Đến nội dung

Hình ảnh

Tìm tất cả hàm số thỏa mãn: $f\left( {3x + 2} \right) = 3f\left( x \right)$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết
Bài toán. Cho hàm số $f:\mathbb{R} \to \mathbb{R}$ khả vi liên tục trên $\mathbb{R}$ và thỏa mãn:\[f\left( {3x + 2} \right) = 3f\left( x \right),\forall x \in \mathbb{R}\]
Tìm tất cả các hàm số $f$.

#2
robin997

robin997

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 207 Bài viết

Bài toán. Cho hàm số $f:\mathbb{R} \to \mathbb{R}$ khả vi liên tục trên $\mathbb{R}$ và thỏa mãn:\[f\left( {3x + 2} \right) = 3f\left( x \right),\forall x \in \mathbb{R}\](*)
Tìm tất cả các hàm số $f$.

-Thay $x$ bằng $-1+x$
$(*)\Rightarrow f(3x-1)=3f(x-1)$
-Lấy $f(x-1)=g(x)$ , ta có:
$g(3x)=3g(x)$
-Thay $x=0$ , hiển nhiên $g(0)=0$
-Lấy: $g(x)=xh(x)$
-Theo đó: $h(3x)=h(x)$ ($h(0)$ vô xác định)
-$h$ là một hàm tuần hoàn nhân tính chu kì 3 và liên tục nên:
$h(x)=h_0(log_3lxl) \forall x\neq 0$ (Với $h_0$ tuần hoàn chu kì 1)
Tóm lại: $f(x)=(x+1)h(x+1)$ với $h$ xác định như trên

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi robin997: 26-08-2012 - 18:03

^^~

#3
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết

...

Cho tui hỏi sao ông nghĩ ra được cách đặt các giá trị đó vậy (mới học nên sr =..=")?

Thích ngủ.


#4
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

-Thay $x$ bằng $-1+x$
$(*)\Rightarrow f(3x-1)=3f(x-1)$
-Lấy $f(x-1)=g(x)$ , ta có:
.......


Lời giải này anh xem cũng không hiểu sao lại đặt được vậy. Với lại nó có thiếu tự nhiên không nhỉ.

Đán áp là $f\left( x \right) = k\left( {x + 1} \right),k = c{\rm{ons}}t$.

Hãy tận dụng giả thiết khả vi liên tục trên $\mathbb{R}$ để có một lời giải tốt hơn nào.

#5
The Gunner

The Gunner

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 93 Bài viết

-Thay $x$ bằng $-1+x$
$(*)\Rightarrow f(3x-1)=3f(x-1)$
-Lấy $f(x-1)=g(x)$ , ta có:
$g(3x)=3g(x)$
-Thay $x=0$ , hiển nhiên $g(0)=0$
-Lấy: $g(x)=xh(x)$

-Theo đó: $h(3x)=h(x)$ ($h(0)$ vô xác định)
-$h$ là một hàm tuần hoàn nhân tính chu kì 3 và liên tục nên:
$h(x)=h_0(log_3lxl) \forall x\neq 0$ (Với $h_0$ tuần hoàn chu kì 1)
Tóm lại: $f(x)=(x+1)h(x+1)$ với $h$ xác định như trên

Lời giải trên sai ở lỗi bôi đỏ ở trên, hàm ko phải là một đa thức nên khi $g(0)=0$ thì ko thể đặt $g(x)=h(x).x$
Ví dụ như $g(x)=\sinx$ thì cũng thỏa mãn $g(0)=0$
Bài này do có điều kiện là khả vi liên tục nên ta sẽ nghĩ đến tính liên tục để kéo về lim, còn tính khả vi là biết được dạng của hàm.
lấy đạo hàm hai vế, áp dụng công thức hàm hợp $[f(g(x))]'=g'(x).f'(g(x)$
do đó khi lấy đạo hàm hai vế rút gọn ta được
$f'(3x+2)=f'(x)$ (1)
thay $x$ bởi $\frac{x-2}{3}$
thì ta có
$f'(x)=f'(\frac{x-2}{3})=...=f(\frac{x-3^n+1}{3^n})$
Cho $n$ đến vô cùng thì suy ra $f'(x)=\lim f(\frac{x-3^n+1}{3^n})=f(-1)=const$
suy ra $f(x)=ax+b$ mà từ (1) cho $x=-1$ thì $f(-1)=0$, nên suy ra a=b
vậy $f(x)=ax+a$ với $a$ là một hằng số thực

Những ngày cuối cùng còn học toán

winwave1995

#6
robin997

robin997

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 207 Bài viết

Lời giải trên sai ở lỗi bôi đỏ ở trên, hàm ko phải là một đa thức nên khi $g(0)=0$ thì ko thể đặt $g(x)=h(x).x$
Ví dụ như $g(x)=\sinx$ thì cũng thỏa mãn $g(0)=0$
Bài này do có điều kiện là khả vi liên tục nên ta sẽ nghĩ đến tính liên tục để kéo về lim, còn tính khả vi là biết được dạng của hàm.
lấy đạo hàm hai vế, áp dụng công thức hàm hợp $[f(g(x))]'=g'(x).f'(g(x)$
do đó khi lấy đạo hàm hai vế rút gọn ta được
$f'(3x+2)=f'(x)$ (1)
thay $x$ bởi $\frac{x-2}{3}$
thì ta có
$f'(x)=f'(\frac{x-2}{3})=...=f(\frac{x-3^n+1}{3^n})$
Cho $n$ đến vô cùng thì suy ra $f'(x)=\lim f(\frac{x-3^n+1}{3^n})=f(-1)=const$
suy ra $f(x)=ax+b$ mà từ (1) cho $x=-1$ thì $f(-1)=0$, nên suy ra a=b
vậy $f(x)=ax+a$ với $a$ là một hằng số thực

Hình như bạn hiểu nhầm khúc ấy... ta chứng minh $g(0)=0$ để có sự tồn tại của $h$
^^~

#7
The Gunner

The Gunner

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 93 Bài viết

Hình như bạn hiểu nhầm khúc ấy... ta chứng minh $g(0)=0$ để có sự tồn tại của $h$

Cái đó ko đúng bạn à,ko thể đặt $g(x)=x.h(x)$ vì sao bạn biết được$ g(x) $có một nhân tử $x$ trong đó

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi The Gunner: 26-08-2012 - 21:36

Những ngày cuối cùng còn học toán

winwave1995

#8
BoFaKe

BoFaKe

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 613 Bài viết

Hình như bạn hiểu nhầm khúc ấy... ta chứng minh $g(0)=0$ để có sự tồn tại của $h$

Đơn giản không phải từ đoạn đấy mà là sai từ đầu ;).
-----------------------------------------------
P/S: 97 nhể ;)
~~~~~~~~~~~~~~Tiếc gì mà không click vào nút like mọi ngươì nhỉ ^0^~~~~~~~~~~~~~




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh