Đến nội dung

Hình ảnh

Từ hình học phẳng đến hình học không gian

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 1 trả lời

#1
chinhanh9

chinhanh9

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 162 Bài viết
Bài toán (hình học phẳng): Tìm số đường chéo của đa giác $n$ cạnh.
Đây là một bài toán khá đơn giản và quen thuộc.
Cách 1: Dùng tổ hợp
Có $C_{n}^{2}$ cách chọn $2$ điểm từ $n$ điểm, loại đi $n$ cạnh ta được số đường chéo là:
$D=C_{n}^{2}-n= \frac{n(n-3)}{2}$
Cách 2: Dùng quy nạp
Ta phải c/m số đường chéo của đa giác $k$ cạnh $D= \frac{n(n-3)}{2}$.
(Bỏ qua bước cơ sở nhé :mellow: )
Giả sử bài toán đúng khi $n=k$, ta sẽ chứng minh nó cũng đúng khi $n=k+1$. Thật vậy, đa giác chứa $k$ điểm sau khi có thêm một điểm thì số đường chéo sẽ bằng số đường chéo ban đầu cộng với $k-2$ và cộng thêm $1$ (tự suy luận :wub: ), tức là số đường chéo sau là $D'=\frac{\left ( k+1 \right )\left ( k-2 \right )}{2}$ (đpcm).
Sau đây mời các bạn hãy dùng hai cách trên ( 2 kĩ thuật trên) để giải bài toán sau:
Bài toán (hình học không gian): Tìm số đường chéo của một hình lăng trụ có đáy là đa giác có $n$ cạnh (trong đó đường chéo là đường nối hai đỉnh không cùng nằm trên mặt nào của hình lăng trụ).
.........................................................................................................................................................................................
Từ đây ta nhận thấy việc mở rộng và phát triển những bài toán đơn giản đôi khi cho ta những kết quả thật thú vị :lol: :icon12: :angry:
.......................................................................................................................................................................................
Hậu quả từ một phút vu vơ không nghe lời cô giảng :ph34r:

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi chinhanh9: 14-01-2013 - 07:51

>:)  >:)  >:)    HỌC ĐỂ KIẾM TIỀN    >:)  >:)  >:) 


#2
SOYA264

SOYA264

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 179 Bài viết
Hai mặt đáy của lăng trụ sẽ có số đường chéo là: n(n-3)
Xét một mặt của đa giác đáy, cứ mỗi đỉnh sẽ có n-3 đường chéo (với một điểm nằm trên mặt đáy đối diện). Như vậy ta có thêm n.(n-3) đường chéo nửa.
vậy một lăng trụ có đáy là đa giác n cạnh có 2.n(n-3) đường chéo
Không biết điều mình vừa nêu ở trên đã đủ thú vị hay chưa? Hy vọng bạn sẽ cho ý kiến để chúng ta trao đổi thêm :luoi:




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh