Đến nội dung

Hình ảnh

Xác định đường thẳng (d) thỏa điều kiện.....

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
caoduylam

caoduylam

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 38 Bài viết

Cho hàm số $y=\frac{2x+1}{x-1} \left ( C \right )$ và điểm $A\left ( -2;5 \right )$. Xác định đường thẳng $\left ( d \right )$ thỏa điều kiện: $\left ( d \right )$ cắt $\left ( C \right )$ tại $B$ và $C$ sao cho $\Delta ABC$ đều.



#2
SOYA264

SOYA264

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 179 Bài viết

Cho hàm số $y=\frac{2x+1}{x-1} \left ( C \right )$ và điểm $A\left ( -2;5 \right )$. Xác định đường thẳng $\left ( d \right )$ thỏa điều kiện: $\left ( d \right )$ cắt $\left ( C \right )$ tại $B$ và $C$ sao cho $\Delta ABC$ đều.

Xét phép tịnh tiến $\overrightarrow{OI}$ với $I(1;2)$.

Pt tọa độ:

$\left\{\begin{matrix} x=X+1 & \\ y=Y+2 & \end{matrix}\right.$

Ta được $Y=\frac{3}{X}$; $A'(-3;3)$;$B \mapsto B'(b;\frac{3}{b})$;$C \mapsto C'(c;\frac{3}{c})$

Nhìn vào hình vẽ, ta thấy có 1 trường hợp $B,C$ nằm đối xứng qua đt $x+y=0$ đi qua $A$

Khi đó $c=-\frac{3}{b}$ (1)

Lại có: $A'B'$=$B'C'$

$\Leftrightarrow (b+3)^{2}+(\frac{3}{b}-3)^{2}=(b-c)^{2}+(\frac{3}{b}-\frac{3}{c})^{2}$

$\Leftrightarrow b^{2}+\frac{9}{b^{2}}-2bc-\frac{18}{bc}+6b+\frac{18}{c}-18=0$

Từ (1)

$\Leftrightarrow b^{2}+\frac{9}{b^{2}}-6=0$

$\Rightarrow b^{2}=3$

Ta tìm được $B';C'$ là $(\sqrt{3};\sqrt{3});(-\sqrt{3};-\sqrt{3})$ . đt $d$ cần xđ có ảnh đt $d'$ đi qua 2 điểm đó

Đến đây cách làm của mình hơi trâu bò... :mellow:

Xét đt$y=x+6$,pt hoành độ giao điểm:

$x+6=\frac{1}{x}$$\Leftrightarrow x^{2}+6x-3=0\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=-3-\sqrt{12} & \\ x=-3+\sqrt{12} & \end{bmatrix}$

Ta thấy các cặp điểm $(-3-\sqrt{12};\frac{3}{-3-\sqrt{12}})$ với $(-\sqrt{3};-\sqrt{3})$ và $(-3+\sqrt{12};\frac{3}{-3+\sqrt{12}})$ với $(\sqrt{3};\sqrt{3})$ thỏa đk $\Delta A'B'C'$ đều. Nên đt $d$ cần xđ có ảnh là đt đi qua các cặp điểm đó.

Việc còn lại là phải viết ptđt qua $B'C'$ và tìm ảnh của nó qua phép tịnh tiến theo $\overrightarrow{IO}$

P/S:Cách làm trên của mình không tự nhiên nhưng cũng không phải là không có cơ sở :lol:

       Suy cho cùng không được like là điều  tất nhiên....


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi SOYA264: 09-04-2013 - 10:10


#3
chinhanh9

chinhanh9

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 162 Bài viết

- $\lim_{x\to1^{+}}y=+\infty$, $\lim_{x\to1^{-}}y=-\infty$

$\Rightarrow x=1$ là tiệm cận đứng.

- $\lim_{x\to{-\infty}}y=\lim_{x\to{+\infty}}y=2$

$\Rightarrow y=2$ là tiệm cận ngang.

Do đó giao điểm $I(1;2)$ của hai đường tiệm cận là tâm đối xứng của $(C)$.

Giả sử đã dựng được đường thẳng $d$ thỏa mãn yêu cầu đề bài, gọi $J$ là trung điểm của $BC$ thì $J\equiv I$.

Đường thẳng $d$ đi qua điểm $I(1;2)$ và có véctơ pháp tuyến $\vec{IA}=(3;-3)$ nên  $d: x-y+1=0$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi chinhanh9: 09-04-2013 - 00:01

>:)  >:)  >:)    HỌC ĐỂ KIẾM TIỀN    >:)  >:)  >:) 





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh