Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh $HS \perp DF$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5004 Bài viết
Đề mới kiểm tra đội tuyển hồi sáng :D

Đề bài: Cho $\vartriangle ABC$ nội tiếp $(O)$ có $H$ là trực tâm. $D$ là chân đường cao hạ từ $B$. $P$ là 1 điểm di động trên $(O)$. Gọi $Q,R,S$ là các điểm đối xứng với $P$ tương ứng qua trung điểm $AB,AC,BC$. $QA$ cắt $HR$ tại $F$.
Chứng minh rằng: $HS \perp DF$


Sorry, đánh đề bị sót :D

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 31-07-2012 - 17:00

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#2
duongchelsea

duongchelsea

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 142 Bài viết
Sao đề bài ko thấy điểm D vậy ta??? :mellow:

#3
anh qua

anh qua

    Sĩ quan

  • Hiệp sỹ
  • 476 Bài viết

Đề mới kiểm tra đội tuyển hồi sáng :D

Đề bài: Cho $\vartriangle ABC$ nội tiếp $(O)$ có $H$ là trực tâm. $D$ là chân đường cao hạ từ $B$. $P$ là 1 điểm di động trên $(O)$. Gọi $Q,R,S$ là các điểm đối xứng với $P$ tương ứng qua trung điểm $AB,AC,BC$. $QA$ cắt $HR$ tại $F$.
Chứng minh rằng: $HS \perp DF$


Sorry, đánh đề bị sót :D

Hình đã gửi
Gọi $M_{a};M_{b};M_{c}$ lần lượt là trung điểm của $BC;CA;AB$.
Phép vị tự tâm P tỉ số 2 biến tam giác $M_{a}M_{b}M_{c}$ thành tam giác $PQR$, biến $O$ thành điểm $L$ đối xứng với $P$ qua O. (chú ý thêm (O) là trực tâm của tam giác $M_{a}M_{b}M_{c}$)
Do đó tứ giác $QRHS $ nội tiếp và $A$ là trực tâm của tam giác $QRH$.
Suy ra:$ \widehat{HFA} = 90^o$.
Nên tứ giác $AFDH$ nội tiếp.
Từ đây dễ dàng có đpcm.


@ Hân: Sửa hộ tớ phát, không biết up hình lên trực tiếp!

File gửi kèm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 01-08-2012 - 14:09

Give me some sunshine
Give me some rain
Give me another chance
I wanna grow up once again

#4
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5004 Bài viết

Hình đã gửi

Hân làm bằng cách khác :D
Chứng minh $(R,Q,S,H);(Q,A,S,B);(R,A,S,C)$ đồng viên rồi cũng suy ra $A$ là trực tâm $\vartriangle HRQ$.
Bài này dùng góc định hướng để tổng quát hơn :)
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#5
dieuhuonga1k42

dieuhuonga1k42

    Lính mới

  • Thành viên
  • 7 Bài viết

tại răng tứ giác QRHS nội tiếp ????


      :icon12:  nắng buồn  :icon12: 


#6
thukilop

thukilop

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 291 Bài viết

tại răng tứ giác QRHS nội tiếp ????

10262016_547325518718220_385301378898853

Do O trực tâm $\Delta M_{a}M_{b}M_{c}$, qua phép vị tự => L trực tâm tam giác QRS. Mà $\Delta M_{a}M_{b}M_{c}$ đồng dạng $\Delta ABC$ => tồn tại một phép biến hình Z biến $\Delta ABC$ thành $\Delta SRQ$. Vì H trực tâm $\Delta ABC$ => Z(H)=L ; Z(A)=S; Z(B)=R; Z(C)=Q => $\angle RHQ=\angle BLC=\angle BAC=\angle M_{c}M_{a}M_{b}=\angle RSQ$ => 4 điểm Q,R,S,H đồng viên 

p/s: mod fix lỗi latex cuối với... :(


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi WhjteShadow: 12-04-2014 - 09:30

-VƯƠN ĐẾN ƯỚC MƠ-





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh