Đến nội dung

Hình ảnh

TOPIC Chuẩn Bị Cho Thi HSG Toán 8


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 217 trả lời

#81
DarkBlood

DarkBlood

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 619 Bài viết

$\mathfrak{Bài toán 3:}$ Giãi phương trình:
$ a,$ $ \dfrac{\begin{pmatrix}\dfrac{1}{2}+\dfrac{1}{3}+\dfrac{1}{4} + ... + \dfrac{1}{2005}\end{pmatrix}x}{2004+\dfrac{2003}{2}+\dfrac{2002}{3}+...+ \dfrac{1}{2004}}=2005$

Phân tích mẫu của $VT.$
Ta có:
$2004+\frac{2003}{2}+\frac{2002}{3}+...+\frac{1}{2004}$
$=\frac{2005-1}{1}+\frac{2005-2}{2}+\frac{2005-3}{3}+...+\frac{2005-(2005-1)}{2005-1}$
$=2005-1+\frac{2005}{2}-1+\frac{2005}{3}-1+...+\frac{2005}{2005-1}-1$
$=2005+\frac{2005}{2}+\frac{2005}{3}+...+\frac{2005}{2004}-2004$
$=1+2005\left ( \frac{1}{2}+\frac{1}{3}+...+\frac{1}{2004} \right )$
$=2005\left ( \frac{1}{2}+\frac{1}{3}+...+\frac{1}{2004}+\frac{1}{2005} \right )$
Tới đây dễ rồi ^^~.

#82
DarkBlood

DarkBlood

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 619 Bài viết

$\mathfrak{Bài toán 3:}$ Giãi phương trình:
$e,$ $(x+2)^2+(x+3)^3+(x+4)^4=2$ $(1)$

Cách không hay lắm.
Đặt $t=x+3,$ ta có:
$(1)$ $\Leftrightarrow$ $(t-1)^2+t^3+(t+1)^4=2$

$\Leftrightarrow$ $t^2-2t+1+t^3+t^4+4t^3+6t^2+4t+1=2$

$\Leftrightarrow$ $t^4+5t^3+7t^2+2t=0$

$\Leftrightarrow$ $t(t+2)(t^2+3t+1)=0$

$\Leftrightarrow$ $(x+3)(x+5)(x^2+9x+19)=0$

$\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x+3=0\\ x+5=0\\ x^2+9x+19=0 \end{bmatrix}$

$\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=-3\\ x=-5\\ x=\frac{\sqrt{5}-9}{2}\\ x=-\frac{\sqrt{5}+9}{2} \end{bmatrix}$
Vậy ..........

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hoang Huy Thong: 21-01-2013 - 22:55


#83
Oral1020

Oral1020

    Thịnh To Tướng

  • Thành viên
  • 1225 Bài viết
3c)
$\text{pt} \Longleftrightarrow (x+8)(2x+5)(2x^2+35x+120)$
$\Longleftrightarrow \begin{bmatrix}
x+8=0\\2x+5=0
\\2x^2+35x+120=0

\end{bmatrix}$
$\Longleftrightarrow \begin{bmatrix}
x=-8\\x=\dfrac{-5}{2}
\\x=-\dfrac{1}{4}(35+\sqrt{265}) \\ x=\dfrac{1}{4}(\sqrt{265}-35)

\end{bmatrix}$

"If I feel unhappy,I do mathematics to become happy.


If I feel happy,I do mathematics to keep happy."

Alfréd Rényi

Hình đã gửi


#84
Tienanh tx

Tienanh tx

    $\Omega \textbf{Bùi Tiến Anh} \Omega$

  • Thành viên
  • 360 Bài viết

1a) :D
$(x^2+x+1)(x^8-x^7+x^5-x^4+x^3-x+1)$
b)$(x^2-5x-4)(x^5-5x+4)$
c)$(x-3)(x-2)(2x^2-9x+1945)$
d)$(2x-3y-1)(x-2y+5)$
e)$4abc$
f)$3(x-y)(y-z)(z-x)$


Bạn làm rõ ra nhé, ở để bài mình có ghi mà ?? :excl: :excl: :excl: :luoi:

$\cdot$ $( - 1) = {( - 1)^5} = {( - 1)^{2.\frac{5}{2}}} = {\left[ {{{( - 1)}^2}} \right]^{\frac{5}{2}}} = {1^{\frac{5}{2}}} =\sqrt{1}= 1$

$\cdot$ $\dfrac{0}{0}=\dfrac{100-100}{100-100}=\dfrac{10.10-10.10}{10.10-10.10}=\dfrac{10^2-10^2}{10(10-10)}=\dfrac{(10-10)(10+10)}{10(10-10)}=\dfrac{20}{10}=2$

$\cdot$ $\pi\approx 2^{5^{0,4}}-0,6-\left(\frac{0,3^{9}}{7}\right)^{0,8^{0,1}}$

$\cdot$ $ - 2 = \sqrt[3]{{ - 8}} = {( - 8)^{\frac{1}{3}}} = {( - 8)^{\frac{2}{6}}} = {\left[ {{{( - 8)}^2}} \right]^{\frac{1}{6}}} = {64^{\frac{1}{6}}} = \sqrt[6]{{64}} = 2$

 

 

 

 


#85
DarkBlood

DarkBlood

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 619 Bài viết

Bài 5: Cho $BEDF$ là hình thoi nội tiếp tam giác $ABC$ $(E\in AB;$ $D\in AC;$ $F\in BC).$ Biết $BC=a;$ $AB=c,$ tính $BE$ theo $a,$ $c.$

Còn 2 bài chưa ai làm mình sửa nốt luôn nha.
Hình đã gửi
Dễ thấy $\bigtriangleup AED\sim \bigtriangleup DFC$
$\Rightarrow \frac{AD}{DE}=\frac{DC}{CF}$

$\Rightarrow \frac{AD}{DC}=\frac{DE}{CF}$ $(1)$

Xét $\bigtriangleup ABC,$ $ED//BC,$ ta có:

$\frac{AD}{DC}=\frac{AE}{BE}$ $(2)$

Từ $(1),$ $(2),$ ta có:
$\frac{DE}{CF}=\frac{AE}{BE}$

$\Leftrightarrow \frac{BE}{CF}=\frac{AE}{BE}$

$\Leftrightarrow BE^2=CF.AE$

$\Leftrightarrow BE^2=(BC-BF)(AB-BE)=(BC-BE)(AB-BE)$

$\Leftrightarrow BE^2=AB.BC-BE(AB+BC)+BE^2$

$\Leftrightarrow BE=\frac{AB.BC}{AB+BC}=\frac{ac}{a+c}$


Bài 6: Cho $A=\frac{2}{1}.\frac{4}{3}.\frac{6}{5}...\frac{200}{199}.$ Chứng minh rằng $14<A<20.$

Đầu tiên ta chứng minh $A>14.$
Nhận xét: Ta có bất đẳng thức $\frac{k+1}{k}>\frac{k+2}{k+1}$ $(k\in N*),$ thật vậy:

$\frac{k+1}{k}>\frac{k+2}{k+1}$

$\Leftrightarrow \frac{k+1}{k}-\frac{k+2}{k+1}>0$

$\Leftrightarrow \frac{1}{k(k+1)}>0$ $($Luôn đúng vì $k\in N*)$

Do đó:
$A>\frac{3}{2}.\frac{5}{4}.\frac{7}{6}...\frac{201}{200}$

$\Rightarrow A^2>\left ( \frac{3}{2}.\frac{5}{4}.\frac{7}{6}...\frac{201}{200} \right )\left ( \frac{2}{1}.\frac{4}{3}.\frac{6}{5}...\frac{200}{199} \right )$

$\Rightarrow A^2>\frac{2}{1}.\frac{3}{2}.\frac{4}{3}.\frac{5}{4}.\frac{6}{5}...\frac{200}{199}.\frac{201}{200}=201$

$\Rightarrow A>\sqrt{201}>14$

Tương tự để chứng minh $A<20$ ta sử dụng bất đẳng thức $\frac{k+1}{k}<\frac{k}{k-1}.$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hoang Huy Thong: 22-01-2013 - 21:04


#86
DarkBlood

DarkBlood

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 619 Bài viết

$\mathfrak{Bài toán 1:}$ Phân tích đa thức thành nhân tử: (làm nhiều cách (nếu được), trình bày cụ thể, nêu luôn hướng giãi nhé)
$a,$ $x^{10} + x^5+1$
$b,$ $(x-1)(x-2)(x-3)(x-4)-80$
$c,$ $ 2x^4-19x^3+2002x^2-9779x+11670$
$d,$ $ 2x^2-7xy+6y^2+9x-13y-5$
$e,$ $\sum a(a+b-c)^2+\sum (a+b-c)$
$f,$ $\sum (x-y) ^3$


1a) :D
$(x^2+x+1)(x^8-x^7+x^5-x^4+x^3-x+1)$
b)$(x^2-5x-4)(x^5-5x+4)$
c)$(x-3)(x-2)(2x^2-9x+1945)$
d)$(2x-3y-1)(x-2y+5)$
e)$4abc$
f)$3(x-y)(y-z)(z-x)$

Mình làm rõ hơn nha :)) Theo yêu cầu của bạn tienanh199bp :)
$a,$ $x^{10}+x^5+1$
$=x^{10}-x^7+x^7-x^4+x^5+x^4+x^3-x^3-x^2-x+x^2+x+1$
$=x^7(x-1)(x^2+x+1)+x^4(x-1)(x^2+x+1)+x^3(x^2+x+1)-x(x^2+x+1)+(x^2+x+1)$
$=(x^2+x+1)(x^8-x^7+x^5-x^4+x^3-x+1)$


$b,$ $(x-1)(x-2)(x-3)(x-4)-80$
$=(x^2-5x+4)(x^2-5x+6)-80$
Đặt $x^2-5x+5=t,$ ta có:
$(x-1)(x-2)(x-3)(x-4)-80$
$=(t-1)(t+1)-80$
$=t^2-81$
$=(t+9)(t-9)$
$=(x^2-5x+14)(x^2-5x-4)$

$c,$ $ 2x^4-19x^3+2002x^2-9779x+11670$
$=2x^4-4x^3-15x^3+30x^2+1972x^2-3944x-5835x+11670$
$=2x^3(x-2)-15x^2(x-2)+1972x(x-2)-5835(x-2)$
$=(x-2)(2x^3-15x^2+1972x-5835$
$=(x-2)(2x^3-6x^2-9x^2+27x+1945x-5835)$
$=(x-2)(x-3)(2x^2-9x+1945)$

$d,$ $ 2x^2-7xy+6y^2+9x-13y-5$
$=(2x^2+10x-4xy)+(6y^2-3xy-15y)+(2y-x-5)$
$=2x(x-2y+5)-3y(x-2y+5)-(x-2y+5)$
$=(x-2y+5)(2x-3y-1)$

$e,$ $\sum a(a+b-c)^2+\sum (a+b-c)$
Hình như Thịnh làm sai rồi. http://www.wolframal...t=&equal=Submit

$f,$ $\sum (x-y) ^3$
Ta có hằng đẳng thức khá quen thuộc:
$a^3+b^3+c^3-3abc=(a+b+c)(a^2+b^2+c^2-ab-bc-ca)$
Do đó khi $a+b+c=0$ thì $a^3+b^3+c^3=3abc$
Quay lại bài toán đặt $x-y=a,$ $y-z=b,$ $z-x=c,$ ta có:
$(x-y)^3+(y-z)^3+(z-x)^3$
$=a^3+b^3+c^3$
Nhận thấy: $a+b+c=x-y+y-z+z-x=0$
Nên $(x-y)^3+(y-z)^3+(z-x)^3=3abc=3(x-y)(y-z)(x-z)$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hoang Huy Thong: 22-01-2013 - 21:54


#87
Oral1020

Oral1020

    Thịnh To Tướng

  • Thành viên
  • 1225 Bài viết
@Thong
Mình không sai đâu thông ơi,Tại đề sai nhé.Nếu đề đúng như vậy thì không thể phân tích đươc đúng là:
$a(b+c-a)^2+b(c+a-b)^2+c(a+b-c)^2+(a+b-c)(b+c-a)(c+a-b)$
http://www.wolframal...)(b+c-a)(c+a-b)
---
Bài này mình làm rồi :D
Đặt $b+c-a=x$ $c+a-b=y$ $a+b-c=z$
Từ đây ta rút $a,b,c$ theo $x,y,z$ là làm thôi :D

"If I feel unhappy,I do mathematics to become happy.


If I feel happy,I do mathematics to keep happy."

Alfréd Rényi

Hình đã gửi


#88
Oral1020

Oral1020

    Thịnh To Tướng

  • Thành viên
  • 1225 Bài viết
Bài 6:
a) Vì tứ giác $ABCD$ là hình thang cân nên:
$\widehat{DAB}=\widehat{CBA}$
$\Longrightarrow \widehat{EAB}=\widehat{EBA}$
$\Longrightarrow \Delta{EAB}$ cân tại $E$,mà EM là đường trung tuyến
$\Longrightarrow EM \bot AB$
b)Gọi giao điểm của $EM$ với $DC$ là $N'$,ta có(theo Thalet):
$\frac{AM}{DN'}=\frac{EM}{MN'}=\frac{BM}{CN'}$
Do $AM=BM$
$\Longrightarrow DN'=CN'$
$\Longrightarrow N \equiv N'$
Vậy ....
c)Kẻ $AH \bot DC$
Ta có:
$18=S_{ABCD}=\dfrac{(AB+DC)AH}{2}=\dfrac{(4+8)AH}{2}$
$\Longrightarrow AH=3$
Từ $B$ kẻ $BK \bot DC$
Ta dể dàng tính được $BH=CK=2$
$\Longrightarrow DC=6$
Theo Pytago,ta cũng tính được $AC=3\sqrt{5}$
d)Dễ thấy $\Delta{EAM}=\Delta{ADH}$
$\Longrightarrow S_{EAM}=S_{ADH}=\dfrac{3.2}{2}=3$

"If I feel unhappy,I do mathematics to become happy.


If I feel happy,I do mathematics to keep happy."

Alfréd Rényi

Hình đã gửi


#89
DarkBlood

DarkBlood

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 619 Bài viết

Bài luyện tập số 8

Spoiler


Bài 1: Phân tích đa thức thành nhân tử:
$a)$ $(3x-1)^{m+1}-(3x-1)^m$
$b)$ $(x+y+z)^3-x^3-y^3-z^3$
$c)$ $(x^2+y^2)^3+(z^2-x^2)^3-(y^2+z^2)^3$
$d)$ $(x+1)^4+(x^2+x+1)^2$
$e)$ $2a^2b^2+2b^2c^2+2a^2c^2-a^4-b^4-c^4$
$f)$ $a^3(b^2-c^2)+b^3(c^2-a^2)+c^3(a^2-b^2)$
$h)$ $a(b-c)^2+b(c-a)^2+c(a-b)^2-a^3-b^3-c^3+4abc$

Bài 2:
$1)$ Chứng minh rằng $(x^2+x-1)^{10}+(x^2-x+1)^{10}-2$ chia hết cho $x-1.$
$2)$ Chứng minh rằng không tồn tại số tự nhên nào để giá trị của biểu thức $2n^3-3n^2+n+3$ chia hết cho giá trị của biểu thức $n^2-n.$
$3)$ Khi chia đơn thức $x^8$ cho $x+\frac{1}{2},$ ta được thương là $B(x)$ và dư là số $r_{1}$. Khi chia $B(x)$ cho $x+\frac{1}{2},$ ta được thương là $C(x)$ và dư là số $r_{2}.$ Tính $r_{2}.$

Bài 3:
$1)$ Tìm nghiệm nguyên của phương trình $x^2+y^2=25.$
$2)$ Chứng minh rằng số $A=2^{2^{2005}}+5$ không là số nguyên tố.

Bài 4:
$1)$ Cho $\frac{a}{b+c}+\frac{b}{c+a}+\frac{c}{a+b}=1$.
Chứng minh rằng $\frac{a^2}{b+c}+\frac{b^2}{c+a}+\frac{c^2}{a+b}=0.$

$2)$ Cho $\frac{a}{b-c}+\frac{b}{c-a}+\frac{c}{a-b}=0.$
Chứng minh rằng $\frac{a}{(b-c)^2}+\frac{b}{(c-a)^2}+\frac{c}{(a-b)^2}=0.$

$3)$ Cho $\frac{2y+2z-x}{a}=\frac{2z+2x-y}{b}=\frac{2x+2y-z}{c}$
trong đó $a,$ $b,$ $c,$ $2b+2c-a,$ $2c+2a-b,$ $2a+2b-c$ khác $0.$
Chứng minh rằng $\frac{x}{2b+2c-a}=\frac{y}{2c+2a-b}=\frac{z}{2a+2b-c}.$

$4)$ Cho $\frac{x}{a+2b+c}=\frac{y}{2a+b-c}=\frac{z}{4a-4b+c}.$
Chứng minh rằng nếu $abc$ $\neq $ $0$ và các mẫu thức khác $0$ thì:
$\frac{a}{x+2y+z}=\frac{b}{2x+y-z}=\frac{c}{4x-4y+z}.$

Bài 5: Giải các phương trình sau:
$a)$ $(4-x)^5+(x-2)^5=32$
$b)$ $(x-1)^5+(x+3)^5=242(x+1)$
$c)$ $x^6+x^5+x^4+x^3+x^2+x+1=0$
$d)$ $\frac{x+2}{x^2+2x+4}-\frac{x-2}{x^2-2x+4}=\frac{6}{x(x^4+4x^2+16)}$
$e)$ $\frac{1}{(x+a)^2-1}+\frac{1}{(x+1)^2-a^2}=\frac{1}{x^2-(a+1)^2}+\frac{1}{x^2-(a-1)^2}$ $(a$ là hằng$)$

Bài 6: Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A,$ có $AB=AC=a.$
$a)$ Một hình chữ nhật $APMN$ thay đổi có đỉnh $P$ trên cạnh $AB,$ đỉnh $N$ trên cạnh $AC$ và có chu vi luôn bằng $2a.$ Chứng minh rằng $M$ chuyển động trên một đoạn thẳng cố định.
$b)$ Chứng minh rằng khi hình chữ nhật $APMN$ thay đổi thì các đường thẳng vuông góc kẻ từ $M$ xuống đường chéo $PN$ luôn luôn đi qua một điểm cố định.

Bài 7: Cho tam giác $ABC,$ $E$ trung điểm $AC.$ Lấy $D$ trên $BC$ sao cho $BD=\frac{1}{3}BC,$ lấy điểm $G$ trên cạnh $AE$ sao cho $AG=\frac{1}{3}AE.$ Đoạn thẳng $AD$ cắt $BG,$ $BE$ theo thứ tự ở $M,$ $N.$ Tính diện tích tứ giác $MNEG$ theo diện tích tam giác $ABC.$

Bài 8: Cho hình bình hành $ABCD.$ Qua $A$ kẻ đường thẳng tùy ý cắt $BD,$ $BC,$ $CD$ lần lượt tại $E,$ $K,$ $G.$ Chứng minh:
$a)$ $AE^2=EK.EG$
$b)$ $\frac{1}{AE}=\frac{1}{AK}+\frac{1}{AG}$
$c)$ Khi đường thẳng đi qua $A$ thay đổi thì tích $BK.DG$ có giá trị không đổi.

Bài 9: Chứng minh rằng nếu $a>0,$ $b>0,$ $c>0$ thì
$$\frac{a}{b+c}+\frac{b}{c+a}+\frac{c}{a+b}\geq \frac{3}{2}$$
______________
P/s: Đề khá dài, các bạn cứ thoải mái mà chém. Những bài nào các bạn hoàn thành mình sẽ chuyển thành màu đỏ :)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hoang Huy Thong: 26-01-2013 - 22:11


#90
Oral1020

Oral1020

    Thịnh To Tướng

  • Thành viên
  • 1225 Bài viết
Bài 9:
:D

File gửi kèm


"If I feel unhappy,I do mathematics to become happy.


If I feel happy,I do mathematics to keep happy."

Alfréd Rényi

Hình đã gửi


#91
Oral1020

Oral1020

    Thịnh To Tướng

  • Thành viên
  • 1225 Bài viết
1)
a)$3x(3x-2)(3x-1)^m$
b)$3(x+y)(y+z)(x+z)$
d)$(x^2+2x+2)(2x^2+2x+1)$
e)$-(a-b-c)(a+b-c)(a-b+c)(a+b+c)$
f)$(a-b)(a-c)(b-c)(ab+bc+ac)$
h)$-(a-b-c)(a+b-c)(a-b+c)$
3)
1)
Ta có $25=9^2+4^2=0^2+5^2$
Từ đây dễ thấy $(x;y) \in (4;9)(9;4)(-4;9)(-4;-9)...(0;5)(0;-5)....$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Oral1020: 24-01-2013 - 22:25

"If I feel unhappy,I do mathematics to become happy.


If I feel happy,I do mathematics to keep happy."

Alfréd Rényi

Hình đã gửi


#92
Tienanh tx

Tienanh tx

    $\Omega \textbf{Bùi Tiến Anh} \Omega$

  • Thành viên
  • 360 Bài viết

Bài 5: Giải các phương trình sau:
$a)$ $(4-x)^5+(x-2)^5=32$
$b)$ $(x-1)^5+(x+3)^5=242(x+1)$

______________
P/s: Đề khá dài, các bạn cứ thoải mái mà chém. Những bài nào các bạn hoàn thành mình sẽ chuyển thành màu đỏ :)

a, Đặt : $t=(x+1)$ áp dụng Hằng đẵng thức $(a+b)^5$
b, Đặt : Tương tự

$\cdot$ $( - 1) = {( - 1)^5} = {( - 1)^{2.\frac{5}{2}}} = {\left[ {{{( - 1)}^2}} \right]^{\frac{5}{2}}} = {1^{\frac{5}{2}}} =\sqrt{1}= 1$

$\cdot$ $\dfrac{0}{0}=\dfrac{100-100}{100-100}=\dfrac{10.10-10.10}{10.10-10.10}=\dfrac{10^2-10^2}{10(10-10)}=\dfrac{(10-10)(10+10)}{10(10-10)}=\dfrac{20}{10}=2$

$\cdot$ $\pi\approx 2^{5^{0,4}}-0,6-\left(\frac{0,3^{9}}{7}\right)^{0,8^{0,1}}$

$\cdot$ $ - 2 = \sqrt[3]{{ - 8}} = {( - 8)^{\frac{1}{3}}} = {( - 8)^{\frac{2}{6}}} = {\left[ {{{( - 8)}^2}} \right]^{\frac{1}{6}}} = {64^{\frac{1}{6}}} = \sqrt[6]{{64}} = 2$

 

 

 

 


#93
Oral1020

Oral1020

    Thịnh To Tướng

  • Thành viên
  • 1225 Bài viết
Bài 4)b)từ giả thiết,ta có:
$(\sum \dfrac{a}{b-c})(\sum \dfrac{1}{b-c})=0$
biển đổi,ta được:
$(\sum \dfrac{a}{(b-c)^2})(\sum \dfrac{a+b}{(b-c)(c-a)})=0$
$\Longrightarrow ...$
a)Nhân cả hai vế với $(a+b+c)$ và biến đổi,ta co $\text{đpcm}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Oral1020: 24-01-2013 - 22:30

"If I feel unhappy,I do mathematics to become happy.


If I feel happy,I do mathematics to keep happy."

Alfréd Rényi

Hình đã gửi


#94
Tienanh tx

Tienanh tx

    $\Omega \textbf{Bùi Tiến Anh} \Omega$

  • Thành viên
  • 360 Bài viết
Bài 2b, Đạt phép chia ta được dư là $3 = const$ $\Longrightarrow$ $n \in \varnothing $

$\cdot$ $( - 1) = {( - 1)^5} = {( - 1)^{2.\frac{5}{2}}} = {\left[ {{{( - 1)}^2}} \right]^{\frac{5}{2}}} = {1^{\frac{5}{2}}} =\sqrt{1}= 1$

$\cdot$ $\dfrac{0}{0}=\dfrac{100-100}{100-100}=\dfrac{10.10-10.10}{10.10-10.10}=\dfrac{10^2-10^2}{10(10-10)}=\dfrac{(10-10)(10+10)}{10(10-10)}=\dfrac{20}{10}=2$

$\cdot$ $\pi\approx 2^{5^{0,4}}-0,6-\left(\frac{0,3^{9}}{7}\right)^{0,8^{0,1}}$

$\cdot$ $ - 2 = \sqrt[3]{{ - 8}} = {( - 8)^{\frac{1}{3}}} = {( - 8)^{\frac{2}{6}}} = {\left[ {{{( - 8)}^2}} \right]^{\frac{1}{6}}} = {64^{\frac{1}{6}}} = \sqrt[6]{{64}} = 2$

 

 

 

 


#95
Oral1020

Oral1020

    Thịnh To Tướng

  • Thành viên
  • 1225 Bài viết
2)a:
Dễ thấy $x=1$ là nghiệm của đa thức nên $\Longrightarrow ...$
3b)Vì $2005$ chia cho $4$ dư $1$ nên có dạng $4a+1$
Ta có $2^{4a+1}=16^a.2=....2$
Vậy $2^{2005}$ có tận cùng là $2$ nên co dạng $10k+2$,ta có:
$2^{10k+2}+5=1204^k.4+5$
Vì $1024$ chia $3$ dư $1$ nên có dạng $3t+1$,vậy ta có:
$1024^k.4+5=3A+4+5=3(A+3) \vdots 3$
$\Longrightarrow ..$

"If I feel unhappy,I do mathematics to become happy.


If I feel happy,I do mathematics to keep happy."

Alfréd Rényi

Hình đã gửi


#96
Oral1020

Oral1020

    Thịnh To Tướng

  • Thành viên
  • 1225 Bài viết
Bài 8:a)
Theo định lí Thalet,ta có:
$\dfrac{EK}{AE}=\dfrac{EB}{DE}$
$\Longleftrightarrow EK=\dfrac{AE.EB}{DE}$
Lại theo Thalet,ta có:
$\dfrac{GE}{AE}=\dfrac{DE}{EB}$
$\Longleftrightarrow GE=\dfrac{AE.DE}{EB}$
Nhân vế theo vế,ta có đpcm
b)Theo định lí Thalet,ta có:
$\oplus \dfrac{AE}{AK}=\dfrac{DE}{DB}$
$\oplus \dfrac{AE}{AG}=\dfrac{EB}{DB}$
$\Longrightarrow \dfrac{AE}{AK}+\dfrac{AE}{AG}=1$
$\Longleftrightarrow \dfrac{1}{AK}+\dfrac{1}{AG}=\dfrac{1}{AE}$
c)Theo định lí Thalet,ta có:
$\oplus \dfrac{BK}{AD}=\dfrac{BE}{DE} \Longrightarrow BK=\dfrac{AD.BE}{DE}$
$\oplus \dfrac{DG}{AB}=\dfrac{DE}{EB} \Longrightarrow DG=\dfrac{AB.ED}{EB}$
$\Longrightarrow BK.DG=AD.AB=const$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Oral1020: 24-01-2013 - 23:01

"If I feel unhappy,I do mathematics to become happy.


If I feel happy,I do mathematics to keep happy."

Alfréd Rényi

Hình đã gửi


#97
Tienanh tx

Tienanh tx

    $\Omega \textbf{Bùi Tiến Anh} \Omega$

  • Thành viên
  • 360 Bài viết

Bài luyện tập số 8

Spoiler




Bài 5: Giải các phương trình sau:
$d)$ $\frac{x+2}{x^2+2x+4}-\frac{x-2}{x^2-2x+4}=\frac{6}{x(x^4+4x^2+16)}$

______________
P/s: Đề khá dài, các bạn cứ thoải mái mà chém. Những bài nào các bạn hoàn thành mình sẽ chuyển thành màu đỏ :)

Nhận thấy $4x^4+4x^2+16 = (x^2-2x+4)(x^2+2x+4)$
Quy đồng $2$ vế và khữ mẫu, ta được: $(x^3+8)x -(x^3-8)x = 6$
$\Longleftrightarrow$ $...$
$\Longleftrightarrow$ $16x=6$
$\Longrightarrow$ $x=\frac{3}{8}$

$\cdot$ $( - 1) = {( - 1)^5} = {( - 1)^{2.\frac{5}{2}}} = {\left[ {{{( - 1)}^2}} \right]^{\frac{5}{2}}} = {1^{\frac{5}{2}}} =\sqrt{1}= 1$

$\cdot$ $\dfrac{0}{0}=\dfrac{100-100}{100-100}=\dfrac{10.10-10.10}{10.10-10.10}=\dfrac{10^2-10^2}{10(10-10)}=\dfrac{(10-10)(10+10)}{10(10-10)}=\dfrac{20}{10}=2$

$\cdot$ $\pi\approx 2^{5^{0,4}}-0,6-\left(\frac{0,3^{9}}{7}\right)^{0,8^{0,1}}$

$\cdot$ $ - 2 = \sqrt[3]{{ - 8}} = {( - 8)^{\frac{1}{3}}} = {( - 8)^{\frac{2}{6}}} = {\left[ {{{( - 8)}^2}} \right]^{\frac{1}{6}}} = {64^{\frac{1}{6}}} = \sqrt[6]{{64}} = 2$

 

 

 

 


#98
Nguyen Duc Thuan

Nguyen Duc Thuan

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 367 Bài viết

[font='times new roman', ', times, serif} ']Bài 6: Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A,$ có $AB=AC=a.$[/font]
[font='times new roman', ', times, serif} ']$a)$ Một hình chữ nhật $APMN$ thay đổi có đỉnh $P$ trên cạnh $AB,$ đỉnh $N$ trên cạnh $AC$ và có chu vi luôn bằng $2a.$ Chứng minh rằng $M$ chuyển động trên một đoạn thẳng cố định.[/font]
[font='times new roman', ', times, serif} ']$b)$ Chứng minh rằng khi hình chữ nhật $APMN$ thay đổi thì các đường thẳng vuông góc kẻ từ $M$ xuống đường chéo $PN$ luôn luôn đi qua một điểm cố định.[/font]



Bài 6a) Do PAPM=2a suy ra AP+AN=a
Từ đó AN=PM=BP
Suy ra PBM vuông cân tại P chứng tỏ M thuộc [BC] const (QED)
b) Ý tưởng : Điểm cố định sẽ là giao 2 đ/t vuông góc vs AB & AC tại B & C (Đang suy nghĩ) :icon2:

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nguyen Duc Thuan: 25-01-2013 - 22:58


#99
Nguyen Duc Thuan

Nguyen Duc Thuan

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 367 Bài viết

P thay đổi cơ mà

Như vậy ko ảnh hưởng gì. M chạy trên đoạn BC khi P chạy trên AB

#100
math1999

math1999

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết
mình gần thi rùi bạn post nhanh giùm nha, mình muốn so sánh kết quả sớm




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh