Đến nội dung

Hình ảnh

DE.AF=DF.AE

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
Sara Micky

Sara Micky

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết

1)cho tam giác ABC  phân giác AD . M là trung điểm AD. Đường tròn đường kính AB cắt đoạn MC tại E. Đường tròn đường kính AC cắt đoạn MB tại F. Chứng minh rằng DE.AF=DF.AE

 

2)Cho tam giác ABC (AB< AC), đường cao BE, CF, trung tuyến AM. Đường thẳng qua A vuông góc AM cắt EF tại K. MK cắt AC tại L. BL cắt đường thẳng qua M sông song  AK tại N . Chứng minh rằng AN//BC

 

3)Cho tam giác ABC vuông tại A. D là điểm sao cho CD vuông góc với BC. M là trung điểm BC. DM cắt AB tại E. F thuộc AD sao cho BF//CE. Chứng minh rằng $BF\perp CF$

 

 4) Cho tam giác ABC, đường tròn nội tiếp (I)  tiếp xúc BC,CA,AB tại D,E,F. EF cắt BC tại G. AM trung tuyến tam giác ABC cắt đường tròn (O) ngoại tiếp ABC tại N khác A. P là hình chiếu của I lên AM. C/M : $\vartriangle IDP \sim \vartriangle MNG$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 30-03-2013 - 15:17


#2
nguyenthehoan

nguyenthehoan

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 392 Bài viết

1)cho tam giác ABC phân giác AD . M là trung điểm AD. Đường tròn đường kính AB cắt đoạn MC tại E. Đường tròn đường kính AC cắt đoạn MB tại F. Chứng minh rằng DE.AF=DF.AE

2)Cho tam giác ABC (AB< AC), đường cao BE, CF, trung tuyến AM. Đường thẳng qua A vuông góc AM cắt EF tại K. MK cắt AC tại L. BL cắt đường thẳng qua M sông song AK tại N . Chứng minh rằng AN//BC

3)Cho tam giác ABC vuông tại A. D là điểm sao cho CD vuông góc với BC. M là trung điểm BC. DM cẳt AB tại E. F thuộc AD sao cho BF//CE. Chứng minh rằng BF vuông góc với CF

4) Cho tam giác ABC, đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc BC,CA,AB tại D,E,F. EF cắt BC tại G. AM trung tuyến tam giác ABC cắt đường tròn (O) ngoại tiếp ABC tại N khác A. P là hình chiếu của I lên AM. C/M : tam giác IDP đồng dạng tam giác MNG


+)Mình làm bài 1.

Ta chỉ xét E, F là giao điểm thứ nhất của MC, MB với các đường tròn.

Gọi E' là điểm trên MC sao cho

$ME'.MC=MA^{2}$

Khi đó

$\Delta MAE'\sim \Delta MCA\Rightarrow \widehat{MCA}=\widehat{MAE'}$

Vẽ $AH$ vuông góc BC.

$\Rightarrow HM^{2}=ME'.MC\Rightarrow \Delta MHE'\sim \Delta MCH$

$\Rightarrow \widehat{ME'H}=\widehat{MHC}=\widehat{MDH}\Rightarrow$ Tứ giác ME'DH nội tiếp.

$\Rightarrow \widehat{DMC}=\widehat{E'HC}=\widehat{DAC}+\widehat{MCA}=\widehat{DAB}+\widehat{MAE'}=\widehat{E'AB}$

Suy ra Tứ giác AE'HB nội tiếp.

Hay $E'\equiv E$.

Vậy $MD^{2}=MA^{2}=ME.MC=MF.MB$ suy ra BFEC nội tiếp

Từ trên ta có $M,D,H,E,F$ đồng viên.

Theo định lí sin ta có

$\frac{DE}{FD}=\frac{\sin \widehat{DME}}{\sin \widehat{DMF}}=\frac{\sin \widehat{AME}}{\sin \widehat{AMF}}$

Mặt khác $\widehat{MEA}=\widehat{MFA}=\frac{\widehat{BAC}}{2}$

Suy ra

$\frac{\sin AME}{\sin \widehat{AMF}}=\frac{AE}{AF}$

Từ đó

$\frac{DE}{DF}=\frac{AE}{AF}$.(dpcm)

1)cho tam giác ABC phân giác AD . M là trung điểm AD. Đường tròn đường kính AB cắt đoạn MC tại E. Đường tròn đường kính AC cắt đoạn MB tại F. Chứng minh rằng DE.AF=DF.AE

2)Cho tam giác ABC (AB< AC), đường cao BE, CF, trung tuyến AM. Đường thẳng qua A vuông góc AM cắt EF tại K. MK cắt AC tại L. BL cắt đường thẳng qua M sông song AK tại N . Chứng minh rằng AN//BC

3)Cho tam giác ABC vuông tại A. D là điểm sao cho CD vuông góc với BC. M là trung điểm BC. DM cẳt AB tại E. F thuộc AD sao cho BF//CE. Chứng minh rằng BF vuông góc với CF

4) Cho tam giác ABC, đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc BC,CA,AB tại D,E,F. EF cắt BC tại G. AM trung tuyến tam giác ABC cắt đường tròn (O) ngoại tiếp ABC tại N khác A. P là hình chiếu của I lên AM. C/M : tam giác IDP đồng dạng tam giác MNG


Bài 2)

Gọi P là giao của EF và BC.Khi đó ta có bổ đề quen thuộc sau

$PH$ vuông góc với $AM$ tại R.

Gọi I,D là giao AH với EF và BC (H là trực tâm ABC)

Q,T là giao AM với PK,BN

Ta có $(AH,ID)=-1$ chiếu xuyên tâm P suy ra $(AR,QM)=-1$

Suy ra $\frac{QR}{QA}=\frac{MR}{MA}\Rightarrow \frac{PR}{AK}=\frac{MR}{MA}$

$\Rightarrow \Delta MRP\sim \Delta MAK\Rightarrow \widehat{AMP}=\widehat{AMK}$

Mà MA vuông góc MN

$\Rightarrow M(BL,TN)=-1$

Mà MB=MC suy ra AN//BC (tính chất hàng điều hoà).

 

Bài 4)

 

Vẽ đường kính DX của (I) Và gọi K là giao của AX và BC

 

Khi đó MD=MK  (Bổ đề quen thuộc)

 

Ta có AD,BE,CF đồng quy suy ra $(GD,CB)=-1$  (hàng điều hoà cơ bản)

 

Mà MB=MC $\Rightarrow MB^{2}=MC^{2}=MD.MG=MK.MG$  (hệ thức Newton)

 

Mà $Mc^{2}=MB.MC=MA.MN$  $\Rightarrow MA.MN=MG.MK$

 

Hay AKNG nội tiếp.

 

Ta có IM//XK (đường trung bình)

 

$\Rightarrow \widehat{IPD}=\widehat{IMD}=\widehat{AKG}=\widehat{MNG}$

 

Lại có $\widehat{PID}=\widehat{NMG}$   (tứ giác IPMD nội tiếp)

 

Suy ra $\Delta IPD\sim \Delta MNG$  (dpcm)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyenthehoan: 30-03-2013 - 22:12


#3
Near

Near

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 10 Bài viết

Bài 3:

Ta có bài toán (*) sau:

Cho (M) dây cung PQ;B thuộc cung nhỏ PQ;E;N thuộc PQ sao cho ME=MN (M là trung điểm của PQ).BE;BM;BN lần lượt cắt (M) tại A;C;F.Gọi D là giao của AF và PQ.

Chứng minh DC là tiếp tuyến của (M).

Thật vậy kẻ DC' là tiếp tuyến của (M);BC' cắt PQ tại M'.Ta sẽ chứng minh M trùng M' hay M' là trung điểm của EN.

Áp dụng định lý Menelaus cho tam giác BAF cát tuyến END có:$\frac{EB}{EA}.\frac{DA}{DF}.\frac{NF}{NB}=1$

Kết hợp với các đẳng thức:

$DC'^2=DF.DA$

$EA.EB=NB.NF(=EP.EQ=NQ.NP)$

Ta được:$\frac{DF}{DC'}=\frac{BE}{BN}$

Lại có:$\frac{DF}{DC'}=\frac{sìnC'D}{sinC'FD}=\frac{sinM'BN}{sinM'BE}$

suy ra $\frac{BE}{BN}=\frac{sinM'BN}{sinM'BE}$ hay $\frac{S_{BEM'}}{S_{BNM'}}=1$.Do đó M' là trung điểm của EN(đccm)

Trở lại với bài toán ban đầu gọi P;Q là giao của  EM với $(M;\frac{AB}{2})$;N là giao của BF và EM ta thấy đây là bài toán (*) trong trường hợp PQ là đường kính của (M).


_____________________I am the heir of L__________________________

#4
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5018 Bài viết

Tất cả các bài toán trên, nên ưu tiên dùng góc định hướng, vì cách chứng minh phụ thuộc hình vẽ. Mình trình bày lời giải dùng góc hình học, còn lời giải bằng góc định hướng thì các bạn tự sửa đổi cho phù hợp ;)

Bài 2: Cách 2:

Từ gt suy ra $\vartriangle ABC$ không cân. Vẽ $KA$ cắt $BC$ tại $D$.

310313_zps43c71536.png

Dễ thấy $M$ là tâm đường tròn đi qua $E,C,F,B$.

Theo bài toán con bướm (tham khảo chứng minh ở đây http://diendantoanho...ng-diểm-của-cd/ ), thì ta có ngay $AK=AD$.

Lại chú ý rằng $MN \parallel AK \Rightarrow M(NAKD)=-1 \Rightarrow M(NALB)=-1 \Rightarrow A(NMLB)=-1$

Mà $BC$ bị $AC,AM,AB$ chắn thành 2 đoạn bằng nhau nên tính chất chùm điều hòa, ta có $AN \parallel BC$.

 


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh