Đến nội dung

Hình ảnh

$\frac{h_a}{l_a}+\frac{h_b}{l_b}+\frac{h_c}{l_c}\geq \sqrt[3]{\frac{2r}{R}}$

gọi a b c là dộ dài các cạnh bc ca ab của tam giác abc

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
prince123456

prince123456

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 108 Bài viết
Gọi a, b, c là dộ dài các cạnh BC, CA, AB của tam giác ABC và ha,hb,hc là độ dài các đường cao tương ứng với 3 cạnh đó; la, lb, lc là độ dài các đường phân giác xuất phát từ các đỉnh A, B, C; r, R lần lượt là bán kinhs đường tròn nội tiếp và ngoai tiếp tam giác ABC. Chứng minh rằng :
$\frac{h_a}{l_a}+\frac{h_b}{l_b}+\frac{h_c}{l_c}\geq 3 \sqrt[3]{\frac{2r}{R}}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi prince123456: 05-01-2013 - 06:41


#2
Beautifulsunrise

Beautifulsunrise

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 450 Bài viết

Gọi a, b, c là dộ dài các cạnh BC, CA, AB của tam giác ABC và ha,hb,hc là độ dài các đường cao tương ứng với 3 cạnh đó; la, lb, lc là độ dài các đường phân giác xuất phát từ các đỉnh A, B, C; r, R lần lượt là bán kinhs đường tròn nội tiếp và ngoai tiếp tam giác ABC. Chứng minh rằng :
$\frac{h_a}{l_a}+\frac{h_b}{l_b}+\frac{h_c}{l_c}\geq \sqrt[3]{\frac{2r}{R}}$

I. Phân tích tìm cách giải:
Với dạng bài tập này cách gần gũi nhất là chuyển về đại số mà nghiên cứu dần.
II. Làm đến bước 1:
Ta có:
$\frac{{{h_a}}}{{{l_a}}} = \frac{{\frac{{2\sqrt {p(p - a)(p - b)(p - c)} }}{a}}}{\frac{2\sqrt{bcp(p-a)}}{b+c}} = \frac{{b + c}}{a}.\sqrt {\frac{{(p - b)(p - c)}}{{bc}}}$.
$\frac{{2r}}{R} = \frac{{\frac{{2\sqrt {p(p - a)(p - b)(p - c)} }}{p}}}{{\frac{{abc}}{{4\sqrt {p(p - a)(p - b)(p - c)} }}}} = \frac{{8(p - a)(p - b)(p - c)}}{{abc}}$.
Bài toán đưa về chứng minh BĐT:
$\frac{{b + c}}{a}.\sqrt {\frac{{(p - b)(p - c)}}{{bc}}} + \frac{{c + a}}{b}.\sqrt {\frac{{(p - c)(p - a)}}{{ca}}} + \frac{{a + b}}{c}.\sqrt {\frac{{(p - a)(p - b)}}{{ab}}} \ge 2.\sqrt[3]{{\frac{{(p - a)(p - b)(p - c)}}{{abc}}}}$.
Đến đây mình không làm được.^^
III. Khai thác và mở rộng bài toán:
Thiết lập những cái tương tự cho các đại lượng $h_a,~h_b,~h_c,~l_a,~l_b,~l_c,~m_a,~m_b,~m_c$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Beautifulsunrise: 04-01-2013 - 13:51


#3
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết

$\frac{{{h_a}}}{{{l_a}}} = \frac{{\frac{{2\sqrt {p(p - a)(p - b)(p - c)} }}{a}}}{{2.\sqrt {\frac{{bcp(p - a)}}{{b + c}}} }} = \frac{{\sqrt {(b + c)(p - b)(p - c)} }}{{a\sqrt {bc} }}$.
....................................................................

Công thức chỗ tô đỏ sai thì sao làm ra được ? Công thức đường phân giác trong phải là $l_{a}=\frac{2\sqrt{bcp(p-a)}}{b+c}$,việc chứng minh còn lại không khó.
Ta cũng có 1 bài toan nhỏ khác là chứng minh $\frac{h_{a}}{l_{a}} \ge \sqrt{\frac{2r}{R}}$ và 1 BĐT tương tự cho $m_{a};m_{b};m_{c}$ là :
Chứng minh $\frac{m_{a}}{h_{a}}+\frac{m_{b}}{h_{b}}+\frac{m_{c}}{h_{c}} \le 1+\frac{R}{r}$.
:)
-----------------------------
Beautifulsunrise: Mình đã sửa rồi nhưng với mình vẫn còn khó. mình không làm được ^^.

Dark templar:Ta đánh giá BĐT đó ra là $\frac{h_{a}}{l_{a}} \ge \frac{\sqrt{(p-b)(p-c)}}{2}$ bằng AM-GM,rồi AM-GM luôn 3 thừa số này. :) Thật ra đề bài cho thiếu số 3 bên VP.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dark templar: 04-01-2013 - 19:05

"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#4
prince123456

prince123456

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 108 Bài viết
đề sửa lại rồi :ohmy:

#5
Beautifulsunrise

Beautifulsunrise

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 450 Bài viết

1 BĐT tương tự cho $m_{a};m_{b};m_{c}$ là :
Chứng minh $\frac{m_{a}}{h_{a}}+\frac{m_{b}}{h_{b}}+\frac{m_{c}}{h_{c}} \le 1+\frac{R}{r}$.
:)

Tóm tắt lời giải:
BT.JPG
Để chứng minh công thức $\frac{m_{a}}{h_{a}}+\frac{m_{b}}{h_{b}}+\frac{m_{c}}{h_{c}} \le 1+\frac{R}{r}$, ta không cần phải chuyển qua đại số mà cần lưu ý 1 chút xíu:
$m_a - R \le OM$
Và do vậy nên: $am_a + bm_b + cm_c - R(a + b +c) \le 2S$ chia cả 2 vế cho 2S ta có ngay đpcm.

#6
Forgive Yourself

Forgive Yourself

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 473 Bài viết

Gọi a, b, c là dộ dài các cạnh BC, CA, AB của tam giác ABC và ha,hb,hc là độ dài các đường cao tương ứng với 3 cạnh đó; la, lb, lc là độ dài các đường phân giác xuất phát từ các đỉnh A, B, C; r, R lần lượt là bán kinhs đường tròn nội tiếp và ngoai tiếp tam giác ABC. Chứng minh rằng :
$\frac{h_a}{l_a}+\frac{h_b}{l_b}+\frac{h_c}{l_c}\geq 3 \sqrt[3]{\frac{2r}{R}}$

Sử dụng các công thức tính độ dài đường cao và đường phân giác của một tam giác theo độ dài các cạnh:
$h_a=\frac{2}{a}\sqrt{p(p-a)(p-b)(p-c)}$
$l_a=\frac{2\sqrt{bc}}{b+c}\sqrt{p(p-a)}$
trong đó $p=\frac{1}{2}(a+b+c)$, ta được:
$\frac{h_a}{l_a}=\frac{b+c}{a\sqrt{bc}}\sqrt{(p-b)(p-c)}$ và hai hệ thức tương tự:
$\frac{h_b}{l_b}=\frac{c+a}{b\sqrt{ca}}\sqrt{(p-c)(p-a)}$
$\frac{h_c}{l_c}=\frac{a+b}{c\sqrt{ab}}\sqrt{(p-a)(p-b)}$
Từ đó, áp dụng bất đẳng thức $Cauchy$, ta được (với $S$ là diện tích tam giác):
$\frac{h_a}{l_a}+\frac{h_b}{l_b}+\frac{h_c}{l_c}\geq 3\sqrt[3]{\frac{(b+c)(c+a)(a+b)(p-a)(p-b)(p-c)}{a^2b^2c^2}}\geq 3\sqrt[3]{\frac{8S^2}{pabc}}=3\sqrt[3]{\frac{2r}{R}}$
(vì $(b+c)(c+a)(a+b) \geq 8abc$)
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi a=b=c, lúc đó $\Delta ABC$ đều.

#7
prince123456

prince123456

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 108 Bài viết

Sử dụng các công thức tính độ dài đường cao và đường phân giác của một tam giác theo độ dài các cạnh:
$h_a=\frac{2}{a}\sqrt{p(p-a)(p-b)(p-c)}$
$l_a=\frac{2\sqrt{bc}}{b+c}\sqrt{p(p-a)}$
trong đó $p=\frac{1}{2}(a+b+c)$, ta được:
$\frac{h_a}{l_a}=\frac{b+c}{a\sqrt{bc}}\sqrt{(p-b)(p-c)}$ và hai hệ thức tương tự:
$\frac{h_b}{l_b}=\frac{c+a}{b\sqrt{ca}}\sqrt{(p-c)(p-a)}$
$\frac{h_c}{l_c}=\frac{a+b}{c\sqrt{ab}}\sqrt{(p-a)(p-b)}$
Từ đó, áp dụng bất đẳng thức $Cauchy$, ta được (với $S$ là diện tích tam giác):
$\frac{h_a}{l_a}+\frac{h_b}{l_b}+\frac{h_c}{l_c}\geq 3\sqrt[3]{\frac{(b+c)(c+a)(a+b)(p-a)(p-b)(p-c)}{a^2b^2c^2}}\geq 3\sqrt[3]{\frac{8S^2}{pabc}}=3\sqrt[3]{\frac{2r}{R}}$
(vì $(b+c)(c+a)(a+b) \geq 8abc$)
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi a=b=c, lúc đó $\Delta ABC$ đều.


bài làm hơi khó hiểu, và lại còn phải chứng minh thêm bdt phụ nũa. nên ap dung côsi 2 số
cho $\frac{h_{a}}{l_{a}};\frac{h_{b}}{l_{b}};\frac{h_{c}}{l_{c}}$ rùi moi dung cosi 3 số tiếp thì đơn giản hơn.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dark templar: 10-01-2013 - 18:56


#8
Forgive Yourself

Forgive Yourself

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 473 Bài viết

bài làm hơi khó hiểu, và lại còn phải chứng minh thêm bdt phụ nũa. nên ap dung côsi 2 số
cho ha/la , hb/lb, hc/lc rùi moi dung cosi 3 số tiếp thì đơn giản hơn.

Tất nhiên bài toán này có nhiều cách giải khác nhau dựa trên các công thức tính độ dài đường cao và đường phân giác của một tam giác. Không những thế, bài toán này còn có thể tính theo cả góc $A, B$ và $C$. Chẳng hạn: $h_a=bsinC(=csinB),l_a=\frac{2bc}{b+c}cos\frac{A}{2},v.v...$
Tuy nhiên, cuối cùng đều phải sử dụng $BĐT Cauchy$ đối với ba số dương.
Chú ý thêm rằng có hệ thức sau đây giữa $r,R$ và các góc $A, B, C$: $r=4Rsin\frac{A}{2}sin\frac{B}{2}sin\frac{C}{2}$
2) Gọi $AH=h_a$ và $AD=l_a$, ta có $\widehat{HAD}=\frac{1}{2}|\widehat{B}-\widehat{C}|$, do đó:
$\frac{h_a}{l_a}=cos\frac{B-C}{2}$, tương tự $\frac{h_b}{l_b}=cos\frac{C-A}{2}$ và $\frac{h_c}{l_c}=cos\frac{A-B}{2}$
Từ đó: $\frac{h_a}{l_a}+\frac{h_b}{l_b}+\frac{h_c}{l_c}=cos\frac{B-C}{2}+cos\frac{C-A}{2}+cos\frac{A-B}{2}$
Từ kết quả này ta cũng có bất đẳng thức cần tìm...




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh