Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi Olympic Bắc Hưng Hải lần thứ nhất - 2012

bắc hưng hải

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 9 trả lời

#1
sogenlun

sogenlun

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 105 Bài viết

KÌ THI OLYMPIC BẮC HƯNG HẢI NĂM 2012

ĐỀ THI : MÔN TOÁN 11

Thời gian làm bài : 150 phút


Câu I : (2,5đ)
1) Giải phương trình sau :
$$\sqrt{x}+\sqrt[4]{x(1-x)^2}+\sqrt[4]{(1-x)^3} = \sqrt{1-x}+\sqrt[4]{x^2(1-x)}+\sqrt[4]{x^3}$$
2) Giải hệ phương trình
$$\begin{cases} x^3-y^3=28 \\ x^2+3y^2=x-9y \end{cases} $$
Câu II : ( 2,0đ)
Giải các phương trinh sau :
1) $\sin 4(x+\dfrac{\pi}{2})+cos(4x+5\pi)=1+4\sqrt{2}\sin (x-\dfrac{9\pi}{4}) $
2) $3\tan 2x - 4\tan 3x=\tan^2 3x.\tan 2x $
Câu III : (1,5đ)
1) Tính tổng :
$$S = C_{2012}^0+2C_{2012}^1+3C_{2012}^3+...+2012C_{2012}^{2011}+2013C_{2012}^{2012}$$
2) Có bao nhiêu số tự nhiên, mỗi số có $n$ chữ số được tạo thành từ các chữ số $1,2,3$ và mỗi chữ số này đền xuất hiện trong từng số ít nhất $1$ lần ? ( với $n \in \mathbb{N} , n \ge 3$)
Câu IV :(1,5đ)
Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy $ cho tam giác $ABC$ có 2 đỉnh $A,B$ lần lượt nằm trên trục $Ox, Oy$ , điểm $M(2;1)$ là trung điểm $AB$ , trọng tâm $G$ của tam giác $ABC$ nằm trên đường thẳng $2x-3y+8=0$ ,, tam giác $ABC$ có diện tích bằng $3$ và hoành độ đỉnh $C$ nhỏ hơn $-5$.
1) Xác định tọa độ các đỉnh của tam giác $ABC$
2) Phân giác trong $AD$ của tam giác $ABC$ chia tam giác thành hai phần . Tính tỉ số diện tích và tỉ số chu vi của hai phần đó.
Câu V : (1,5đ)
Cho lăng trụ tam giác $ABC.A'B'C'$ có đáy là tam giác đều cạnh $a$, các mặt bên là hình vuông . $M,H$ là trung điểm của $CC',A'B'$
1) Tìm thiết diện của lăng trụ khi cắt bởi mặt phẳng $(P)$ qua $M$ song song với $AH$ và $CB'$.
2) Tính diện tích của thiết diện vừa dựng được theo $a$.
Câu VI : (1,0đ)
Cho $a,b,c>0$ thỏa mãn $(a+b)(b+c)(c+a)=8$.
Tìm giá trị nhỏ nhất của :
$$ E = \dfrac{a^4}{a^3+b^3+16}+ \dfrac{b^4}{b^3+c^3+16}+ \dfrac{c^4}{c^3+a^3+16}$$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi sogenlun: 22-12-2012 - 19:31

Chia sẻ tài liệu ôn thi đại học tại : http://blogtoanli.net


#2
tramyvodoi

tramyvodoi

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1044 Bài viết
Mình xin giải bài hệ như sau:
$\left\{\begin{matrix} x^{3}-y^{3}=28 & \\ x^{2}+3y^{2}=x-9y & \end{matrix}\right.$
Từ phương trình đầu $\Rightarrow x^{3}-1=y^{3}-27$ $(1)$
Từ phương trình sau : $-3x^{2}+3x=9y^{2}+27y$ $(2)$
Cộng $(1)$ theo $(2)$ theo vế ta được $(x-1)^{3}=(y+3)^{3}$
$\Rightarrow x = y + 4$
Thay $x = y + 4$ vào phương trình sau ta tìm được $y$, từ đây tìm được $x$.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tramyvodoi: 22-12-2012 - 20:03


#3
WhjteShadow

WhjteShadow

    Thượng úy

  • Phó Quản lý Toán Ứng dụ
  • 1323 Bài viết

Câu VI : (1,0đ)
Cho $a,b,c>0$ thỏa mãn $(a+b)(b+c)(c+a)=8$.
Tìm giá trị nhỏ nhất của :
$$ E = \dfrac{a^4}{a^3+b^3+16}+ \dfrac{b^4}{b^3+c^3+16}+ \dfrac{c^4}{c^3+a^3+16}$$

Để ý $a^3+b^3+c^3+24=^3+b^3+c^3+3(a+b)(b+c)(c+a)=(a+b+c)^3$, áp dụng bất đẳng thức $Cauchy-Schwarz$ ta có:
$$\dfrac{a^4}{a^3+b^3+16}+ \dfrac{b^4}{b^3+c^3+16}+ \dfrac{c^4}{c^3+a^3+16}\geq \frac{(a^2+b^2+c^2)^2}{2(a^3+b^3+c^3+24)}$$
$$=\frac{(a^2+b^2+c^2)^2}{2(a+b+c)^3}$$
Do $27(a+b)(b+c)(c+a)\leq \left[(a+b)+(b+c)+(c+a)\right]^3=8(a+b+c)^3$ nên $a+b+c\geq 3$. Ta có:
$$E\geq \frac{(a^2+b^2+c^2)^2}{2(a+b+c)^3}\geq \frac{(a+b+c)^4}{18(a+b+c)^3}$$
$$=\frac{1}{18}(a+b+c)\geq \frac{1}{6}$$
Vậy $E_{Min}=\frac{1}{6}$. Đẳng thức xảy ra tại $a=b=c=1$ $\blacksquare$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi WhjteShadow: 22-12-2012 - 19:59

“There is no way home, home is the way.” - Thich Nhat Hanh

#4
maitienluat

maitienluat

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 182 Bài viết
Mình xin giải bài pt:
ĐKXĐ: $0\leq x\leq 1$
Đặt $a= \sqrt[4]{x}$, $b=\sqrt[4]{1-x}$ $\Rightarrow a^{4}+b^{4}=1$
Pt $\Leftrightarrow a^{2}+ab^{2}+b^{3}=b^{2}+a^{2}b+a^{3} \Leftrightarrow (a-b)(a+b)(a+b-1)=0$
Suy ra a=b hoặc a+b=1 (do a,b k đồng thời = 0). Từ đây giải ra ta được nghiệm x của pt ban đầu

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi maitienluat: 22-12-2012 - 22:39


#5
NGOCTIEN_A1_DQH

NGOCTIEN_A1_DQH

    Never Give Up

  • Thành viên
  • 625 Bài viết

Câu V : (1,5đ)
Cho lăng trụ tam giác $ABC.A'B'C'$ có đáy là tam giác đều cạnh $a$, các mặt bên là hình vuông . $M,H$ là trung điểm của $CC',A'B'$
1) Tìm thiết diện của lăng trụ khi cắt bởi mặt phẳng $(P)$ qua $M$ song song với $AH$ và $CB'$.
2) Tính diện tích của thiết diện vừa dựng được theo $a$.



tạm thời mới làm được 1 ý của bài này @@

Hình đã gửi

từ M, kẻ đường thẳng song song với $ CB'$ cắt $B'C'$ tại $N$ và cắt $BB'$ tại $ K$

vì $ K,A,H $ đồng phẳng nên từ $ K $,trong mặt phẳng $ ABB'A'$ ,kẻ đường thẳng song song với $AH $ và cắt $A'B'; AB; AA' $ lần lượt tại $ E,F,I $

vì $ I,M,A,C \in (ACC'A') $ nên IM cắt AB tại G

vậy thiết diện cần tìm chính là ngũ giác $MNEFG $ như trên.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi NGOCTIEN_A1_DQH: 23-12-2012 - 22:46

Em cắm hoa tươi đặt cạnh bàn

Mong rằng toán học bớt khô khan

Em ơi trong toán nhiều công thức

Cũng đẹp như hoa lại chẳng tàn

#6
Gioi han

Gioi han

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 384 Bài viết

KÌ THI OLYMPIC BẮC HƯNG HẢI NĂM 2012

ĐỀ THI : MÔN TOÁN 11

Thời gian làm bài : 150 phút


Câu III : (1,5đ)
1) Tính tổng :
$$S = C_{2012}^0+2C_{2012}^1+3C_{2012}^3+...+2012C_{2012}^{2011}+2013C_{2012}^{2012}$$
2) Có bao nhiêu số tự nhiên, mỗi số có $n$ chữ số được tạo thành từ các chữ số $1,2,3$ và mỗi chữ số này đền xuất hiện trong từng số ít nhất $1$ lần ? ( với $n \in \mathbb{N} , n \ge 3$)




Ta có mỗi số hạng có dạng:
$(k+1)C^{k}_{n}=kC^{k}_{n} + C^{k}_{n}=nC^{k-1}_{n-1} + C^{k}_{n}$
Tổng $S= 1.C^{1}_{2012} +2 .C^{2}_{2012}+…+ 2011C^{2011}_{2012} + 2012C^{2012}_{2012} + C^{0}_{2012}+ C^{1}_{2012}+…+C^{2011}_{2012}+ C^{2012}{2012}$
$=2012 \sum _{k=0}^{2011}C^{k}_{2011} + \sum _{l=0}^{2012} C^{l}_{2012}$
$=2012.2^{2011}+2^{2012}=2014.2^{2011}$
2,Gọi số lần xuất hiện số 1 là $x_{1}$
số lần xuất hiện số 2 là $x_{2}$
số lần xuất hiện số 3 là $x_{3}$
Ta có :$x_{1}+x_{2}+x_{3}=n$
$\Leftrightarrow x_{1}-1 +x_{2}-1 +x_{3}-1 =n-3(1)$
Theo kết quả bài toán chia kẹo của Euler ta có số nghiệm nguyên của pt (1) là:
$C^{2}_{n-1}$hay có $C^{2}_{n-1}$ số tự nhiên thoả mãn yêu cầu đề bài.


#7
hoangtrong2305

hoangtrong2305

    Trảm phong minh chủ

  • Phó Quản lý Toán Ứng dụ
  • 861 Bài viết

Câu II : ( 2,0đ)
Giải các phương trinh sau :
1) $\sin 4(x+\dfrac{\pi}{2})+cos(4x+5\pi)=1+4\sqrt{2}\sin (x-\dfrac{9\pi}{4}) $


$\sin 4(x+\dfrac{\pi}{2})+\cos(4x+5\pi)=1+4\sqrt{2}\sin (x-\dfrac{9\pi}{4}) $

$\Leftrightarrow \sin (4x+2\pi)+\cos(4x+5\pi)=1+4\sqrt{2}\sin (x-\dfrac{9\pi}{4})$

$\Leftrightarrow \sin 4x-\cos 4x=1+4\sin x-4\cos x$

$\Leftrightarrow 2\sin 2x\cos 2x-2\cos^{2}2x=4(\sin x-\cos x)$

$\Leftrightarrow \cos 2x(\sin 2x-\cos 2x)=2(\sin x-\cos x)$

$\Leftrightarrow (\cos x-\sin x)(\cos x+\sin x)(\sin 2x-\cos 2x)+2(\cos x-\sin x)=0$

$\Leftrightarrow (\cos x-\sin x)[(\cos x+\sin x)(\sin 2x-\cos 2x)+2]=0$

$\Leftrightarrow \begin{bmatrix} \cos x=\sin x\Leftrightarrow x=\frac{\pi}{4}+k\pi\\ (\cos x+\sin x)(\sin 2x-\cos 2x)+2=0 \end{bmatrix}$

Xét phương trình $(\cos x+\sin x)(\sin 2x-\cos 2x)+2=0$

$\Leftrightarrow -2\cos(x-\frac{\pi}{4})\cos(2x+\frac{\pi}{4})+2=0$

$\Leftrightarrow -\cos 3x-\cos(x+\frac{\pi}{2})+2=0$

$\Leftrightarrow \sin x-\cos 3x=-2$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \sin x=-1\\ -\cos 3x=-1 \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=-\frac{\pi}{2}+k2\pi\\ x=\frac{k2\pi}{3} \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow x \in \phi$

Vậy phương trình có nghiệm $x=\frac{\pi}{4}+k\pi;k \in \mathbb{Z}$

Toán học là ông vua của mọi ngành khoa học.

Albert Einstein

(1879-1955)

Hình đã gửi


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Click xem Đạo hàm, Tích phân ứng dụng được gì?

và khám phá những ứng dụng trong cuộc sống


#8
tinhyeutuoitre

tinhyeutuoitre

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 32 Bài viết

tạm thời mới làm được 1 ý của bài này @@

Hình đã gửi

từ M, kẻ đường thẳng song song với $ CB'$ cắt $B'C'$ tại $N$ và cắt $BB'$ tại $ K$

vì $ K,A,H $ đồng phẳng nên từ $ K $,trong mặt phẳng $ ABB'A'$ ,kẻ đường thẳng song song với $AH $ và cắt $A'B'; AB; AA' $ lần lượt tại $ E,F,I $

vì $ I,M,A,C \in (ACC'A') $ nên IM cắt AB tại G

vậy thiết diện cần tìm chính là ngũ giác $MNEFG $ như trên.

đề bài cho M là trung điểm của CC' , và H là trung điểm của A'B' cơ mà, bạn vẽ nhầm rồi. mong bạn vẽ lại hình và chứng minh lại cho mọi người cùng xem

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tinhyeutuoitre: 26-12-2012 - 20:17

TÌNH YÊU TOÁN CŨNG ĐẾN TỪ TRÁI TIM

#9
NGOCTIEN_A1_DQH

NGOCTIEN_A1_DQH

    Never Give Up

  • Thành viên
  • 625 Bài viết

đề bài cho M là trung điểm của CC' , và H là trung điểm của A'B' cơ mà, bạn vẽ nhầm rồi. mong bạn vẽ lại hình và chứng minh lại cho mọi người cùng xem


xin lỗi mọi người mình ghi nhầm đỉnh, hình trên đổi chỗ đỉnh $ C $ cho $ B $ và $ C'$ cho $B' $
Em cắm hoa tươi đặt cạnh bàn

Mong rằng toán học bớt khô khan

Em ơi trong toán nhiều công thức

Cũng đẹp như hoa lại chẳng tàn

#10
minhtuyb

minhtuyb

    Giả ngu chuyên nghiệp

  • Thành viên
  • 470 Bài viết

Gọi số lần xuất hiện số 1 là $x_{1}$
số lần xuất hiện số 2 là $x_{2}$
số lần xuất hiện số 3 là $x_{3}$
Ta có :$x_{1}+x_{2}+x_{3}=n$
$\Leftrightarrow x_{1}-1 +x_{2}-1 +x_{3}-1 =n-3(1)$
Theo kết quả bài toán chia kẹo của Euler ta có số nghiệm nguyên của pt (1) là:
$C^{2}_{n-1}$hay có $C^{2}_{n-1}$ số tự nhiên thoả mãn yêu cầu đề bài.

Bài toán chia kẹo không áp dụng được trong trường hợp này bởi vì hai số có các chữ số khác nhau nhưng có thứ tự khác nhau vẫn đc coi là 2 nghiệm khác nhau của bài toán.
---
- Tổng số các số có $n$ chữ số tạo bởi ba chữ số $1,2,3: 3^n$ số
- Số các số có $n$ chữ số mà không bao gồm chữ số 1 (chỉ bao gồm số 2 và 3): $2^n$ số
- Số các số có $n$ chữ số mà không bao gồm chữ số 2 (chỉ bao gồm số 1 và 3): $2^n$ số
- Số các số có $n$ chữ số mà không bao gồm chữ số 3 (chỉ bao gồm số 1 và 2): $2^n$ số
- Số các số có $n$ chữ số mà không bao gồm chữ số 1 và 2: 1 số
- Số các số có $n$ chữ số mà không bao gồm chữ số 2 và 3: 1 số
- Số các số có $n$ chữ số mà không bao gồm chữ số 3 và 1: 1 số
Theo nguyên lí bao gồm và loại trừ thì nghiệm của bài toán là:
$$d=3^n-3(2^n-1)$$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi minhtuyb: 29-12-2012 - 17:47

Phấn đấu vì tương lai con em chúng ta!




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh