Đến nội dung

Hình ảnh

ĐỀ THI LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TOÁN DỰ THI QUỐC GIA TỈNH ĐAKLAK NĂM 2012-2013


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 25 trả lời

#21
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

...

BÀI 3: cho dãy số $\left\{\begin{matrix} u_{1}=1, u_{2}=3\\ u_{n+1}=(n+2)u_{n}-(n+1)u_{n-1} \end{matrix}\right.$, với $n\geq 2$. chứng minh rằng nếu n>8 thì $u_{n}$ không thể biểu diễn dưới dạng lũy thừa với số mũ nguyên dương của một số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 2.

...

Ta có:
$u_{n+1}-u_n=(n+1)(u_n-u_{n-1})$
hay $u_n-u_{n-1}=n(u_{n-1}-u_{n-2})=n(n-1)(u_{n-2}-u_{n-3}) =...= $
$=n(n-1)...3(u_2-u_1)=n!$
Suy ra: $u_n=u_{n-1}+n!=u_{n-2}+(n-1)!+n!=...=1!+2!+...+n!$

Đến đây thì phải làm thế nào nữa nhỉ? :wacko:

#22
minhtuyb

minhtuyb

    Giả ngu chuyên nghiệp

  • Thành viên
  • 470 Bài viết

Ta có:
$u_{n+1}-u_n=(n+1)(u_n-u_{n-1})$
hay $u_n-u_{n-1}=n(u_{n-1}-u_{n-2})=n(n-1)(u_{n-2}-u_{n-3}) =...= $
$=n(n-1)...3(u_2-u_1)=n!$
Suy ra: $u_n=u_{n-1}+n!=u_{n-2}+(n-1)!+n!=...=1!+2!+...+n!$

Đến đây thì phải làm thế nào nữa nhỉ? :wacko:

Em xin hoàn thiện nốt lời giải :D
-----
Giả sử $u_n=a^p\ \ (a,p\ge 2)$
Xét 2 trường hợp:

TH 1: Nếu $p=2$ thì ta đưa về ngay pt nghiệm nguyên quen thuộc:
$$1!+2!+...+n!=a^2$$
Dễ dàng c/m pt vô nghiệm với $n>8$ ($VT$ có chữ số tận cùng là $3$)
Vậy $u_n$ không phải SCP

TH 2: Nếu $p\ge 3$: Với mọi $n\ge 2$ thì:
$$u_n=1!+2!+\sum\limits_{k=3}^{n} k! \vdots 3$$
Vì $u_n\vdots 3,p\ge 3$ nên $u_n\vdots 27\ \forall n\ge 2\ \ (*)$

-Xét $n\ge 9$:
$$u_n=u_8+\sum\limits_{k=9}^{n} k! $$
Vì $k!\vdots 27\ \forall k\ge 9\Rightarrow u_n\equiv u_8\ (\mod 27)\ \forall n\ge 9\ (1)$
Mặt khác, bằng tính toán trực tiếp ta thu được:
$$u_8=1!+2!+...+8!=46233\not{\vdots}\; 27\ (2)$$
-Từ $(1),(2)\Rightarrow u_n\not{\vdots}\; 27\forall n\ge 9\ (**)$
Từ $(*)$ và $(**)$ ta có mâu thuẫn. Vậy trong trường hợp này $u_n$ không thể biểu diễn dưới dạng lũy thừa với số mũ nguyên dương của một số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 3.

Kết hợp 2 trường hợp trên ta có ĐPCM $\square$
----
Bài này mà không cho mang máy tính vào thì ... :P

Phấn đấu vì tương lai con em chúng ta!

#23
minhtuyb

minhtuyb

    Giả ngu chuyên nghiệp

  • Thành viên
  • 470 Bài viết

Ta có $x_1;x_2;x_3$ là 3 nghiệm của phương trình $x^{3}+ax^{2}+x+b=0$.
Áp dụng định lý $Vi-et$ bậc 3 ta có: $x_1x_2+x_1x_3+x_2x_3=1$
Áp dụng bất đẳng thức $Cauchy-Schwarz$ và bất đẳng thức quen thuộc $a^2+b^2+c^2\ge ab+bc+ac$ ta có :
$$ \dfrac{x_1^3}{x_2+x_3}+\dfrac{x_2^3}{x_1+x_2}+\dfrac{x_3^3}{x_1+x_2}=\dfrac{x_1^4}{x_1x_2+x_1x_3}+\dfrac{x_2^4}{x_2x_1+x_3}+\dfrac{x_3^2}{x_3x_1+x_3x_2}$$
$$\geq \dfrac{(x_1^2+x_2^2+x_3^2)^2}{2(x_1x_2+x_2x_3+x_3x_1)}\ge \dfrac{(x_1x_2+x_2x_3+x_1x_3)^2}{2(x_2x_1+x_1x_3+x_2x_3)}=\dfrac{x_2x_1+x_1x_3+x_2x_3}{2}=\dfrac{1}{2}$$
Dấu "=" không xảy ra do đó ta có điều cần chứng minh.

Đoạn dùng Schwarz có chắc là mấy cái dưới mẫu không âm không cậu?
Phấn đấu vì tương lai con em chúng ta!

#24
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết

Đoạn dùng Schwarz có chắc là mấy cái dưới mẫu không âm không cậu?

Hình như bất đẳng thức Cauchy - Schwarz khi sử dụng không bị ràng buộc điều kiện các biến không âm như bất đẳng thức Cauchy mà @@.
P/s; Đáp án của đề thì câu đó được giải như vậy nữa @@.

Thích ngủ.


#25
Tham Lang

Tham Lang

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1149 Bài viết

Hình như bất đẳng thức Cauchy - Schwarz khi sử dụng không bị ràng buộc điều kiện các biến không âm như bất đẳng thức Cauchy mà @@.
P/s; Đáp án của đề thì câu đó được giải như vậy nữa @@.

Không phải đâu em, thực chất có một cách chứng minh BĐT CS bằng AM-GM, và điều kiện CS phải ắt phải không âm chứ :)( tất nhiên mẫu khác 0 rồi ) Ngay như bản thân phát biểu của nó cũng phải không âm rồi .

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Tham Lang: 20-11-2012 - 06:29

Off vĩnh viễn ! Không ngày trở lại.......


#26
thanh hai nguyen

thanh hai nguyen

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 41 Bài viết
đề bài cho 3 nghiệm dương phân biệt rồi đó mấy bạn ?




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh