Đến nội dung

Hình ảnh

Tính $S = S_1 + S_2 + S_3+…+ S_{2012}$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 12 trả lời

#1
vancao12

vancao12

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 20 Bài viết
Có $S_{n}=\frac{\sqrt{3}+S_{n-1}}{1-\sqrt{3}S_{n-1}}$ với n $\geqslant$ 1; cho S1 = 1. Tính S = S1 + S2 + S3+…+ S2012

_______________________________________________________
@hxthanh: Không khó để nhận ra dãy số trên tuần hoàn với chu kỳ bằng 3 $(S_{n+3}=S_n)$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi L Lawliet: 10-07-2012 - 12:54


#2
namcpnh

namcpnh

    Red Devil

  • Hiệp sỹ
  • 1153 Bài viết
Bài này mình thư tìm số hạng tổng quát coi.
Đặt $S_{x}=u_{n}+t (t\in \mathbb{R})$
Khi đó ta có:
$u_{n}+t=\frac{\sqrt{3}+u_{n-1}+t}{1-\sqrt{3}u_{n-1}-\sqrt{3}}$

<=>$u_{n}=\frac{\sqrt{3}+u_{n-1}+t-t+\sqrt{3}tu_{n-1}+\sqrt{3}t}{1-\sqrt{3}u_{n-1}-\sqrt{3}}$

<=>$u_{n}=\frac{u_{n-1}(1+\sqrt{3}t)+\sqrt{3}t+\sqrt{3}}{1-\sqrt{3}-\sqrt{3}u_{n-1}}$

Cho $t=-1$ ta có: $u_{n}=\frac{u_{n-1}(\sqrt{3}-1)}{\sqrt{3}u_{n-1}+\sqrt{3}-1}$

<=>$\frac{1}{u_{n}}=\frac{\sqrt{3}}{\sqrt{3}-1}+\frac{1}{u_{n-1}}$

<=>$\sum_{i=2}^{n}=\sum_{i=1}^{n-1}+\frac{\sqrt{3}}{\sqrt{3}-1}(n-1)$

<=>$\frac{1}{u_{n}}=\frac{\sqrt{3}}{\sqrt{3}-1}(n-1)+1$

<=>$u_{n}=\frac{\sqrt{3}-1}{\sqrt{3}n-1}$

=>$S_{n}=\frac{\sqrt{3}(1-n)}{\sqrt{3}n-1}$

Còn phần tính S bạn tự tính nghe. :icon6:

Cùng chung sức làm chuyên đề hay cho diễn đàn tại :

Dãy số-giới hạn, Đa thức , Hình học , Phương trình hàm , PT-HPT-BPT , Số học.

Wolframalpha đây


#3
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

Bài này mình thư tìm số hạng tổng quát coi.
Đặt $S_{x}=u_{n}+t (t\in \mathbb{R})$
Khi đó ta có:
$u_{n}+t=\frac{\sqrt{3}+u_{n-1}+t}{1-\sqrt{3}u_{n-1}-\sqrt{3}}$

<=>$u_{n}=\frac{\sqrt{3}+u_{n-1}+t-t+\sqrt{3}tu_{n-1}+\sqrt{3}t}{1-\sqrt{3}u_{n-1}-\sqrt{3}}$

<=>$u_{n}=\frac{u_{n-1}(1+\sqrt{3}t)+\sqrt{3}t+\sqrt{3}}{1-\sqrt{3}-\sqrt{3}u_{n-1}}$

Cho $t=-1$ ta có: $u_{n}=\frac{u_{n-1}(\sqrt{3}-1)}{\sqrt{3}u_{n-1}+\sqrt{3}-1}$
...

Sai lầm do tính toán rồi !

Với cách đặt $S_n=u_n-1$ thì kết quả phải là
$u_n=\dfrac{u_{n-1}(\sqrt 3 -1)}{\sqrt 3u_{n-1}-\sqrt 3 -1}$
  • MIM yêu thích

#4
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết
Để tìm SHTQ của $S_n$ ta có thể sử dụng lượng giác (chỉ mang tính tham khảo đối với topic này)

Ta có: $\tan \dfrac{\pi }{3} = \sqrt 3 $ suy ra ${S_n} = \dfrac{{\tan \dfrac{\pi }{3} + {S_{n - 1}}}}{{1 - \tan \dfrac{\pi }{3}{S_{n - 1}}}}$

Mặt khác: ${S_1} = 1 = \tan \dfrac{\pi }{4}$ suy ra ${S_2} = \dfrac{{\tan \dfrac{\pi }{3} + \tan \dfrac{\pi }{4}}}{{1 - \tan \dfrac{\pi }{3}\tan \dfrac{\pi }{4}}} = \tan \left( {\dfrac{\pi }{4} + \dfrac{\pi }{3}} \right)$

Bằng quy nạp ta chứng minh được: ${S_n} = \tan \left[ {\dfrac{\pi }{4} + \left( {n - 1} \right)\dfrac{\pi }{3}} \right],\,\,\forall n \ge 1$

#5
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

Để tìm SHTQ của $S_n$ ta có thể sử dụng lượng giác (chỉ mang tính tham khảo đối với topic này)

Ta có: $\tan \dfrac{\pi }{3} = \sqrt 3 $ suy ra ${S_n} = \dfrac{{\tan \dfrac{\pi }{3} + {S_{n - 1}}}}{{1 - \tan \dfrac{\pi }{3}{S_{n - 1}}}}$

Mặt khác: ${S_1} = 1 = \tan \dfrac{\pi }{4}$ suy ra ${S_2} = \dfrac{{\tan \dfrac{\pi }{3} + \tan \dfrac{\pi }{4}}}{{1 - \tan \dfrac{\pi }{3}\tan \dfrac{\pi }{4}}} = \tan \left( {\dfrac{\pi }{4} + \dfrac{\pi }{3}} \right)$

Bằng quy nạp ta chứng minh được: ${S_n} = \tan \left[ {\dfrac{\pi }{4} + \left( {n - 1} \right)\dfrac{\pi }{3}} \right],\,\,\forall n \ge 1$

Mít tờ 3 vê kép làm "lộ" đề rồi :D (Điều đó giải thích tại sao dãy trên lại tuần hoàn)

#6
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Mít tờ 3 vê kép làm "lộ" đề rồi :D (Điều đó giải thích tại sao dãy trên lại tuần hoàn)


Có cần phải chứng minh dãy tuần hoàn không thầy khi ta dùng quy nạp?

#7
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

Có cần phải chứng minh dãy tuần hoàn không thầy khi ta dùng quy nạp?

Cần gì chứ! Tuần hoàn chỉ là một tính chất thôi mà!
Trong khi em đã CM được bằng quy nạp!
Với lại đề bài yêu cầu tính tổng chứ!

#8
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Cần gì chứ! Tuần hoàn chỉ là một tính chất thôi mà!
Trong khi em đã CM được bằng quy nạp!
Với lại đề bài yêu cầu tính tổng chứ!


Dạ thì đúng là thế nhưng em với công thức tổng quát trên (dạng lượng giác) có hiệu quả trong việc tính tổng không?

Ý của em chỉ là tìm CTTQ cho dãy mà thôi.

#9
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Tham khảo thôi nhé :D
$\begin{align} S&=\sum\limits_{k=1}^n \tan\left(\dfrac{\pi}{4}+(k-1)\dfrac{\pi}{3}\right) \\ &=\sum\limits_{k=1}^{\left\lfloor\frac{n}{3}\right\rfloor} \tan\left(\dfrac{\pi}{4}+(3k-1)\dfrac{\pi}{3}\right) +\sum\limits_{k=0}^{\left\lfloor\frac{n-1}{3}\right\rfloor} \tan\left(\dfrac{\pi}{4}+(3k+1-1)\dfrac{\pi}{3}\right)+\sum\limits_{k=0}^{\left\lfloor\frac{n-2}{3}\right\rfloor} \tan\left(\dfrac{\pi}{4}+(3k+2-1)\dfrac{\pi}{3}\right) \\ &=\left\lfloor\dfrac{n}{3}\right\rfloor \tan\left(\dfrac{\pi}{4}-\dfrac{\pi}{3}\right)+ \left\lfloor\dfrac{n+2}{3}\right\rfloor \tan\left(\dfrac{\pi}{4}\right) +\left\lfloor\dfrac{n+1}{3}\right\rfloor \tan\left(\dfrac{\pi}{4}+\dfrac{\pi}{3}\right) \\ &=(\sqrt 3 -2) \left\lfloor\dfrac{n}{3}\right\rfloor +\left\lfloor\dfrac{n+2}{3}\right\rfloor -(\sqrt 3 +2) \left\lfloor\dfrac{n+1}{3}\right\rfloor\end{align}$

Thay $n=2012$ vào ...

Được $S=-2011-\sqrt 3$ :D

#10
namcpnh

namcpnh

    Red Devil

  • Hiệp sỹ
  • 1153 Bài viết

Sai lầm do tính toán rồi !
Với cách đặt $S_n=u_n-1$ thì kết quả phải là
$u_n=\dfrac{u_{n-1}(\sqrt 3 -1)}{\sqrt 3u_{n-1}-\sqrt 3 -1}$

Sorry em thế nhầm u(1)=2 mới phải.Mà sao dạo này em không thấy nút fx nữa vậy?

Cùng chung sức làm chuyên đề hay cho diễn đàn tại :

Dãy số-giới hạn, Đa thức , Hình học , Phương trình hàm , PT-HPT-BPT , Số học.

Wolframalpha đây


#11
CD13

CD13

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1456 Bài viết
Phần tính tổng thì........
Thấy WWW tìm số hạng tổng quát theo lượng giác nên gõ thêm bài này để anh em chém theo LG

Đề:
Xét dãy $(u_n)$ được xác định bởi $u_1=a;u_{n+1}=\frac{(\sqrt2+1)u_n-1}{\sqrt2+1+u_n}$ với $n \ge 1$.
Tìm $a$ để $u_{2012}=2012$

Báo THTT



#12
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
$u_{n+1}=\dfrac{(\sqrt 2 +1)u_n-1}{\sqrt 2+1+u_n}=\dfrac{u_n+1-\sqrt 2}{1+(\sqrt 2-1)u_n} $

Để ý rằng: $\tan \dfrac{\pi}{8}=\sqrt 2-1$

Đặt $a=u_1=\tan\alpha$, ta có:

$u_2=\dfrac{u_1+1-\sqrt 2}{1+(\sqrt 2-1)u_1}=\dfrac{\tan\alpha-\tan\dfrac{\pi}{8}}{1+\tan\dfrac{\pi}{8}\tan\alpha}=\tan\left(\alpha-\dfrac{\pi}{8}\right)$
...
bằng quy nạp ta chứng minh được
$u_n=\tan\left(\alpha-(n-1)\dfrac{\pi}{8}\right)$

Do đó: $u_{2012}=\tan\left(\alpha-2011\dfrac{\pi}{8}\right)=\tan\left(\alpha-251\pi-\dfrac{\pi}{2}\right)=-\cot\alpha$

Theo giả thiết thì $-\cot\alpha=-\dfrac{1}{\tan\alpha}=2012$

Suy ra $u_1=a=\tan\alpha=-\dfrac{1}{2012}$

#13
lehaison_math

lehaison_math

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 79 Bài viết
mình thấy bài này là của cấp 3 mà sao lại có ở forum này
Gâu Gâu Gâu




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh