
vuhoanganh96

vuhoanganh96

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 19 Bài viết

I(1;-2) R=3
gọi d cắt © tại M,N. Có AMIN là h.vuông =>AI=3$\sqrt{2}$
=> A thuộc (I;3$\sqrt{2}$) cố định => A là duy nhất khi d là đt tiếp tuyến vs (I;3$\sqrt{2}$) tại A
d(I,d)=AI=3$\sqrt{2}$
giải ra ta đc m

d(I;d)=$\frac{\left | 1-2+m \right |}{\sqrt{5}}=3\sqrt{2}$
<=>$\left | -1+m \right |=3\sqrt{10}$
shift mode 3 ==
reset restart all




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh