Đến nội dung

Hình ảnh

KỲ THI THÀNH LẬP ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 12 THPT DỰ THI QUỐC GIA TỈNH BÌNH THUẬN


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 11 trả lời

#1
ducthinh26032011

ducthinh26032011

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 290 Bài viết

KỲ THI THÀNH LẬP ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 12 THPT DỰ THI QUỐC GIA TỈNH BÌNH THUẬN

Ngày thi:19.10.2012

Năm học 2012-2013

Môn:Toán

Bài 1:(4 điểm)
Giải phương trình:
$$x^{4}-10x^{3}-2(a-11)x^{2}+2(5a+6)x+2a+a^{2}=0$$

Bài 2:(4 điểm)
Tìm tất cả các giá trị của $x\in [0,2\pi ]$ sao cho:
$$2cosx\leq |\sqrt{1+sin2x}-\sqrt{1-sin2x}|\leq \sqrt{2}$$

Bài 3:(4 điểm)
Cho dãy số $(a_{k});k=1,2,...$ với $a_{k}= \frac{1}{2!}+\frac{2}{3!}+\frac{3}{4!}+...+\frac{k}{(k+1)!}$.Tính:
$$\lim_{n \to +\infty }\sqrt[n]{a_{1}^{n}+a_{2}^{n}+..+a_{2012}^{n}}$$

Bài 4:(4 điểm)
Cho $R,r$ lần lượt là bán kính của đường tròn ngoại tiếp và nội tiếp của một tam giác.O,I lần lượt là tâm của đường tròn ngoại tiếp và nội tiếp tam giác đó.Chứng minh:$OI=\sqrt{R(R-2r)}$.

Bài 5:(4 điểm)
Trong mặt phẳng có 4 điểm $A,B,C,D$ (trong đó không có 3 điểm bất kì nào thẳng hàng).Tìm M trong mặt phẳng đó sao cho $MA+MB+MC+MD$ đạt $min$

----------------------Hết---------------------


Hình đã gửi


#2
donghaidhtt

donghaidhtt

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 494 Bài viết


Bài 1:(4 điểm)
Giải phương trình:
$$x^{4}-10x^{3}-2(a-11)x^{2}+2(5a+6)x+2a+a^{2}=0$$


Đặt pt ẩn a ta có: $x^{4}-10x^{3}-2(a-11)x^{2}+2(5a+6)x+2a+a^{2}=0\Leftrightarrow a^2+2a(-x^2+5x+1)+x^4-10x^3+22x^2+12x=0$
$\Delta ^{'}=(1+5x-x^2)^2-(x^4-10x^3+22x^2+12x)=x^2-2x+1=(x-1)^2$
Khi đó: $\begin{bmatrix} a=x^2-5x-1+(x-1)\\ a=x^2-5x-1-(x-1) \end{bmatrix}\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x^2-4x-2=a\\ x^2-6x=a \end{bmatrix}$
Tới đây không biết có phải tính thêm x theo a hay không vì không biết ẩn là a hay x?
Và nếu tính x theo a thì có xét thêm trường hợp 2 phương trình bậc hai theo x đó có nghiệm trùng nhau không?

#3
N H Tu prince

N H Tu prince

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 388 Bài viết

Bài 4:(4 điểm)
Cho $R,r$ lần lượt là bán kính của đường tròn ngoại tiếp và nội tiếp của một tam giác.O,I lần lượt là tâm của đường tròn ngoại tiếp và nội tiếp tam giác đó.Chứng minh:$OI=\sqrt{R(R-2r)}$.

Bài này chính là công thức Euler trong tam giác
Gọi D là giao của AI với (O)
OI cắt (O) tại M,N
$\bigtriangleup IAM\sim\bigtriangleup IND(g.g)$
$=>IA.ID=IM.IN=(R-OI)(R+OI)$
Mà ID=DB nên$IA.DB=(R-OI)(R+OI)$(1)
Gọi E là tiếp điểm của AB với (I),xét tam giác vuông IAE
$IA=\frac{IE}{sinBAD}$(2)
Áp dụng định lí sin trong tam giác DBA
$BD=2RsinBAD=$(3)
Thay(2)(3) vào (1).Ta được$\frac{IE}{sinBAD}.2RsinBAD=R^2-OI^2$
$=>R^2-OI^2=2Rr=>OI=\sqrt{R(R-2r)}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoangngocbao1997: 22-10-2012 - 18:08

Link

 


#4
N H Tu prince

N H Tu prince

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 388 Bài viết

Bài 5:(4 điểm)
Trong mặt phẳng có 4 điểm $A,B,C,D$ (trong đó không có 3 điểm bất kì nào thẳng hàng).Tìm M trong mặt phẳng đó sao cho $MA+MB+MC+MD$ đạt $min$

Bài này làm không biết đúng không nữa :mellow:
Áp dụng BDT tam giác $MA+MC \geq AC,MB+MD \geq BD$
$=>MA+MB+MC+MD \geq AC+BD$
$=>min(MA+MB+MC+MD)=AC+BD$ đẳng thức xảy ra khi M là giao điểm của AC và BD

Link

 


#5
yeutoan11

yeutoan11

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 307 Bài viết

Bài này làm không biết đúng không nữa :mellow:
Áp dụng BDT tam giác $MA+MC \geq AC,MB+MD \geq BD$
$=>MA+MB+MC+MD \geq AC+BD$
$=>min(MA+MB+MC+MD)=AC+BD$ đẳng thức xảy ra khi M là giao điểm của AC và BD

Có lẽ phải dùng thêm dirichlê để nói tồn tại 2 đường cắt nhau trong 4 điểm A,B ,C , D.
AC // BD thì ............
Dựng nước lấy việc học làm đầu. Muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc.
NGUYỄN HUỆ
Nguyễn Trần Huy
Tự hào là thành viên VMF

#6
ducthinh26032011

ducthinh26032011

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 290 Bài viết

Bài này làm không biết đúng không nữa :mellow:
Áp dụng BDT tam giác $MA+MC \geq AC,MB+MD \geq BD$
$=>MA+MB+MC+MD \geq AC+BD$
$=>min(MA+MB+MC+MD)=AC+BD$ đẳng thức xảy ra khi M là giao điểm của AC và BD

Làm thế chỉ được 1 nửa thôi bạn à.Bài này có 2 TH là 4 điểm tạo thành tứ giác lồi và 4 điểm tạo thành tứ giác lõm.

Hình đã gửi


#7
CD13

CD13

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1456 Bài viết
Đánh giá: đề thi này toàn là coppy nguyên văn đề bài của các đề thi khác, điều này thật tệ!
Hai bài còn lại. Bài 2 có trong tuyển tập 200 bài toán lượng giác của Nguyễn Văn Nho. Bài 3 là đề thi Olympic 30.04 (nhớ hình như là 2006).
Nói thêm, bài 1 và bài 5 có mặt trong hầu hết các sách tham khảo theo chuyên đề. Còn bài 4 lại là.....định lí (có thể tìm thấy trong 40 năm Olypimpic Quốc tế - N.V.Nho)

#8
go out

go out

    Bụi đời

  • Thành viên
  • 165 Bài viết

Đánh giá: đề thi này toàn là coppy nguyên văn đề bài của các đề thi khác, điều này thật tệ!
Hai bài còn lại. Bài 2 có trong tuyển tập 200 bài toán lượng giác của Nguyễn Văn Nho. Bài 3 là đề thi Olympic 30.04 (nhớ hình như là 2006).
Nói thêm, bài 1 và bài 5 có mặt trong hầu hết các sách tham khảo theo chuyên đề. Còn bài 4 lại là.....định lí (có thể tìm thấy trong 40 năm Olypimpic Quốc tế - N.V.Nho)

Bù lại cho đề thi vòng 1, chết ráo... :(
ìKhi bạn đúng,
Bạn có thể giữ được sự bình tĩnh của bạn;
Còn khi bạn sai,
Bạn không thể để mất sự bình tĩnh đó”.

#9
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Bài 3:(4 điểm)
Cho dãy số $(a_{k});k=1,2,...$ với $a_{k}= \frac{1}{2!}+\frac{2}{3!}+\frac{3}{4!}+...+\frac{k}{(k+1)!}$.Tính:
$$\lim_{n \to +\infty }\sqrt[n]{a_{1}^{n}+a_{2}^{n}+..+a_{2012}^{n}}$$


Bài 3 đã có trên Diễn đàn với trường hợp là $2011$. Mời các bạn tham khảo lời giải sau.

1. Cho $x_{k}=\dfrac{1}{2!}+\dfrac{2}{3!}+...+\dfrac{k}{(k+1)!}$

Tìm $lim\sqrt[n]{x_{1}^{n}+x_{2}^{n}+...+x_{2011}^{n}}$


Giải:

Vì ${x_{k + 1}} - {x_k} = \dfrac{{k + 1}}{{\left( {k + 2} \right)!}} > 0\,\,\forall k \in N \Rightarrow {x_{k + 1}} > {x_k} > 0,\,\,\forall k \in N$

$$ \Rightarrow x_{2011}^n < x_1^n + x_2^n + ... + x_{2011}^n < 2011.x_{2011}^n$$
$$ \Rightarrow {x_{2011}} < \sqrt[n]{{x_1^n + x_2^n + ... + x_{2011}^n}} < \sqrt[n]{{2011}}.{x_{2011}}\,\,\,\,(1)$$
Mặt khác: $\dfrac{k}{{\left( {k + 1} \right)!}} = \dfrac{{\left( {k + 1} \right) - 1}}{{\left( {k + 1} \right)!}} = \dfrac{1}{{k!}} - \dfrac{1}{{\left( {k + 1} \right)!}}$
$$\Rightarrow {x_k} = \left( {1 - \dfrac{1}{{2!}}} \right) + \left( {\dfrac{1}{{2!}} - \dfrac{1}{{3!}}} \right) + ... + \left( {\dfrac{1}{{k!}} - \dfrac{1}{{\left( {k + 1} \right)!}}} \right) = 1 - \dfrac{1}{{\left( {k + 1} \right)!}}$$
$$ \Rightarrow {x_{2011}} = 1 - \dfrac{1}{{2012!}}$$
Thay ${x_{2011}}$ vào ( 1 ) ta được:
$$1 - \dfrac{1}{{2012!}} < \sqrt[n]{{x_1^n + x_2^n + ... + x_{2011}^n}} < \sqrt[n]{{2011}}.\left( {1 - \dfrac{1}{{2012!}}} \right)$$
Mà $\mathop {\lim }\limits_{n \to \infty } \left( {1 - \dfrac{1}{{2012!}}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{n \to \infty } \left[ {\sqrt[n]{{2011}}.\left( {1 - \dfrac{1}{{2012!}}} \right)} \right]$

Do đó: $\mathop {\lim }\limits_{n \to \infty } \sqrt[n]{{x_1^n + x_2^n + ... + x_{2011}^n}} = 1 - \dfrac{1}{{2012!}}$.



#10
hangochoanthien

hangochoanthien

    * ĐÔNG TÀ*

  • Thành viên
  • 165 Bài viết
Vui nhỉ ! Định lí Euler quen thuộc thế mà người ta cũng ra trong đề thí HSG được cơ chứ !

#11
go out

go out

    Bụi đời

  • Thành viên
  • 165 Bài viết

Vui nhỉ ! Định lí Euler quen thuộc thế mà người ta cũng ra trong đề thí HSG được cơ chứ !

Dự đoán: Năm sau sẽ cho chứng minh định lý Pythagore. Vãi cả đề.
ìKhi bạn đúng,
Bạn có thể giữ được sự bình tĩnh của bạn;
Còn khi bạn sai,
Bạn không thể để mất sự bình tĩnh đó”.

#12
namcpnh

namcpnh

    Red Devil

  • Hiệp sỹ
  • 1153 Bài viết
Ai có đề thi bấm bằng word không?Cho mình xin.

Cùng chung sức làm chuyên đề hay cho diễn đàn tại :

Dãy số-giới hạn, Đa thức , Hình học , Phương trình hàm , PT-HPT-BPT , Số học.

Wolframalpha đây





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh