Đến nội dung

Hình ảnh

Lev Semenovich Pontryagin

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 1 trả lời

#1
ngocson52

ngocson52

    Kẻ độc hành

  • Founder
  • 859 Bài viết
<span style='color:blue'><span style='font-size:14pt;line-height:100%'><center>Tấm gương tự học của một nhà bác học mù</center></span></span>
<center>GS.TS Nguyễn Văn Đạo</center>

Hơn ba mươi năm về trước, khi làm nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Mat-scơ-va mang tên Lô-mô-nô-sốp, tôi được dự những bài giảng về lý thuyết phương trình vi phân của nhà toán học Xô Viết lỗi lạc – viện sĩ Pôn-tria-ghim L.S. Đi kèm với công thức được ông đọc, những bài giảng của ông cuốn hút tôi không chỉ bởi nội dung sâu sắc và cách trình bày dễ hiểu mà còn bởi người giảng nó bị mù từ thủa thiếu thời – lúc 13 tuổi. Nghĩa là ông trờ thành nhà toán học hàng đầu thế giới, nhưng chiưa khi nào tận mắt nhìn thấy các công thức toán học! Cả khối lượng đồ sộ kiến thức toán học của loài người ông đã tiếp thu qua con đường tự học, và cũng cả một khối lượng công trình nghiên cứu lớn về toán học mà ông để lại cho loài người – trong đó có những ngành khá trừu tượng như Tô-pô hình học, lý thuyết điều khiển – là kết quả của những năm tháng miệt mài lao động sáng tạo. Dưới đây là trích tự thuật của ông.

<center>Hình đã gửi
Lev Semenovich Pontryagin (1908-1988)</center>

Trước lúc 13 tuổi (ông sinh 1908), tôi chưa có một khái niệm gì về nghề nghiệp tương lai và cũng chưa có thiên hướng gì về toán học. Năm tám tuổi, nhà nghèo không có điều kiện theo học trường lớp tốt. Mẹ là thợ may, còn cha làm kế toán. Năm 13 tuổi tôi bị mù hoàn toàn do một tai nạn. Vấn đề chọn nghề đối với tôi trở nên bức xúc và phức tạp. Thoạt đầu tôi định học nhạc, nhưng rồi thôi vì không có khiếu. Sau đó tôi lại định theo các ngành nhân văn và sử học nói riêng. Toán học đối với tôi khi đó thật là việc khó và tôi không hề có ý định lấy nó làm nghề. Tuy nhiên mãi cho đến năm lớp 8 và đặc biệt năm lớp 9 (năm cuối ở trường phổ thông ở Liên Xô khi đó) tôi mới đặc biệt quan tâm đến môn toán và đã có chút ít khái niệm về toán học cao cấp. Những kiến thức toán học cao cấp mà tôi có được là nhờ vào các cuốn sách phổ biến nho nhỏ và nhờ vào từ điển bách khoa. Khi học xong trung học tôi đã rất yêu môn toán và không nghĩ đến nghề khác, ngoài toán học. Chính vì vậy mà tôi quyết định thi vào khoa toán lí của trường Tổng hợp Mat-scơ-va (năm 1925). Việc được nhận vào học cũng gặp nhiều khó khăn vì người ta không tin rằng tôi có thể theo học được ngành toán. Khi vào học, tôi được sự giúp đỡ tận tình của các thày giáo và các bạn học. Tôi đi dự bài giảng, hết sức tập trung chú ý, tôi hiểu và thuộc bài ngay, không khi nào ghi chép. Phương pháp học tập của tôi là tự nhắc lại trong đầu bài học cũ trước khi nghe giảng bài mới, nhờ vậy, đến khi đó tôi đã hầu như thuộc lòng bài.

Trong bốn năm học đại học, tôi thường ở trong trường suốt từ sáng đến khuya và trở về nhà trọng trạng thái mệt mỏi và đói bụng. Bắt đầu từ năm thứ 2 tôi đã theo học những bài giảng và hội thảo khoa học do các nhà toán học nổi tiếng hướng dẫn. Sau khi tốt nghiệp đại học tôi được giữ lại làm nghiên cứu sinh 2 năm. Nhưng ngay sau năm đầu nghiên cứu tôi đã được bổ nhiệm làm phó giáo sư giảng về đại số trừu tượng và lý thuyết nhóm.

Năm 1934 trong một buổi thuyết trình, nhà toán học Pháp Cac-ta E, đã đặt ra một bài toán hay và khó mà ông chưa giải được. Tôi đã chăm chú nghe và sau đó đã giải quyết thành công bài toán này và đem báo cáo tại Hội nghị toán quốc tế năm 1935 tại Mat-scơ-va. Điều thú vị là lần đầu tiên tôi đọc báo cáo bằng tiếng Anh do mình tự học. Sau này, tiếng Anh cũng thường được tôi dùng để giảng bài ở nước ngoài. Năm 1958 Ban tổ chức Hội nghị toán học quốc tế mời tôi đọc báo cáo tại hiên họp toàn thể về ìLý thuyết toán học của các quá trình điều khiển tối ưu”. Năm 1970 tôi lại được mời đọc báo cáo tại phiên họp toàn thể của Hội toán học quốc tế về ìcác trò chơi vi phân”.

Tôi được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô vào năm 1958, lúc 50 tuổi. Cũng như lần trước, khi được bầu làm Viện sĩ Thông tấn vào năm 1939, tôi không hề cảm thấy hồi hộp vì cả hai lần tôi đều tin chắc vào sự thành công. Cuốn sách tôi viết chung cùng các học trò: ìLý thuyết toán học của các quá trình điều khiển”, xuất bản năm 1961 đã được giải thưởng Lê-nin vào năm 1962. Năm 1970, tôi được bầu là Phó chủ tịch Hội toán học Quốc tế. Năm 1969 tôi được tặng thưởng danh hiệu anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa và Huân chương Sao vàng…

Tấm gương về sự say mê học tập, sáng tạo và ý chí kiên cường vượt khó, vươn lên số phận của nhà toán học nổi tiếng thế giới – Viện sĩ Pôn-tria-ghin đáng để chúng ta soi chung và khích lệ tất cả chúng ta trên con đường tự học, tự vươn lên.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi E. Galois: 26-07-2011 - 00:11

Sống trong đời sống cần có một túi tiền.
Để làm gì em biết không?
Để gái nó theo, để gái nó theo... :D

#2
madness

madness

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 137 Bài viết
Bài này hay quá, thật ko ngờ một người bị mù từ nhỏ lại có khả năng toán học tuyệt vời thế, có thể hiểu và thuộc bài ngay mà ko cần ghi chép, lại có thể theo dự những buổi hội thảo từ năm 2 DH.

Nhưng ngay sau năm đầu nghiên cứu tôi đã được bổ nhiệm làm phó giáo sư giảng về đại số trừu tượng và lý thuyết nhóm.

Năm 1934 trong một buổi thuyết trình, nhà toán học Pháp Cac-ta E, đã đặt ra một bài toán hay và khó mà ông chưa giải được. Tôi đã chăm chú nghe và sau đó đã giải quyết thành công bài toán này và đem báo cáo tại Hội nghị toán quốc tế năm 1935 tại Mat-scơ-va. Điều thú vị là lần đầu tiên tôi đọc báo cáo bằng tiếng Anh do mình tự học.


Tra internet thì thấy kết quả năm 1934 này có lẽ được biết đến như là Pontryagin duality trong lý thuyết nhóm. Pontryagin duality phát biểu như sau: "if A is an abelian group, and if dual group of A is defined as A^ := Hom(A,C*), then dual group of A is an abelian group (canonically), and A^^ is isomorphic with A canonically given some conditions (such as A is finite -- Pontryagin duality for finite abelian groups)". Có thể xem chi tiết hơn về tầm quan trọng của Pontryagin duality ở đây: http://en.wikipedia....tryagin_duality




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh