Đến nội dung

Hình ảnh

Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức P = $\sqrt{\frac{AM}{AD}} + \sqrt{\frac{BM}{ME}} + \sqrt{\frac{CM}{MF}}$


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
lollipop97

lollipop97

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết
Cho tam giác ABC, gọi M là một điểm nằm bên trong tam giác. Các đường thẳng AM, BM, CM lần lượt cắt các cạnh BC, CA, AB tại D, E, F. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức P = $\sqrt{\frac{AM}{MD}} + \sqrt{\frac{BM}{ME}} + \sqrt{\frac{CM}{MF}}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi lollipop97: 29-07-2012 - 21:44


#2
henry0905

henry0905

    Trung úy

  • Thành viên
  • 892 Bài viết

Cho tam giác ABC, gọi M là một điểm nằm bên trong tam giác. Các đường thẳng AM, BM, CM lần lượt cắt các cạnh BC, CA, AB tại D, E, F. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức P = $\sqrt{\frac{AM}{AD}} + \sqrt{\frac{BM}{ME}} + \sqrt{\frac{CM}{MF}}$

Mình nghĩ cái căn đầu tiên cũng giống hai cái căn sau là $\sqrt{\frac{AM}{DM}}$ thì phải?

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi henry0905: 29-07-2012 - 21:37


#3
lollipop97

lollipop97

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết

Mình nghĩ cái căn đầu tiên cũng giống hai cái căn sau là $\sqrt{\frac{AM}{DM}}$ thì phải?

hì. mình nhầm. cái đầu tiên là $\sqrt{\frac{AM}{MD}}$

#4
triethuynhmath

triethuynhmath

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1090 Bài viết

Cho tam giác ABC, gọi M là một điểm nằm bên trong tam giác. Các đường thẳng AM, BM, CM lần lượt cắt các cạnh BC, CA, AB tại D, E, F. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức P = $\sqrt{\frac{AM}{AD}} + \sqrt{\frac{BM}{ME}} + \sqrt{\frac{CM}{MF}}$

Mình cũng nghĩ là DM.
Ta có :
Kẻ AH ,MK vuông góc BC tại H,K.
Ta có AH//MK => $\frac{MD}{AD}=\frac{MK}{AH}=\frac{\frac{1}{2}MK.BC}{\frac{1}{2}AH.BC}=\frac{S_{MBC}}{s_{ABC}}$
Thiết lập các đẳng thức tương tự rồi cộng vế theo vế,ta được
$\frac{MD}{AD}+\frac{ME}{BE}+\frac{MF}{CF}=\frac{S_{MBC}+S_{MAC}+S_{MAB}}{S_{ABC}}=1\Rightarrow 1-\frac{AM}{AD}+1-\frac{BM}{BE}+1-\frac{CM}{CF}=1\Rightarrow \frac{AM}{AD}+\frac{CM}{CF}+\frac{BM}{BE}=2$
$\Rightarrow \sum \sqrt{\frac{AM}{AD}}\leq \sqrt{3(\sum \frac{AM}{AD})}=\sqrt{6}$(BĐT $a+b+c\leq \sqrt{3(a^2+b^2+c^2)}$)
Mặt khác,Ta có :
$\sqrt{6}(\sum \sqrt{\frac{AD}{AM}})\geq (\sum \sqrt{\frac{AM}{AD}})(\sum \sqrt{\frac{AD}{AM}})\geq 9\Rightarrow \sum \sqrt{\frac{AD}{AM}}\geq \frac{3\sqrt{3}}{2}(Q.E.D)$(chỗ này là dùng BĐT $(a+b+c)(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c})\geq 9$
Dấu = xảy ra khi M là trọng tâm tam giác ABC.
Hình vẽ:

A16.png

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi triethuynhmath: 29-07-2012 - 21:48

TRIETHUYNHMATH

___________________________

08/12/1997


#5
henry0905

henry0905

    Trung úy

  • Thành viên
  • 892 Bài viết
Giải luôn vậy
Gọi $S_{AMB}=S_{1},S_{AMC}=S_{2},S_{BMC}=S_{3}$
Ta có:
$\sqrt{\frac{AM}{DM}}+\sqrt{\frac{BM}{EM}}+\sqrt{\frac{CM}{FM}}=\sqrt{\frac{S_{1}+S_{2}}{S_{3}}}+\sqrt{\frac{S_{1}+S_{3}}{S_{2}}}+\sqrt{\frac{S_{3}+S_{2}}{S_{1}}}$
$\geq \sum \sqrt{\frac{(\sqrt{S_{1}}+\sqrt{S_{2}})^{2}}{2S_{3}}}$
$=\frac{1}{\sqrt{2}}(\frac{\sqrt{S_{1}}+\sqrt{S_{2}}}{\sqrt{S_{3}}}+\frac{\sqrt{S_{1}}+\sqrt{S_{3}}}{\sqrt{S_{2}}}+\frac{\sqrt{S_{2}}+\sqrt{S_{3}}}{\sqrt{S_{1}}})$$=\frac{1}{\sqrt{2}}.6=3\sqrt{2}$
Dấu bằng xảy ra khi M là trọng tâm

Mình cũng nghĩ là DM.
Ta có :
Kẻ AH ,MK vuông góc BC tại H,K.
Ta có AH//MK => $\frac{MD}{AD}=\frac{MK}{AH}=\frac{\frac{1}{2}MK.BC}{\frac{1}{2}AH.BC}=\frac{S_{MBC}}{s_{ABC}}$
Thiết lập các đẳng thức tương tự rồi cộng vế theo vế,ta được
$\frac{MD}{AD}+\frac{ME}{BE}+\frac{MF}{CF}=\frac{S_{MBC}+S_{MAC}+S_{MAB}}{S_{ABC}}=1\Rightarrow 1-\frac{AM}{AD}+1-\frac{BM}{BE}+1-\frac{CM}{CF}=1\Rightarrow \frac{AM}{AD}+\frac{CM}{CF}+\frac{BM}{BE}=2$
$\Rightarrow \sum \sqrt{\frac{AM}{AD}}\leq \sqrt{3(\sum \frac{AM}{AD})}=\sqrt{6}$(BĐT $a+b+c\leq \sqrt{3(a^2+b^2+c^2)}$)
Mặt khác,Ta có :
$\sqrt{6}(\sum \sqrt{\frac{AD}{AM}})\geq (\sum \sqrt{\frac{AM}{AD}})(\sum \sqrt{\frac{AD}{AM}})\geq 9\Rightarrow \sum \sqrt{\frac{AD}{AM}}\geq \frac{3\sqrt{3}}{2}(Q.E.D)$(chỗ này là dùng BĐT $(a+b+c)(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c})\geq 9$
Dấu = xảy ra khi M là trọng tâm tam giác ABC.
Hình vẽ:

A16.png

Mình nghĩ dấu bằng xảy ra khi $P=3\sqrt{2}$ chứ nhỉ?

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi henry0905: 29-07-2012 - 21:56


#6
lollipop97

lollipop97

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết

Mình cũng nghĩ là DM.
Ta có :
Kẻ AH ,MK vuông góc BC tại H,K.
Ta có AH//MK => $\frac{MD}{AD}=\frac{MK}{AH}=\frac{\frac{1}{2}MK.BC}{\frac{1}{2}AH.BC}=\frac{S_{MBC}}{s_{ABC}}$
Thiết lập các đẳng thức tương tự rồi cộng vế theo vế,ta được
$\frac{MD}{AD}+\frac{ME}{BE}+\frac{MF}{CF}=\frac{S_{MBC}+S_{MAC}+S_{MAB}}{S_{ABC}}=1\Rightarrow 1-\frac{AM}{AD}+1-\frac{BM}{BE}+1-\frac{CM}{CF}=1\Rightarrow \frac{AM}{AD}+\frac{CM}{CF}+\frac{BM}{BE}=2$
$\Rightarrow \sum \sqrt{\frac{AM}{AD}}\leq \sqrt{3(\sum \frac{AM}{AD})}=\sqrt{6}$(BĐT $a+b+c\leq \sqrt{3(a^2+b^2+c^2)}$)
Mặt khác,Ta có :
$\sqrt{6}(\sum \sqrt{\frac{AD}{AM}})\geq (\sum \sqrt{\frac{AM}{AD}})(\sum \sqrt{\frac{AD}{AM}})\geq 9\Rightarrow \sum \sqrt{\frac{AD}{AM}}\geq \frac{3\sqrt{3}}{2}(Q.E.D)$(chỗ này là dùng BĐT $(a+b+c)(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c})\geq 9$
Dấu = xảy ra khi M là trọng tâm tam giác ABC.
Hình vẽ:

A16.png

Mình nghĩ P = 3$\sqrt{2}$ như bạn henry0905 nói

#7
prince123456

prince123456

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 108 Bài viết
hay




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh